(HBĐT) - Xã Hạ Bì (Kin Bôi) có điểm du lịch suối khoáng tại xóm Mớ Đá, mỗi năm thu hút hàng nghìn lượt khách du lịch đến thăm quan, nghỉ dưỡng. Kéo theo đó, các ngành nghề, dịch vụ, nhất là dịch vụ ăn uống phát triển theo. Tuy nhiên, phía sau đó, công tác quản lý về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) của xã còn nhiều khó khăn.

 

Các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống ở xã Hạ Bì chủ yếu tập trung ở khu du lịch suối khoáng. Ngoài ra, là địa bàn tiếp giáp với thị trấn Bo nên tại khu vực xóm Sào có một số cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống. Theo đồng chí Bùi Thị Hiền, cán bộ phụ trách lĩnh vực ATVSTP, Trạm y tế xã Hạ Bì, được biết: Theo số liệu thống kê, tính đến hết tháng 4/2017, trên địa bàn xã có 55 cơ sở chế biến, kinh doanh thực phẩm có quy mô dưới 50 suất ăn do xã quản lý. Trong đó, 3 cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm; 20 cơ sở kinh doanh thực phẩm tiêu dùng và 32 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống. Hàng năm, xã đề nghị Ban Chỉ đạo ATVSTP huyện tổ chức tập huấn kiến thức, kỹ năng đảm bảo ATVSTP cho các hộ kinh doanh. Đồng thời, Ban Chỉ đạo xã thường xuyên tổ chức các đợt kiểm tra theo kế hoạch và kiểm tra đột xuất các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm trên địa bàn do xã quản lý. Qua đó kịp thời phát hiện, nhắc nhở, chấn chỉnh các cơ sở vi phạm. Nhờ vậy, trong nhiều năm liền, trên địa bàn xã không xảy ra ngộ độc thực phẩm ảnh hưởng đến sức khoẻ, tính mạng người tiêu dùng.

 

Tuy nhiên, theo đồng chí Bùi Ngọc Thảo, Chủ tịch UBND xã Hạ Bì, Trưởng Ban Chỉ đạo đảm bảo ATVSTP xã, mặc dù công tác quản lý đạt được những kết quả đáng ghi nhận; nhận thức, ý thức về đảm bảo ATVSTP của người dân nói chung và các hộ chế biến, kinh doanh thực phẩm nói riêng đã được nâng lên. Trong quá trình chế biến, bảo quản, các chủ hộ kinh doanh đặt yếu tố đảm bảo an toàn lên trên hết. Tuy vậy, trong công tác quản lý, nhất là việc kiểm soát thực phẩm đầu vào tại các cơ sở chế biến, kinh doanh nhỏ do xã quản lý vẫn gặp một số khó khăn nhất định. Trong đó, khó khăn nhất là việc kiểm soát thực phẩm đầu vào như các loại rau, thịt lợn, gà... Các sản phẩm này hầu hết được các nhà hàng, cơ sở kinh doanh, chế biến mua từ chợ về. Do vậy, hầu như không thể kiểm soát được nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm. Ngoài ra, trong quá trình quản lý, theo dõi và nắm bắt, các ngành chức năng phát hiện  một số hộ dân, hộ kinh doanh thực phẩm mang gà, lợn, rau của nhà nuôi trồng ra chợ đổi lấy hàng cùng loại mang về rồi đóng giả là đồng bào dân tộc bán sản vật của địa phương cho khách du lịch, nghỉ dưỡng để ăn chênh lệch giá sản phẩm. Trong đó, phổ biến nhất là việc có người mua gà, trứng ở chợ không rõ nguồn gốc, xuất xứ về cho vào rọ bán cho khách. Việc này tuy chưa gây ra những ảnh hưởng tới sức khoẻ, đời sống của người tiêu dùng nhưng lại trở thành vấn đề đáng ngại khi làm cho người tiêu dùng mất niềm tin, quay lưng với sản vật địa phương của những người buôn bán chân chính. Việc này thuộc thẩm quyền của xã nhưng chúng tôi không kiểm soát được nên chưa xử lý được.

 

Bên cạnh những khó khăn đó, ngay từ đầu năm, UBND xã xây dựng kế hoạch tuyên truyền và phối hợp với đoàn kiểm tra liên ngành của huyện kiểm tra công tác đảm bảo ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh trên địa bàn xã. Tính từ đầu năm đến hết tháng 4/2017, Ban Chỉ đạo đảm bảo ATVSTP xã Hạ Bì đã tổ chức các đợt kiểm tra các cơ sở sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm, trong đó, phát hiện, nhắc nhở 5 cơ sở vi phạm các quy định về đảm bảo an toàn sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm tại địa bàn. Cùng với đó, thông qua hệ thống loa phát thanh, xã tổ chức nhiều đợt tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về công tác đảm bảo ATVSTP. Trạm y tế xã cử cán bộ phụ trách lĩnh vực đảm bảo ATVSTP tham gia 10 cuộc nói chuyện, tuyên truyền các quy định về đảm bảo ATVSTP cho 394 lượt người là chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm; tuyên truyền, vận động hàng nghìn lượt người hạn chế sử dụng thuốc BVTV có hoá chất trong sản xuất, chăn nuôi nhằm đảm bảo ATVSTP ngay từ khâu sản xuất... Nhờ đó, nhận thức, ý thức của người dân nói chung và các hộ kinh doanh thực phẩm của xã Hạ Bì nói riêng được nâng lên đáng kể. Những vi phạm trong lĩnh vực sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm được khắc phục; việc sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp từng bước được hạn chế. Một số hộ bước đầu chuyển sang sử dụng thuốc BVTV có nguồn gốc sinh học, đảm bảo an toàn cho người sử dụng và cho môi trường.

 

 

                                                                                   Mạnh Hùng

Các tin khác


Mô hình “Bình đẳng trong hôn nhân” hỗ trợ thiết thực cho phụ nữ dân tộc thiểu số

Đồng chí Bùi Thị Dịnh, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Định Cư (Lạc Sơn) cho biết: Định Cư là xã đặc biệt khó khăn của huyện, dân tộc Mường chiếm 90%. Khi được lựa chọn tham gia dự án "Nâng cao quyền năng cho phụ nữ thông qua tiếp cận luật Luật An ninh mạng và Luật Hôn nhân và gia đình”, nhất là thành lập mô hình "Bình đẳng trong hôn nhân” tại xóm Mương Chóng với 30 thành viên tham gia, cùng với công tác tuyên truyền, phổ biến về giới, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình đã giúp nâng cao nhận thức, trình độ cho cán bộ, hội viên phụ nữ (CB, HVPN).

Hiệu quả mô hình câu lạc bộ - “Phụ nữ hội nhập trên môi trường mạng”

Mô hình câu lạc bộ (CLB) "Phụ nữ hội nhập trên môi trường mạng” là 1 trong 2 mô hình cơ bản của dự án "Nâng cao quyền năng cho phụ nữ thông qua tiếp cận Luật An ninh mạng, Luật Hôn nhân và gia đình” do Quỹ JIFF - EU JULE tài trợ. Đây là mô hình tổ chức hoạt động xã hội tình nguyện tại cộng đồng, mục đích nâng cao nhận thức của hội viên phụ nữ và cộng đồng thông qua tiếp cận Luật An ninh mạng. Đồng thời tuyên truyền nâng cao ý thức của cộng đồng và vai trò của mỗi người dân trong công tác phòng, chống lừa đảo, tội phạm trên không gian mạng, xây dựng gia đình hạnh phúc.

Huyện Cao Phong ứng phó với thiên tai bất thường

Thực hiện phương châm chủ động phòng tránh, ứng phó kịp thời, khắc phục nhanh, có hiệu quả với các tình huống bất thường có thể xảy ra trong mùa mưa bão năm nay, các cấp ủy, chính quyền huyện Cao Phong đã chú trọng chỉ đạo công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh khảo sát việc thi hành Luật Công đoàn tại huyện Lương Sơn

Sáng 7/5, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh do đồng chí Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh làm trưởng đoàn đã khảo sát việc tổ chức, thi hành Luật Công đoàn tại Khu công nghiệp Lương Sơn (Lương Sơn).

Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Đà Bắc và các sở, ngành

Ngày 7/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm định các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Đà Bắc, Hội LHPN tỉnh, Hội Đông y tỉnh và Sở Y tế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục