(HBĐT) - Năm 2013, Luật Quảng cáo có hiệu lực thi hành; Quy hoạch quảng cáo ngoài trời tỉnh giai đoạn 2013-2020 được xây dựng và triển khai thực hiện; công tác quản lý hoạt động quảng cáo trên địa bàn tỉnh được tăng cường. Tuy nhiên, tình trạng quảng cáo lộn xộn, mất mỹ quan đô thị vẫn diễn ra khá phổ biến, nhất là đối với quảng cáo rao vặt, việc chấp hành pháp luật quảng cáo còn nhiều vấn đề quan tâm.


Đồng chí Bùi Tú Cao, Trưởng phòng Quản lý văn hóa (Sở VH-TT&DL) cho biết: Trên địa bàn tỉnh loại hình quảng cáo biển kích thước lớn không nhiều, chủ yếu là biển tấm nhỏ và quảng cáo rao vặt. Đối với quảng cáo biển tấm lớn được thực hiện nghiêm túc theo quy định, đúng quy trình, thủ tục cấp phép. Nội dung quảng cáo, căn cứ vào quy hoạch quảng cáo ngoài trời của tỉnh nên không có trường hợp vi phạm. Riêng đối với quảng cáo nhỏ và quảng cáo rao vặt hiện nay công tác quản lý còn nhiều bất cập, việc kiểm tra xử phạt hạn chế. Tình trạng vi phạm xảy ra nhiều, nhất là ở các điểm trung tâm như thành phố Hòa Bình, thị trấn Thanh Hà (Lạc Thủy), xã Tú Sơn (Kim Bôi), khu vực chợ Lồ (Tân Lạc), thị trấn Lương Sơn (Lương Sơn), thị trấn Mai Châu (Mai Châu)…


Bảng, biển quảng cáo lộn xộn trên hành lang giao thông quốc lộ 6, đoạn qua xã Mông Hóa (Kỳ Sơn).

Triển khai thực hiện Luật Quảng cáo và các văn bản hướng dẫn thi hành, Sở VH-TT&DL đã tổ chức, chỉ đạo cơ sở tổ chức hoạt động phổ biến, tuyên truyền đến các tổ chức, cá nhân trên địa bàn quản lý. Hàng năm ban hành các văn bản tăng cường công tác quản lý, kiểm tra chấn chỉnh hoạt động quảng cáo trong tỉnh. Qua công tác quản lý cho thấy, việc chấp hành quy định theo Luật Quảng cáo chưa được các tổ chức, cá nhân liên quan thực hiện đúng luật. Theo quy định, tổ chức, cá nhân có nhu cầu thực hiện quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng rôn phải gửi hồ sơ thông báo sản phẩm đến cơ quan có thẩm quyền về quảng cáo của địa phương trước khi thực hiện quảng cáo 15 ngày, tuy nhiên, thực tế việc chấp hành quy định này còn hạn chế. Nhiều trường hợp tự quảng cáo khi chưa có thông báo sản phẩm đến cơ quan có thẩm quyền dẫn đến quảng cáo tràn lan.

Từ năm 2013 đến nay, Sở VH-TT&DL tiếp nhận và thẩm định 616 hồ sơ thông báo sản phẩm quảng cáo, chủ yếu là loại hình quảng cáo bằng băng rôn, phướn, biển quảng cáo với kích thước nhỏ. Bên cạnh đó là những vi phạm về thời gian quảng cáo trên băng rôn, phướn đã hết nhưng không tháo dỡ. Biển quảng cáo đã hết thời gian cho phép quảng cáo nhưng không đến cơ quan có thẩm quyền thông báo xin gia hạn, vẫn tiếp tục quảng cáo. Biển hiệu của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh vi phạm quy định về treo, đặt, kích thước, quy chuẩn kỹ thuật, lấn vỉa hè, lòng đường, ảnh hưởng giao thông công cộng. Quảng cáo rao vặt xuất hiện mọi chỗ như trên tường nhà, tường bao, cột trụ điện, treo cành cây…

Đồng chí Nguyễn Thị Thu Hằng, Trưởng phòng VH-TT huyện Lương Sơn cho biết: Trên cơ sở quy hoạch quảng cáo của huyện nằm trong quy hoạch quảng cáo tổng thể của tỉnh, các hoạt động quảng cáo tuyên truyền nhiệm vụ chính trị của tỉnh, huyện, quảng cáo biển tấm lớn, quảng cáo dịch vụ sinh lời trên địa bàn huyện được quản lý khá tốt. Các đơn vị quảng cáo tuân thủ quy định về vị trí, thời gian quảng cáo, quy trình thẩm định, cấp phép. Bất cập hiện nay là tình trạng quảng cáo tờ rơi, rao vặt khó quản lý. Việc chấp hành quy định về biển hiệu của các tổ chức, cá nhân chưa nghiêm. Hàng năm, Phòng phối hợp với Thanh tra Sở VH-TT&DL tổ chức thanh, kiểm tra, đối với các trường hợp vi phạm chủ yếu nhắc nhở. Thực tế quản lý Nhà nước lĩnh vực quảng cáo của huyện còn khó khăn về kinh phí cho tổ chức hoạt động chưa nhiều, đội ngũ cán bộ thiếu, không có lực lượng thường trực làm nhiệm vụ. Thời gian qua, Phòng đã có các văn bản gửi các xã, thị trấn đôn đốc, nhắc nhở, quán triệt quản lý hoạt động quảng cáo rao vặt, lồng ghép với phong trào xây dựng đời sống văn hoá, xây dựng đường làng, ngõ xóm sạch, đẹp, văn minh. Trong thời gian tới, công tác tuyên truyền, vận động, kiểm tra, xử lý vi phạm tiếp tục được tăng cường thông qua hoạt động lập lại trật tự đô thị, trước mắt tập trung tại các khu trung tâm trên địa bàn.

Trong 4 năm qua, ngành VH-TT&DL đã thực hiện 113 lượt kiểm tra đơn vị thực hiện quảng cáo, lập biên bản vi phạm 4 trường hợp, trong đó 1 trường hợp xử lý cảnh cáo, 3 trường hợp phạt tiền 8 triệu đồng. Nội dung vi phạm chủ yếu không thông báo sản phẩm quảng cáo đến cơ quan có thẩm quyền. Công tác thanh, kiểm tra được ngành VH-TT&DL tăng cường phối hợp với các ngành chức năng, tuy nhiên kết quả thực hiện còn hạn chế, nguyên nhân được đánh giá chủ yếu do khó khăn về kinh phí và nhân lực thực hiện.

Đồng chí Bùi Tú Cao, Trưởng phòng Quản lý văn hoá (Sở VH-TT&DL) cho biết thêm: Để hoạt động quảng cáo từng bước đi vào nề nếp, góp phần đảm bảo trật tự, mỹ quan đô thị, vệ sinh môi trường, Sở đã có tờ trình đề nghị UBND tỉnh ban hành văn bản chỉ đạo tăng cường công tác quản lý hoạt động quảng cáo rao vặt trên địa bàn tỉnh. Trong tháng 6 sẽ rà soát, tiến tới tổ chức các cuộc ra quân xoá quảng cáo rao vặt nơi công cộng. Công tác tuyên truyền các quy định pháp luật về quảng cáo được đẩy mạnh, tăng cường từ cấp xã để nâng cao nhận thức, hiểu biết của người dân trong việc giữ gìn cảnh quan, văn minh đô thị. Từ đó thực hiện các hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm đảm bảo hiệu quả, nghiêm minh theo chế tài đã quy định.

                                                                            Hà Thu


Các tin khác


Mô hình “Bình đẳng trong hôn nhân” hỗ trợ thiết thực cho phụ nữ dân tộc thiểu số

Đồng chí Bùi Thị Dịnh, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Định Cư (Lạc Sơn) cho biết: Định Cư là xã đặc biệt khó khăn của huyện, dân tộc Mường chiếm 90%. Khi được lựa chọn tham gia dự án "Nâng cao quyền năng cho phụ nữ thông qua tiếp cận luật Luật An ninh mạng và Luật Hôn nhân và gia đình”, nhất là thành lập mô hình "Bình đẳng trong hôn nhân” tại xóm Mương Chóng với 30 thành viên tham gia, cùng với công tác tuyên truyền, phổ biến về giới, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình đã giúp nâng cao nhận thức, trình độ cho cán bộ, hội viên phụ nữ (CB, HVPN).

Hiệu quả mô hình câu lạc bộ - “Phụ nữ hội nhập trên môi trường mạng”

Mô hình câu lạc bộ (CLB) "Phụ nữ hội nhập trên môi trường mạng” là 1 trong 2 mô hình cơ bản của dự án "Nâng cao quyền năng cho phụ nữ thông qua tiếp cận Luật An ninh mạng, Luật Hôn nhân và gia đình” do Quỹ JIFF - EU JULE tài trợ. Đây là mô hình tổ chức hoạt động xã hội tình nguyện tại cộng đồng, mục đích nâng cao nhận thức của hội viên phụ nữ và cộng đồng thông qua tiếp cận Luật An ninh mạng. Đồng thời tuyên truyền nâng cao ý thức của cộng đồng và vai trò của mỗi người dân trong công tác phòng, chống lừa đảo, tội phạm trên không gian mạng, xây dựng gia đình hạnh phúc.

Huyện Cao Phong ứng phó với thiên tai bất thường

Thực hiện phương châm chủ động phòng tránh, ứng phó kịp thời, khắc phục nhanh, có hiệu quả với các tình huống bất thường có thể xảy ra trong mùa mưa bão năm nay, các cấp ủy, chính quyền huyện Cao Phong đã chú trọng chỉ đạo công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh khảo sát việc thi hành Luật Công đoàn tại huyện Lương Sơn

Sáng 7/5, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh do đồng chí Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh làm trưởng đoàn đã khảo sát việc tổ chức, thi hành Luật Công đoàn tại Khu công nghiệp Lương Sơn (Lương Sơn).

Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Đà Bắc và các sở, ngành

Ngày 7/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm định các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Đà Bắc, Hội LHPN tỉnh, Hội Đông y tỉnh và Sở Y tế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục