(HBĐT) - Trong đợt mưa lũ lịch sử tháng 10/2017, xóm Kế, xã Mường Chiềng (Đà Bắc) có 29 hộ phải di dời khẩn cấp do sạt lở đất. Các hộ này được hỗ trợ di dời về khu tái định cư (TĐC). Thế nhưng đến nay, bà con xóm Kế vẫn chưa thể ổn định cuộc sống vì nhiều hạng mục công trình khu TĐC xây dựng dang dở, thậm chí thiết kế chưa phù hợp...


Do việc lắp đặt ống thoát nước ở xóm Ké chưa hoàn thiện nên nước thải sinh hoạt ứ đọng phía sau nhà dân, gây ô nhiễm môi trường.

Kế là 1 trong 36 xóm khó khăn nhất tỉnh. Với địa hình bị chia cắt bởi đồi, núi, dân cư phân bố ở các sườn đồi, khe suối nên trong đợt mưa lũ tháng 10/2017, xóm có 29 hộ phải di rời khẩn cấp vì tình trạng sạt lở đất. Các hộ được hỗ trợ di dời kịp thời về khu TĐC nên đảm bảo an toàn về tính mạng và tài sản. Khu TĐC nằm liền kề khu TĐC Ca Lông (xã Đồng Chum), địa hình khá bằng phẳng. Đến thời điểm này, các hộ đang tập trung xây dựng, hoàn thiện nhà ở. Dù vậy, bà con đã chia sẻ khá nhiều nỗi niềm trăn trở liên quan đến việc thiết kế và thi công của nhà thầu đối với dự án khu TĐC xóm Kế.

Theo đồng chí Đinh Công Đốc, Bí thư Chi bộ xóm Kế cho biết: Đến nay, ở khu TĐC có 8 hộ được lắp đặt công tơ điện, các hộ khác phải đi xin điện về sử dụng. Mặc dù mới xây dựng nhưng một số hạng mục công trình đã có dấu hiệu xuống cấp. Đặc biệt, việc thiết kế và thi công đường ống nước thải đang là vấn đề bà con bức xúc. Đường ống nằm cao hơn công trình phụ của các hộ nên bà con không biết làm thế nào để thoát nước thải sinh hoạt. Các đường ống này cũng chỉ cấp một đoạn, nếu muốn nối vào các công trình phụ thì bà con phải mua thêm ống nhựa để nối”.

Trong đợt mưa lũ tháng 10/2017, căn nhà của gia đình ông Bùi Văn Sưởng bị đất, đá sạt lở làm hư hỏng. Sau hơn 1 năm di dời về nơi ở mới, mọi thứ với gia đình ông Sưởng vẫn chông chênh, dang dở. Do là hộ nghèo, kinh tế eo hẹp nên gia đình ông Sưởng phải dựng căn nhà cũ để ở tạm. Ông Sưởng chia sẻ: "Chuyển về đây thì gia đình yên tâm, không còn lo sạt lở nhưng cuộc sống khó khăn lắm. Tiền hỗ trợ xây dựng nhà vệ sinh chưa được chi trả nên thợ đến đòi suốt. Bức xúc nhất là đường ống nước thải thiết kế đi ngay trước sân nhà mà không chôn lấp. Nếu muốn điều chỉnh họ bảo phải trả thêm tiền thì mới làm. Ngoài ra, đến nay gia đình vẫn chưa có điện sử dụng”.

Theo quan sát của chúng tôi, hai rãnh thoát nước ở hai bên đường trung tâm khu TĐC đã xuất hiện những vết nứt. Đặc biệt, rãnh thoát nước không có nắp che tiềm ẩn nguy hiểm đến người dân, nhất là với trẻ nhỏ. Bí thư Chi bộ Đinh Công Đốc cho biết thêm: Để xây dựng khu TĐC, dự án đã thu hồi đất của 10 hộ trong xóm nhưng đến nay, các hộ này mới nhận được tiền đền bù các tài sản trên đất, chứ chưa nhận được tiền đền bù đất. Nhà văn hóa bị mưa lũ làm hư hỏng đến nay cũng chưa được xây dựng lại, gây nhiều khó khăn trong việc tổ chức các hoạt động hội họp của xóm.

Trao đổi về vấn đề này, đồng chí Sa Văn Thuần, Phó Chủ tịch UBND xã Mường Chiềng cho biết: Trước những vấn đề bức xúc của bà con ở khu TĐC xóm Kế, UBND xã đã phản ánh lên các cấp chính quyền và nhà thầu nhưng chưa nhận được phản hồi. UBND xã sẽ tiếp tục đề xuất, kiến nghị các ngành, các cấp và nhà thầu quan tâm, xử lý để bà con sớm ổn định cuộc sống.

 

                                                                              Viết Đào

Các tin khác


Dự kiến ngày 22/4 thông đường sắt Bắc - Nam sau sự cố sạt lở hầm Bãi Gió

Bộ Giao thông vận tải đang chỉ đạo huy động lực lượng, phương án khắc phục ngày đêm, đảm bảo an toàn tuyệt đối, với mục tiêu ngày 22/4 hoàn thành xử lý sự cố sạt lở hầm Bãi Gió để thông tàu Bắc - Nam.

Ký kết chương trình phối hợp công tác tư vấn, giới thiệu việc làm cho đoàn viên, thanh niên 

Chiều 16/4, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), Tỉnh Đoàn Hoà Bình tổ chức ký kết chương trình phối hợp công tác tư vấn, giới thiệu việc làm cho đoàn viên, thanh niên giai đoạn 2024 - 2027 nhằm đẩy mạnh và phát huy vai trò của các cơ quan liên quan trong quá trình phối hợp triển khai nhiệm vụ. 

Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” tại tỉnh Sơn La

Hội liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Hòa Bình vừa tổ chức chương trình "Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” năm 2024 tại xã Mường Hung, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La.

Nâng cao quyền năng cho phụ nữ

Dự án "Nâng cao quyền năng cho phụ nữ thông qua tiếp cận Luật An ninh mạng, Luật Hôn nhân và gia đình” tại địa bàn 2 huyện Yên Thủy, Lạc Sơn đã đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần giải quyết các vấn đề mang tính cấp thiết và có biện pháp ứng phó giảm thiểu các rủi ro cho phụ nữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Dự án cũng nhằm nâng cao nhận thức về Luật An ninh mạng, Luật Hôn nhân và gia đình, từ đó nâng cao quyền năng cho phụ nữ, đặc biệt là quyền quyết định trong gia đình và quyền năng kinh tế thông qua việc sử dụng môi trường mạng an toàn, lành mạnh, hiệu quả.

Lương tối thiểu vùng tăng 6% từ 1/7/2024 tác động thế nào tới lương hưu?

Từ 1/7/2024, lương tối thiểu vùng sẽ tăng 6% so với hiện nay. Cùng với đó, các cơ quan liên quan đang xây dựng phương án điều chỉnh lương hưu. Dự thảo tờ trình Nghị định quy định mức lương tối thiểu với người lao động làm việc theo hợp đồng đang được lấy ý kiến các bộ, ngành liên quan.

Triển khai công tác lao động, người có công và xã hội quý II

Ngày 15/4, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) tổ chức hội nghị sơ kết công tác quý I, triển khai nhiệm vụ công tác quý II/2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục