(HBĐT) - Nhiều năm trở lại đây, dù vào mùa đông nhưng trên những cánh đồng lúa 2 vụ, bà con xã Định Cư (Lạc Sơn) đều phủ kín ngô đông. Thêm vào đó là một số diện tích lúa cho năng suất kém đã được chuyển đổi sang trồng mía. Đó là những minh chứng cho thấy sự nỗ lực của bà con nhằm xóa đói, giảm nghèo. Thế nhưng, sự cần mẫn đó vẫn chưa đem lại những kết quả đột phá bởi còn đó những "nút thắt” chưa thể tháo gỡ trong ngày một, ngày hai…



Trồng mía là một trong những hướng đi mới ở xã Định Cư (Lạc Sơn) nhưng do đầu ra bấp bênh nên bà con vẫn chưa mạnh dạn chuyển đổi. Ảnh chụp tại xóm Đôm Thượng Trong.

Định Cư là xã thuộc vùng 135 với 9/15 xóm thuộc vùng đặc biệt khó khăn. Theo đồng chí Bùi Văn Chiên, Chủ tịch UBND xã cho biết, những năm qua, Định Cư đã tập trung chuyển đổi cơ cấu kinh tế nhằm nâng cao thu nhập, từng bước giảm tỷ lệ hộ nghèo. Trong đó, xã tập trung chuyển đổi các diện tích lúa không đảm bảo nguồn nước tưới, những ruộng cho năng suất kém chuyển sang trồng mía tím, mía trắng và các loại rau, củ khác. Bà con cũng tập trung cải tạo vườn tạp trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao hơn. Đến nay, với lợi thế gần nhà máy mía đường (trụ sở tại xã Tân Mỹ - Lạc Sơn), cây mía đang đem lại hiệu quả kinh tế khá nên diện tích trồng mía ngày được mở rộng hơn. Ngoài ra, bà con tích cực trồng cỏ voi để chăn nuôi trâu, bò theo hình thức bán chăn thả và nuôi nhốt vỗ béo. Thế nhưng, với đầu ra bấp bênh và những khó khăn về đường giao thông nên việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế chưa đem lại kết quả thiết thực. Đến nay, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo của xã vẫn ở mức cao, lần lượt là 29,09% và 21,1%; thu nhập bình quân của xã mới đạt 19 triệu đồng/ người/năm.

Trong số những xóm giao thông còn khó khăn thì khu 3 xóm Đôm (Đôm Thượng Trong, Đôm Thượng Ngoài, Đôm Hạ) và 3 xóm Bán (Bán Trên, Bán Dưới, Bán Ngoài) là trắc trở nhất. Hai khu dân cư này cách trung tâm xã trên 5 km. Năm 2015, khi cây cầu treo bắc qua sông Bưởi được xây dựng, vào mùa mưa, bà con không phải đi vòng qua 3 xã mới vào đến UBND xã nữa. Thế nhưng con đường liên xóm, ngõ xóm vẫn hoàn toàn là đường đất gồ ghề nên việc giao thương hàng hóa gặp nhiều khó khăn.

Xóm Đôm Thượng Trong có 86 hộ, trong đó có 28 hộ nghèo (chiếm 32,5%) và 20 hộ cận nghèo (chiếm 23,2%). Thu nhập của bà con trong xóm phụ thuộc vào trồng lúa, trồng rừng và chăn nuôi. Gần đây, ở khu ruộng không đảm bảo về nước tưới, bà con xóm Đôm Thượng Trong đã chuyển đổi sang trồng mía. "Thu nhập của xóm thấp hơn so với bình quân của toàn xã. Những năm gần đây, chúng tôi cũng chuyển đổi cây trồng, vật nuôi nhưng hiệu quả mang lại chưa cao. Có dạo giá lợn lên cao, bà con đầu tư nuôi rồi giá sụt mạnh, bây giờ vẫn còn nhưng hộ mắc nợ. Trồng rừng cũng gặp khó khăn vì đường giao thông chưa được cứng hóa nên giá bán thấp hơn. Trong khi, mua nguyên vật liệu làm nhà cửa lại đội giá rất cao. Cây mía mới đưa vào trồng, giá bán khá thấp”, đồng chí Quách Công Tiến, Bí thư Chi bộ xóm Đôm Thượng Trong chia sẻ.

Cùng ông Bùi Văn Nức, Trưởng xóm Đôm Thượng Trong chúng tôi đi thăm ruộng lúa đã chuyển đổi sang làm mùa cạn của bà con. Có thể thấy, sản xuất còn manh mún, có ruộng trồng ngô, ruộng mía, ruộng lại trồng khoai lang. "Có năm, chúng tôi trồng hành chăm nhưng rồi giá xuống quá thấp, có nhà chả buồn thu hoạch nữa. Nói chung, để phát triển kinh tế vấn đề đầu ra rất quan trọng. Cứ vừa làm, vừa lo như thế này thì không biết nên tập trung vào cây trồng, vật nuôi gì”, ông Nức giãi bày. Đó cũng là những nỗi niềm của bà con nơi đây.

Theo đồng chí Bùi Văn Chiên, Chủ tịch UBND xã cho biết: Hàng năm, bà con trong xã đều nhận được sự hỗ trợ về sản xuất của cấp trên. Tuy nhiên, để nâng cao thu nhập, vấn đề tạo việc làm hết sức quan trọng. Cùng với đó, chính quyền và người dân xã Định Cư mong muốn được các cấp chính quyền quan tâm, đầu tư xây dựng các hạ tầng thiết yếu, đặc biệt là đường giao thông. Đồng thời tìm đầu ra ổn định cho hàng hóa, nông sản để giảm nghèo bền vững.

Viết Đào


Các tin khác


Ký kết chương trình phối hợp công tác tư vấn, giới thiệu việc làm cho đoàn viên, thanh niên 

Chiều 16/4, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), Tỉnh Đoàn Hoà Bình tổ chức ký kết chương trình phối hợp công tác tư vấn, giới thiệu việc làm cho đoàn viên, thanh niên giai đoạn 2024 - 2027 nhằm đẩy mạnh và phát huy vai trò của các cơ quan liên quan trong quá trình phối hợp triển khai nhiệm vụ. 

Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” tại tỉnh Sơn La

Hội liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Hòa Bình vừa tổ chức chương trình "Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” năm 2024 tại xã Mường Hung, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La.

Nâng cao quyền năng cho phụ nữ

Dự án "Nâng cao quyền năng cho phụ nữ thông qua tiếp cận Luật An ninh mạng, Luật Hôn nhân và gia đình” tại địa bàn 2 huyện Yên Thủy, Lạc Sơn đã đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần giải quyết các vấn đề mang tính cấp thiết và có biện pháp ứng phó giảm thiểu các rủi ro cho phụ nữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Dự án cũng nhằm nâng cao nhận thức về Luật An ninh mạng, Luật Hôn nhân và gia đình, từ đó nâng cao quyền năng cho phụ nữ, đặc biệt là quyền quyết định trong gia đình và quyền năng kinh tế thông qua việc sử dụng môi trường mạng an toàn, lành mạnh, hiệu quả.

Lương tối thiểu vùng tăng 6% từ 1/7/2024 tác động thế nào tới lương hưu?

Từ 1/7/2024, lương tối thiểu vùng sẽ tăng 6% so với hiện nay. Cùng với đó, các cơ quan liên quan đang xây dựng phương án điều chỉnh lương hưu. Dự thảo tờ trình Nghị định quy định mức lương tối thiểu với người lao động làm việc theo hợp đồng đang được lấy ý kiến các bộ, ngành liên quan.

Triển khai công tác lao động, người có công và xã hội quý II

Ngày 15/4, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) tổ chức hội nghị sơ kết công tác quý I, triển khai nhiệm vụ công tác quý II/2024.

Phương án phân luồng sau lệnh cấm ô tô lên Đèo Cả

Trước sự cố hầm đường sắt Bãi Gió trên đường sắt Bắc - Nam, Khu Quản lý đường bộ III đã thông báo chi tiết phương án tổ chức phân luồng cho các phương tiện giao thông.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục