(HBĐT) - Tình trạng hôn nhân cận huyết thống đã khiến nhiều gia đình ở huyện Kim Bôi rơi vào tình trạng, suy giảm sức khoẻ, tăng tỷ lệ bệnh tật và gây suy thoái chất lượng giống nòi .Để ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng này, trong những năm qua, cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Kim Bôi đã triển khai nhiều biện pháp, vận động nhằm làm giảm tình trạng hôn nhân cận huyết, góp phần nâng cao chất lượng dân số. Tuy nhiên vẫn còn những trường hợp “vượt rào cản”, để lại những hậu quả đau lòng.

 

Vượt qua con đường mòn khá hiểm trở cùng cán bộ xã Thượng Tiến đến xóm Vay, chúng tôi đã gặp các cháu nhỏ, là con của những cặp vợ chồng kết hôn cận huyết thống. Bé Bùi Anh Tùng, con trai của anh Bùi Văn Quyết (25 tuổi) và chị Bùi Thị Nguyên (24 tuổi), năm nay 4 tuổi nhưng sức khỏe rất yếu và chậm lớn hơn các bạn cùng trang lứa. Ngoài ra, bé còn mắc chứng bệnh thiếu máu huyết tán ở thể nặng - Thalassemia, một căn bệnh bẩm sinh không thể chữa khỏi.

 

Qua tìm hiểu được biết, anh Quyết và chị Nguyên trước khi kết hôn là quan hệ chú - cháu họ. Căn bệnh bẩm sinh của bé Tùng là hậu quả đau lòng và một trong những nguyên nhân chính gây ra từ cuộc hôn nhân cận huyết thống. Đời sống kinh tế gia đình vốn khó khăn, cả nhà chỉ trông chờ vào mảnh ruộng, mỗi khi trái nắng, trở trời, bé Tùng lại xanh xao, ốm yếu, vợ chồng anh phải bỏ dở công việc đồng áng đưa con lên Bệnh viện Đa khoa tỉnh chữa trị. Dù đã được hưởng ưu đãi của Nhà nước từ Chương trình 135, được hỗ trợ vay vốn từ ngân hàng CSXH, hỗ trợ thẻ BHYT nhưng chi phí cho mỗi lần đưa con lên bệnh viện chăm sóc tốn kém hàng triệu đồng, đó là khoản chi phí quá sức với hoàn cảnh của 2 anh chị. Do sức khỏe ốm yếu, bé Tùng hay mắc thêm các bệnh về hô hấp khiến anh chị luôn trong tình trạng phải vay mượn hàng xóm, láng giềng để có điều kiện đưa con đi chữa trị.

 

Đồng chí Bùi Thanh Thụ, Phó Chủ tịch UBND xã Thượng Tiến cho biết: ”Hôn nhân cận huyết thống là hôn nhân giữa nam và nữ trong cùng họ hàng chưa quá 3 thế hệ. Việc kết hôn cận huyết xưa nay dựa vào phong tục tập quán cũ, bắt nguồn từ thời xa xưa. Chế độ mẫu hệ và chế độ phong kiến coi hôn nhân cận huyết thống như một sinh hoạt bình thường trong đời sống xã hội. Đã có thời anh em, thậm chí chú cháu trong dòng họ lấy nhau để duy trì sự nối dõi, giữ của cải cho dòng họ. Những năm gần đây, nhờ công tác tuyên truyền sâu rộng, những hủ tục ấy đã và đang dần được loại bỏ. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số gia đình nhận thức hạn chế, dẫn đến quản lý con em chưa tốt, để xảy ra “chuyện đã rồi” nên đành phải tiến hành cuộc hôn nhân”.

 

Theo thống kê của phòng LĐ-TB&XH huyện Kim Bôi, năm 2012, huyện có 1 trường hợp kết hôn có quan hệ chú - cháu; năm 2013 có 2 trường hợp hôn nhân cận huyết thống; năm 2014 dù đã quán triệt mãnh mẽ, công tác vận động, tuyên truyền sâu rộng nhưng vẫn có 1 cặp đôi cùng trong dòng họ tổ chức kết hôn, mặc cho cán bộ và mọi người ngăn cấm. Những trường hợp này chủ yếu tập trung ở một số vùng có nhiều đồng bào người dân tộc sinh sống như Thượng Tiến, Vĩnh Tiến, Nuông Dăm, Kim Truy… Mặc dù trường hợp hôn nhân cận huyết chưa ở mức đáng báo động, thế nhưng tình trạng này vẫn tồn tại nhiều năm qua trên địa bàn huyện.

 

Đồng chí Quách Đình Hạnh, Trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện Kim Bôi cho biết: “Hôn nhân cận huyết thống là một trong những vấn nạn đáng lo ngại của xã hội hiện nay. Để nâng cao nhận thức của người dân, ngoài việc tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về Luật Hôn nhân và gia đình cần nâng cao vai trò của các trưởng xóm, trưởng họ trong việc phòng, chống hôn nhân cận huyết tại địa bàn. Ngoài ra, cần xây dựng hương ước, quy ước thôn, bản đủ tính pháp lý và các quy định xử phạt cụ thể, đủ sức răn đe, cùng thống nhất quan điểm để thực hiện, cải thiện chất lượng giống nòi nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống”.

 

                                                                        

 

                                                                    Hoàng Anh

 

 

 

Các tin khác


Mô hình “Bình đẳng trong hôn nhân” hỗ trợ thiết thực cho phụ nữ dân tộc thiểu số

Đồng chí Bùi Thị Dịnh, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Định Cư (Lạc Sơn) cho biết: Định Cư là xã đặc biệt khó khăn của huyện, dân tộc Mường chiếm 90%. Khi được lựa chọn tham gia dự án "Nâng cao quyền năng cho phụ nữ thông qua tiếp cận luật Luật An ninh mạng và Luật Hôn nhân và gia đình”, nhất là thành lập mô hình "Bình đẳng trong hôn nhân” tại xóm Mương Chóng với 30 thành viên tham gia, cùng với công tác tuyên truyền, phổ biến về giới, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình đã giúp nâng cao nhận thức, trình độ cho cán bộ, hội viên phụ nữ (CB, HVPN).

Hiệu quả mô hình câu lạc bộ - “Phụ nữ hội nhập trên môi trường mạng”

Mô hình câu lạc bộ (CLB) "Phụ nữ hội nhập trên môi trường mạng” là 1 trong 2 mô hình cơ bản của dự án "Nâng cao quyền năng cho phụ nữ thông qua tiếp cận Luật An ninh mạng, Luật Hôn nhân và gia đình” do Quỹ JIFF - EU JULE tài trợ. Đây là mô hình tổ chức hoạt động xã hội tình nguyện tại cộng đồng, mục đích nâng cao nhận thức của hội viên phụ nữ và cộng đồng thông qua tiếp cận Luật An ninh mạng. Đồng thời tuyên truyền nâng cao ý thức của cộng đồng và vai trò của mỗi người dân trong công tác phòng, chống lừa đảo, tội phạm trên không gian mạng, xây dựng gia đình hạnh phúc.

Huyện Cao Phong ứng phó với thiên tai bất thường

Thực hiện phương châm chủ động phòng tránh, ứng phó kịp thời, khắc phục nhanh, có hiệu quả với các tình huống bất thường có thể xảy ra trong mùa mưa bão năm nay, các cấp ủy, chính quyền huyện Cao Phong đã chú trọng chỉ đạo công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh khảo sát việc thi hành Luật Công đoàn tại huyện Lương Sơn

Sáng 7/5, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh do đồng chí Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh làm trưởng đoàn đã khảo sát việc tổ chức, thi hành Luật Công đoàn tại Khu công nghiệp Lương Sơn (Lương Sơn).

Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Đà Bắc và các sở, ngành

Ngày 7/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm định các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Đà Bắc, Hội LHPN tỉnh, Hội Đông y tỉnh và Sở Y tế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục