Theo báo cáo nhanh của Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo TƯ về Phòng chống thiên tai (PCTT), đến ngày 5-11, đã có 44 người chết, tăng thêm 17 người, 19 người mất tích, giảm ba người so với ngày hôm trước.


Cứu trợ cho người dân vùng lũ bị cô lập ở Quảng Ngãi. Ảnh: ĐÔNG HUYỀN

Số người chết do bão ở Khánh Hòa cao nhất với 27 người, Quảng Ngãi bốn người; Bình Định và Lâm Đồng có ba người; Phú Yên, Kon Tum và Đác Lắc một người; và bốn người chết do sự cố tàu vận tải.

Khánh Hòa cũng đang có số người mất tích cao nhất với năm người, Bình Định ba người, Quảng Ngãi và Phú Yên một người, và chín người mất tích do sự cố tàu vận tải.

Báo cáo cũng cho biết, sự cố tàu vận tải tại vùng biển Bình Định làm 10 tàu với 101 thuyền viên bị chìm, hư hỏng trên khu vực phao số 0, Cảng Quy Nhơn, riêng tàu Thanh Hải 18 hiện chưa xác định được số thuyền viên. Hiện đã cứu vớt được 88 người, bốn người chết và chín người mất tích.

Tại vùng biển Khánh Hòa có một tàu vận tải với bốn thuyền viên bị chìm, hiện cả bốn thuyền viên đã được cứu vớt; một tàu du lịch bị mắc cạn (trên tàu không có người).

Đến nay, vẫn chưa liên lạc được với tàu cá BĐ95154 TS có hai lao động trên đường chạy vào Cảng cá Quy Nhơn tránh bão bị chết máy thả trôi ở tọa độ 13o37’N-109o48’E vào ngày 3-11.

Có 1.286 tàu cá bị chìm, hư hỏng, trong đó Khánh Hòa 1.141 tàu, Phú Yên 119 tàu, Bình Định 19 tàu, Đà Nẵng bốn tàu, Quảng Ngãi ba tàu.

Có 1.358 nhà sập đổ, trong đó nhiều nhất vẫn là Khánh Hòa với 993 nhà; 114.866 nhà tốc mái, hư hỏng, trong đó Khánh Hòa chiếm 97.930 nhà, Phú Yên 14.504 nhà, Đác Lắc 1.334 nhà. Các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Ninh Thuận, Lâm Đồng, Kon Tum, Đác Nông… đều có nhà hư hỏng và sập đổ.

5.296 ha lúa bị ngập, tăng 793ha so với báo cáo nhanh ngày 4-11, trong đó phần lớn vẫn là Khánh Hòa với 3.826 ha, Bình Định 866ha, Đác Lắc 410 ha, Lâm Đồng 100 ha, Phú Yên 69 ha, Gia Lai 25 ha.

14.849 ha rau mầu bị ngập, thiệt hại, 24.435 lồng bè nuôi trồng thủy, hải sản bị bão phá hỏng.

Sáng 6-11, tại cuộc họp giao ban của Thường trực Ban Chỉ đạo trung ương về PCTT về cơn bão số 12, Ủy viên thường trực Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống thiên tai, Tổng cục trưởng Phòng, chống thiên tai Trần Quang Hoài yêu cầu các đơn vị bám sát tài liệu dự báo của Trung tâm dự báo KTTV trung ương trong tình hình hiện nay, cập nhật thông tin kịp thời cho các cơ quan tính toán hồ chứa, các địa phương liên quan cũng như các bộ, ngành khác. Giám sát chặt chẽ tình hình hồ chứa, hồ thủy lợi và thủy điện.

Để bảo đảm việc hoạt động an toàn hồ chứa, Ban chỉ đạo đề nghị Tổng cục Thủy lợi yêu cầu các chủ hồ ở các đia phương thường xuyên theo dõi và giám sát và túc trực tuần tra canh gác tại các hồ chứa. Gửi văn bản của Ban Chỉ đạo cho các đơn vị, đia phương và chủ hồ theo yêu cầu dõi chặt chẽ việc toàn bộ khu vực hạ du do việc xả lũ của các hồ chứa.

Đề nghị Cục ứng phó và Khắc phục hậu quả thiên tai nắm bắt nhu cầu hỗ trợ của địa phương, báo cáo Bộ trưởng, Trưởng ban có kế hoạch cứu trợ cho người dân như: gạo, nước uống, thuốc khử trùng, tiêu độc cũng như các nhu yếu phẩm cần thiết khác.

Đề nghị vụ kiểm soát an toàn khẩn trương cho việc tổ chức các đoàn phối hợp với các cơ quan liên quan xác định nguyên nhân gây ra lũ chậm thoát tại các khu vực bị ảnh hưởng bão số 12.

Được biết, 15 giờ 30 chiều nay, Thủ tướng và Phó Thủ tướng chủ trì Họp khẩn cấp về hỗ trợ cho khu vực bị thiệt hại nặng trong cơn bão số 12.

 

 

                                         TheoNhandan

Các tin khác


Mô hình “Bình đẳng trong hôn nhân” hỗ trợ thiết thực cho phụ nữ dân tộc thiểu số

Đồng chí Bùi Thị Dịnh, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Định Cư (Lạc Sơn) cho biết: Định Cư là xã đặc biệt khó khăn của huyện, dân tộc Mường chiếm 90%. Khi được lựa chọn tham gia dự án "Nâng cao quyền năng cho phụ nữ thông qua tiếp cận luật Luật An ninh mạng và Luật Hôn nhân và gia đình”, nhất là thành lập mô hình "Bình đẳng trong hôn nhân” tại xóm Mương Chóng với 30 thành viên tham gia, cùng với công tác tuyên truyền, phổ biến về giới, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình đã giúp nâng cao nhận thức, trình độ cho cán bộ, hội viên phụ nữ (CB, HVPN).

Hiệu quả mô hình câu lạc bộ - “Phụ nữ hội nhập trên môi trường mạng”

Mô hình câu lạc bộ (CLB) "Phụ nữ hội nhập trên môi trường mạng” là 1 trong 2 mô hình cơ bản của dự án "Nâng cao quyền năng cho phụ nữ thông qua tiếp cận Luật An ninh mạng, Luật Hôn nhân và gia đình” do Quỹ JIFF - EU JULE tài trợ. Đây là mô hình tổ chức hoạt động xã hội tình nguyện tại cộng đồng, mục đích nâng cao nhận thức của hội viên phụ nữ và cộng đồng thông qua tiếp cận Luật An ninh mạng. Đồng thời tuyên truyền nâng cao ý thức của cộng đồng và vai trò của mỗi người dân trong công tác phòng, chống lừa đảo, tội phạm trên không gian mạng, xây dựng gia đình hạnh phúc.

Huyện Cao Phong ứng phó với thiên tai bất thường

Thực hiện phương châm chủ động phòng tránh, ứng phó kịp thời, khắc phục nhanh, có hiệu quả với các tình huống bất thường có thể xảy ra trong mùa mưa bão năm nay, các cấp ủy, chính quyền huyện Cao Phong đã chú trọng chỉ đạo công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh khảo sát việc thi hành Luật Công đoàn tại huyện Lương Sơn

Sáng 7/5, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh do đồng chí Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh làm trưởng đoàn đã khảo sát việc tổ chức, thi hành Luật Công đoàn tại Khu công nghiệp Lương Sơn (Lương Sơn).

Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Đà Bắc và các sở, ngành

Ngày 7/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm định các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Đà Bắc, Hội LHPN tỉnh, Hội Đông y tỉnh và Sở Y tế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục