(HBĐT) - LTS: Chăm sóc, đền ơn - đáp nghĩa đối với người có công, thân nhân liệt sĩ vừa là trách nhiệm, vừa là đạo lý của dân tộc Việt Nam. Hướng tới kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh - liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2017), đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BCĐ Chăm sóc người có công và xây dựng điều hành Quỹ “Đền ơn - đáp nghĩa” tỉnh đã dành cho Báo Hòa Bình cuộc phỏng vấn về các hoạt động thiết thực tri ân và chăm lo đời sống gia đình chính sách, người có công với cách mạng.

 

PV: Xin đồng chí đánh giá những kết quả đạt được trong công tác đền ơn đáp nghĩa của tỉnh ta?

 

Đồng chí Bùi Văn Cửu: Trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc, tỉnh Hòa Bình đã động viên hàng chục vạn lượt con em các dân tộc lên đường tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu ở các chiến trường, góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn, thống nhất đất nước. Toàn tỉnh có trên 30.000 người có công với cách mạng, trong đó, 16 cán bộ lão thành cách mạng; 18 cán bộ tiền khởi nghĩa; 231 Bà mẹ Việt Nam anh hùng đã được phong tặng, truy tặng (12 mẹ còn sống); 9 Anh hùng liệt sĩ; 2.022 thương binh, 976 bệnh binh; 5.997 liệt sĩ; 3.280 người bị nhiễm chất độc hóa học và 614 con đẻ phơi nhiễm chất độc hóa học. Hiện có 04 Trung tâm Điều dưỡng thương binh, bệnh binh.

 

Phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, trong những năm qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản nhằm tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác chăm sóc thương binh, liệt sĩ, người có công và phong trào đền ơn - đáp nghĩa để triển khai có hiệu quả chính sách của Đảng, Nhà nước đối với người có công. Đồng thời, tỉnh cũng ban hành nhiều chính sách ưu đãi về đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho con thương - bệnh binh, trợ cấp hàng tháng, BHYT, chăm sóc điều dưỡng sức khỏe, hỗ trợ nhà ở, đồ dùng sinh hoạt, ưu đãi trong GD&ĐT cho con người có công. Việc thực hiện chính sách ưu đãi được quan tâm đầy đủ, kịp thời, không để xảy ra sai phạm, tiêu cực và đơn khiếu nại. Các sở, ban, ngành, tổ chức đoàn thể, cơ quan, đơn vị và nhân dân đã có nhiều hoạt động để giúp đỡ, chăm lo gia đình người có công với cách mạng. Nhiều cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, nhà hảo tâm nhận phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng, nhận đỡ đầu con thương binh, thân nhân liệt sĩ có hoàn cảnh khó khăn. Đến nay, đời sống của các hộ gia đình chính sách được ổn định và từng bước cải thiện. Năm 2016, trong tổng số 9.742 hộ gia đình chính sách được rà soát có 95,7 % hộ mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của người dân trên cùng địa bàn cư trú. Toàn tỉnh có 207/210 xã, phường, thị trấn được công nhận làm tốt phong trào thương binh, liệt sĩ.

 

 

Đoàn viên - thanh niên khối Ngân hàng tỉnh thăm hỏi, tặng quà bà mẹ Việt Nam Anh hùng Đào Thị  Đan, phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình).

 

PV: Với cương vị là Trưởng BCĐ Chăm sóc người có công và xây dựng điều hành Quỹ “Đền ơn - đáp nghĩa” của tỉnh, đồng chí còn những trăn trở gì trong công tác này ?

 

Đồng chí Bùi Văn Cửu: Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác chăm sóc người có công của tỉnh còn một số hạn chế, đó là: Công tác tuyên truyền, vận động ở một số cơ quan, đoàn thể cấp xã chưa sâu, chưa cụ thể đến những người thuộc đối tượng chính sách để họ tự phấn đấu vươn lên. Công tác giải quyết chế độ chính sách của người hoạt động kháng chiến nhiễm chất độc hóa học chưa kịp thời, vẫn còn vướng mắc. Kết quả xã hội hóa công tác chăm sóc người có công, phong trào tình nghĩa chưa cao. Đời sống của một số người có công còn gặp nhiều khó khăn. Điều này thể hiện toàn tỉnh vẫn còn 77 hộ người có công còn ở nhà dột nát có nhu cầu xây dựng nhà ở; 3 xã chưa được công nhận làm tốt công tác thương binh, liệt sĩ; còn 423 hộ thuộc diện khó khăn, chiếm 4,3 % số gia đình hiện đang hưởng chính sách, không bao gồm số hộ có huân, huy chương kháng chiến…

 

PV: Thưa đồng chí, năm 2017, cùng với cả nước, tỉnh ta sẽ có các hoạt động cụ thể như thế nào kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh - liệt sĩ ?

 

Đồng chí Bùi Văn Cửu: Kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh - liệt sĩ là sự kiện lớn của cả nước trong năm 2017. Ngày 30/12/2016, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 135 về tổ chức các hoạt động kỷ niệm ngày Thương binh - liệt sĩ trên địa bàn tỉnh. Đây là dịp để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, ngành, tổ chức đoàn thể, đơn vị, doanh nghiệp và nhân dân trong việc thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi của Đảng, Nhà nước đối với người có công với cách mạng. Thúc đẩy phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn” ngày càng sâu rộng và có hiệu quả ở từng địa phương, cơ sở; huy động mọi nguồn lực của xã hội để hỗ trợ người có công với cách mạng cải thiện nhà ở, phát triển sản xuất, bảo đảm ổn định và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người có công với cách mạng. Qua đó giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

 

Vừa qua, BCĐ Chăm sóc người có công, xây dựng và điều hành Quỹ “Đền ơn - đáp nghĩa” tỉnh đã họp triển khai các hoạt động kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các ngành thành viên. Trong đó, hoạt động kỷ niệm tập trung vào các nội dung chủ yếu như: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống bằng nhiều hình thức phong phú, thiết thực, có hiệu quả. Thực hiện tốt các chính sách, chế độ của Đảng, Nhà nước đối với người có công. Thực hiện tốt công tác chăm sóc đời sống thương bệnh binh, gia đình liệt sĩ và người có công với cách mạng. Tăng cường công tác quản lý nghĩa trang, công trình ghi công liệt sĩ.

 

Về công tác chăm sóc đời sống người có công, phong trào đền ơn - đáp nghĩa tập trung xây dựng các văn bản chỉ đạo, điều hành, tổ chức phát động phong trào ủng hộ, đóng góp xây dựng Quỹ “Đền ơn - đáp nghĩa” bằng nhiều hình thức; chỉ đạo tổ chức rà soát tình trạng nhà ở, đời sống của gia đình người có công và công tác chăm sóc người có công của các xã, phường, thị trấn để có kế hoạch chỉ đạo thực hiện và đánh giá thi đua, khen thưởng; tổ chức phong trào văn hóa, văn nghệ, thể thao chào mừng; tổ chức đoàn công tác thăm viếng nghĩa trang Quốc gia Trường Sơn và Nghĩa trang Đường 9 tỉnh Quảng Trị; tổ chức thăm hỏi, tặng quà gia đình chính sách, người có công; tổ chức đồng loạt dâng hương và thắp nến tri ân các anh hùng liệt sỹ tại các nghĩa trang trên địa bàn toàn tỉnh và tổ chức lễ kỷ niệm hội nghị biểu dương người có công từ tỉnh đến cơ sở…Trong đó, tập trung thực hiện các nhiệm vụ cụ thể như: Huy động mọi nguồn lực để hỗ trợ cho 77 hộ người có công còn ở nhà dột nát có nhu cầu xây dựng nhà ở. Bằng nhiều hình thức để hỗ trợ 423 hộ thuộc diện khó khăn có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình so với dân cư trên cùng địa bàn cư trú. Phấn đấu 100% xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh được công nhận làm tốt công tác thương binh, liệt sĩ. Tiếp tục triển khai, thực hiện tốt các quyết định của Thủ tướng Chính phủ: về Đề án tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ từ nay đến năm 2020 và những năm tiếp theo; về quy định chế độ, chính sách đối với một số đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhưng chưa được hưởng chính sách của Đảng và Nhà nước; Về chế độ chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế sau ngày 30/4/1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc; về chế độ đối với thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến; Về một số chế độ, chính sách đối với dân công hỏa tuyến tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế; Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 25/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường chỉ đạo thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của các bộ, ngành liên quan đến việc giải quyết chính sách, chế độ đối với người có công với cách mạng.

 

Phát huy truyền thống quê hương kiên cường cách mạng, truyền thống, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” và những kết quả đã đạt được trong công tác đền ơn - đáp nghĩa, cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, các tổ chức chính trị xã hội, đơn vị, doanh nghiệp, cán bộ và nhân dân trong tỉnh tiếp tục thực hiện có hiệu quả chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người có công, huy động mọi nguồn lực thiết thực chăm lo hỗ trợ nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần cho người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh.

 

PV: Xin cảm ơn đồng chí!                            

 

                                                                                   Hương Lan

Các tin khác


Mô hình “Bình đẳng trong hôn nhân” hỗ trợ thiết thực cho phụ nữ dân tộc thiểu số

Đồng chí Bùi Thị Dịnh, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Định Cư (Lạc Sơn) cho biết: Định Cư là xã đặc biệt khó khăn của huyện, dân tộc Mường chiếm 90%. Khi được lựa chọn tham gia dự án "Nâng cao quyền năng cho phụ nữ thông qua tiếp cận luật Luật An ninh mạng và Luật Hôn nhân và gia đình”, nhất là thành lập mô hình "Bình đẳng trong hôn nhân” tại xóm Mương Chóng với 30 thành viên tham gia, cùng với công tác tuyên truyền, phổ biến về giới, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình đã giúp nâng cao nhận thức, trình độ cho cán bộ, hội viên phụ nữ (CB, HVPN).

Hiệu quả mô hình câu lạc bộ - “Phụ nữ hội nhập trên môi trường mạng”

Mô hình câu lạc bộ (CLB) "Phụ nữ hội nhập trên môi trường mạng” là 1 trong 2 mô hình cơ bản của dự án "Nâng cao quyền năng cho phụ nữ thông qua tiếp cận Luật An ninh mạng, Luật Hôn nhân và gia đình” do Quỹ JIFF - EU JULE tài trợ. Đây là mô hình tổ chức hoạt động xã hội tình nguyện tại cộng đồng, mục đích nâng cao nhận thức của hội viên phụ nữ và cộng đồng thông qua tiếp cận Luật An ninh mạng. Đồng thời tuyên truyền nâng cao ý thức của cộng đồng và vai trò của mỗi người dân trong công tác phòng, chống lừa đảo, tội phạm trên không gian mạng, xây dựng gia đình hạnh phúc.

Huyện Cao Phong ứng phó với thiên tai bất thường

Thực hiện phương châm chủ động phòng tránh, ứng phó kịp thời, khắc phục nhanh, có hiệu quả với các tình huống bất thường có thể xảy ra trong mùa mưa bão năm nay, các cấp ủy, chính quyền huyện Cao Phong đã chú trọng chỉ đạo công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh khảo sát việc thi hành Luật Công đoàn tại huyện Lương Sơn

Sáng 7/5, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh do đồng chí Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh làm trưởng đoàn đã khảo sát việc tổ chức, thi hành Luật Công đoàn tại Khu công nghiệp Lương Sơn (Lương Sơn).

Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Đà Bắc và các sở, ngành

Ngày 7/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm định các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Đà Bắc, Hội LHPN tỉnh, Hội Đông y tỉnh và Sở Y tế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục