(HBĐT) - Từ nguồn vốn vay được hỗ trợ theo Quyết định số 29/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều mảnh đời lầm lỡ tìm được nẻo về tươi sáng...


Người dân ở khu vực tổ 19, phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình) không ai là không biết anh Lê Ngọc Giao. Là người nghiện ma tuý lâu năm hiện đang điều trị bằng thuốc thay thế methadone, tuy nhiên ai cũng cảm mến con người này. Dù là người nghiện nhưng Lê Ngọc Giao vẫn chịu thương, chịu khó. Trò chuyện với chúng tôi, anh chia sẻ: Hồi trẻ theo chúng bạn chơi bời rồi dính vào ma tuý. Khi tỉnh ra thì đã muộn. Dù mất đến 2 năm về quê nội ở Hà Nam để cách ly, cai nghiện thế nhưng tôi vẫn không từ bỏ, đoạn tuyệt được ma tuý. Trở về Hoà Bình sau khi lấy vợ, sinh con, cuộc sống gia đình gặp nhiều khó khăn. Xác định là trụ cột của gia đình nên tôi lăn lộn kiếm sống bằng nhiều nghề. Thế nhưng do là người nghiện nên con đường mưu sinh gặp nhiều khó khăn, trắc trở.

Trước những khó khăn trong cuộc sống, năm 2012, Lê Ngọc Giao đã bàn bạc với vợ đầu tư phát triển kinh tế gia đình theo hướng chăn nuôi lợn. Thời điểm khó khăn đó, vợ chồng anh may mắn được tiếp cận nguồn vốn từ chương trình hỗ trợ người sau cai nghiện do Sở LĐ-TB&XH triển khai. Từ số vốn 10 triệu đồng được vay, gia đình anh đã đầu tư chăn nuôi lợn. Ban đầu nuôi 5 con, sau đó nâng lên 10 con và hiện tại trên 20 con. Sau 2 năm, gia đình đã hoàn trả vốn vay. Năm 2014, khi phường Đồng Tiến được chọn làm thí điểm vay vốn cho người sau cai, người điều trị methandone, người nhiễm HIV, người bán dâm hoàn lương theo Quyết định số 29 của Thủ tướng Chính phủ, gia đình Lê Ngọc Giao đã vay 30 triệu đồng. Số tiền này được đầu tư vào trồng cây ăn quả bước đầu đã đem lại hiệu quả.


  Từ nguồn vốn vay hỗ trợ cho người sau cai nghiện, gia đình anh Lê Ngọc Giao đã đầu tư vào chăn nuôi từng bước vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống.              

Chị Lê Thị Thuỷ, Phó Chủ tịch UBND phường Đồng Tiến cho biết: Thực hiện chương trình thí điểm cho người sau cai nghiện vay vốn trong giai đoạn 2011 - 2014 do Sở LĐ-TB&XH triển khai, phường Đồng Tiến được cấp 200 triệu đồng. Số tiền này đã cho 20 người sau cai nghiện và các hộ gia đình có người nghiện ma tuý vay. Sau quá trình triển khai, nguồn vốn vẫn được bảo toàn và đem lại hiệu quả thiết thực, giúp nhiều người sau cai nghiện có điều kiện tự tạo việc làm, phát triển kinh tế gia đình, ổn định cuộc sống. Từ những kết quả đó, năm 2014, phường Đồng Tiến tiếp tục được lựa chọn triển khai thí điểm thực hiện Quyết định số 29 của Thủ tướng Chính phủ và được giao 150 triệu đồng. Số tiền này đã cho 5 đối tượng vay theo quy định. Các hộ gia đình phát huy tốt hiệu quả nguồn vốn.

Trao đổi xung quanh việc thực hiện thí điểm vay vốn theo Quyết định số 29 của Thủ tướng Chính phủ, đồng chí Hoàng Kiên Giang, Phó Chi cục trưởng Chi cục phòng - chống TNXH tỉnh cho biết: Hoà Bình là 1 trong 15 tỉnh được Bộ LĐ-TB&XH triển khai thí điểm về tín dụng đối với hộ gia đình và người nhiễm HIV, người sau cai nghiện ma tuý, người điều trị các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, người bán dâm hoàn lương. Ngay sau khi Trung ương ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, Sở LĐ-TB&XH đã phối hợp với Ngân hàng CSXH tổ chức tập huấn cho đội ngũ cán bộ tín dụng của ngân hàng, cán bộ LĐ-TB&XH các địa phương triển khai thí điểm về trình tự, thủ tục vay vốn cho các đối tượng; rà soát thống kê, phân loại các đối tượng theo quy định. Đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền về chế độ, chính sách, quy định vay vốn đối với các đối tượng. Từ năm 2014 đến nay, các địa phương đã hoàn thiện thủ tục cho vay vốn được 17 hộ với tổng số tiền 440 triệu đồng. Trong đó, huyện Lương Sơn có 4 hộ được vay 120 triệu đồng, huyện Mai Châu có 5 hộ được vay 100 triệu đồng và thành phố Hoà Bình có 8 hộ được vay 220 triệu đồng. Số vốn vay được sử dụng đúng mục đích. Trong đó, chủ yếu đầu tư vào chăn nuôi, trồng cây ăn quả, trồng cây nguyên liệu giấy, sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ, khung nhôm, cửa sắt, kinh doanh thực phẩm...

Bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình thí điểm thực hiện việc vay vốn theo Quyết định số 29 trên địa bàn tỉnh cũng gặp một số khó khăn như các đối tượng có nhu cầu vay nhưng không đảm bảo điều kiện về phương án sản xuất phù hợp hoặc không có người giám hộ, bệnh nặng không đảm bảo sức khoẻ. Ngoài ra, một số đối tượng được vay từ nguồn khác nên không tiếp tục được vay theo Quyết định 29. Bản thân đối tượng còn nhiều mặc cảm, tự ti, nhất là đối tượng gái bán dâm hoàn lương... Do vậy, số người có thể tiếp cận với chính sách hỗ trợ này còn hạn chế.


                                                                    Mạnh Hùng


Các tin khác


Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Đà Bắc và các sở, ngành

Ngày 7/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm định các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Đà Bắc, Hội LHPN tỉnh, Hội Đông y tỉnh và Sở Y tế.

Thời tiết ngày 7/5: Bắc Bộ tiếp tục mưa rào và dông, Trung và Nam Bộ nắng nóng trở lại

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia cho biết, khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ tiếp tục có mưa rào và giông, cục bộ có mưa to đến rất to. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do lốc, sét, mưa đá cấp 1. Khu vực Trung và Nam Bộ nắng nóng trở lại.

Tọa đàm “Thắp lửa truyền thống” kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiều 6/5, tại Trường phổ thông dân tộc nội trú THPT tỉnh, Tỉnh Đoàn - Hội đồng Đội tỉnh tổ chức tọa đàm "Thắp lửa truyền thống” kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Tỉnh Đoàn thăm, tặng quà các chiến sĩ trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Sáng 6/5, nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên phủ, Tỉnh Đoàn đã thăm, tặng quà các chiến sĩ trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ đang sống trên địa bàn thành phố Hòa Bình.

Thẩm định mô hình điển hình tiên tiến cấp tỉnh tại huyện Mai Châu

Ngày 6/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Mai Châu. 

Huyện Cao Phong: Lan tỏa yêu thương từ mô hình “Con nuôi Công an xã”

Cuối tháng 3 vừa qua, Công an huyện Cao Phong ra mắt mô hình dân vận khéo "Con nuôi Công an xã” do Công an các xã, thị trấn phối hợp Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ Công an huyện tham mưu triển khai, thực hiện. Mô hình là hoạt động đỡ đầu, nuôi dưỡng, giáo dục, giúp đỡ về vật chất và tinh thần đối với học sinh có hoàn cảnh khó khăn, vượt khó trong học tập. Đây là mô hình con nuôi đầu tiên của lực lượng Công an tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục