(HBĐT) - "Bình thường họ cũng giống như bao người khác. Nhưng mỗi khi trái gió, trở trời hay khi "lên cơn” thì chẳng ai có thể biết được họ sẽ làm gì”, nói về hành vi của người mắc bệnh tâm thần, bác sỹ Vũ Trung Thành, Trưởng khoa Tâm thần - Trung tâm Phòng, chống bệnh xã hội tỉnh chia sẻ.

Những vụ án đau lòng

"Thời gian qua trên địa bàn tỉnh xảy ra nhiều vụ án đau lòng. Hành vi phạm tội do người mắc bệnh tâm thần gây ra thường là hành vi dã man, tàn độc, gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng, thậm chí là án mạng với bất kể ai. Đáng buồn hơn, bị hại thường là những người thân, quen trong gia đình”, thẩm phán Nguyễn Thị Dụ, Chánh toà Dân sự (TAND tỉnh) - người từng là chủ tọa nhiều phiên toà xét xử những người có tiền sử bệnh lý tâm thần phạm tội vẫn luôn ám ảnh với những vụ án liên quan đến người tâm thần khi còn là Chánh tòa hình sự.

Mới đây, TAND tỉnh đã đưa vụ án Bùi Văn Ịt (SN 1973), trú tại xóm Khang 2, xã Quy Hậu (Tân Lạc) về tội giết người ra xét xử. Theo đó, trong khi đang bổ củi trước sân nhà, bà Bùi Thị Hạnh là mẹ đẻ của Ịt ra sân nhặt củi. Thấy vậy, Bùi Văn Ịt bảo với bà Hạnh "Mẹ không phải làm, việc đấy để con làm”. Nghe con nói vậy, bà Hạnh bỏ vào trong nhà rồi nói vọng ra "Làm thế nào thì làm, không làm được thì thôi”. Trước đây, do hay bị mẹ mắng chửi về việc hay uống rượu, nên sau khi nghe vậy, Ịt đã nổi khùng, cầm đoạn gỗ vào nhà rồi đập mạnh lên đầu bà Hạnh. Cú đập làm bà Hạnh ngã ra đất, bất tỉnh. Dù được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh, nhưng sau đó bà Hạnh đã tử vong. Đáng nói, Bùi Văn Ịt là người có tiền sử bị bệnh rối loạn loạn thần do sử dụng rượu.

Ngoài vụ án trên, mới đây, TAND tỉnh cũng đưa ra xét xử vụ án Bùi Văn Dân (SN 1984), trú tại xóm Xê 2, xã Ngọc Lâu (Lạc Sơn) cũng có hành vi giết người. Đau lòng hơn, nạn nhân chính là bà Bùi Thị Bịm - mẹ đẻ của Bùi Văn Dân. Theo đó, trong khi mâu thuẫn với vợ, Bùi Văn Dân về ở cùng bố mẹ đẻ tại xóm Vín Thượng, xã Hương Nhượng (Lạc Sơn). Trong một lần "lên cơn”, không làm chủ hành vi, suy nghĩ, Bùi Văn Dân đã dùng đoạn gỗ đập liên tiếp vào đầu bà Bịm làm bà tử vong tại chỗ. Quá trình điều tra, cơ quan CSĐT đã xác định Bùi Văn Dân có dấu hiệu về tâm thần. Thời điểm trước và trong khi thực hiện hành vi phạm tội, Bùi Văn Dân bị mắc bệnh rối loạn nhân cách thực tổn. Theo phân loại bệnh Quốc tế lần thứ 10 năm 1992, bệnh có mã số F07.0. Tại các thời điểm trên, bị can hạn chế khả năng nhận thức và điều khiển hành vi.

Mới đây nhất vào ngày 22/10/2018, tại thôn Bá Lam 1, xã Cao Thắng (Lương Sơn) đã xảy ra 1 vụ án mạng thương tâm làm rúng động dư luận xã hội. Theo đó, vào hồi 1h ngày 22/10/ 2018, trong lúc bị bệnh thần kinh tái phát, Nguyễn Văn Thương (SN 1982), trú tại thôn Bá Lam 1, xã Cao Thắng đã có hành vi đập phá đồ đạc, đánh chửi vợ con. Thấy vậy, bà Nguyễn Thị Hồng, mẹ Thương đang nằm ngủ đã dậy khuyên can. Tuy nhiên, khi đang khuyên can con thì bất ngờ Thương dùng dao chém bà Hồng gây thương tích. Trong lúc hoảng sợ, bà chạy về phía cửa để kêu cứu thì bị Thương dùng dao chém liên tục vào người và tử vong tại chỗ. Sau khi chém chết bà Hồng, Thương đã kéo thi thể ném xuống giếng nước của gia đình cùng nhiều vật dụng, đồ đạc. Khi bị những người xung quanh truy bắt, Thương đã ôm đứa con nhỏ 4 tuổi vào nhà rồi đưa lên tầng 3 cố thủ và dọa ai lên sẽ ném đứa bé xuống đất. Sau hơn 4 giờ đồng hồ vận động, thuyết phục, lực lượng Công an mới giải cứu được cháu bé và bắt giữ đối tượng. Theo những người thân trong gia đình, vào tháng 9/2017, khi thấy Nguyễn Văn Thương có biểu hiện tâm thần nặng, gia đình đã đưa đi điều trị tại Bệnh viện Thần kinh Trung ương Thường Tín (Hà Nội). Sau khi điều trị về, Thương thỉnh thoảng vẫn tái phát bệnh thần kinh và có hành vi đe dọa, làm ảnh hưởng đến những người xung quanh.

Nỗi ám ảnh mang tên "tâm thần”

Trên đây chỉ là một trong những vụ án đau lòng do người tâm thần gây nên xảy ra trên địa bàn tỉnh. Theo thống kê của cơ quan chức năng, trong 5 năm qua (2013 - 2018), trên địa bàn tỉnh xảy ra khoảng 40 vụ án do người có tiền sử mắc các bệnh về tâm thần gây ra. Trong đó khoảng 1/2 là các vụ giết người, gây thương tích với hành vi dã man. Hầu hết các nạn nhân đều là người thân trong gia đình.

Theo thống kê của Trung tâm phòng chống bệnh xã hội tỉnh, hiện nay, trên địa bàn tỉnh có hơn 2.000 bệnh nhân tâm thần đang được quản lý và điều trị. Đáng nói, số bệnh nhân mắc các bệnh về tâm thần có xu hướng tăng lên do môi trường xã hội và những áp lực trong cuộc sống.

Thực tế hiện nay, theo bác sỹ Vũ Trung Thành, Trưởng khoa Tâm thần - Trung tâm phòng, chống bệnh xã hội: Việc quản lý người tâm thần ngoài cộng đồng đang là một trong những vấn đề khó khăn. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do hệ thống bệnh viện của tỉnh chưa có giường điều trị cho bệnh nhân tâm thần. Cùng với đó còn thiếu cán bộ chuyên ngành tâm thần. Trong khi đó, số bệnh nhân tâm thần ngày càng tăng. Đáng nói, hiện nay đã xuất hiện nhiều bệnh nhân tâm thần, loạn thần do rượu và do sử dụng ma túy tổng hợp đã gây nên những tác động, ảo giác hoang tưởng cho người bệnh. Khi đã xuất hiện những tác động, ảo giác thì không ai có thể biết trước được hành vi của người ta.

Có thể nói, để giải quyết vấn đề người tâm thần trong cộng đồng vẫn luôn được xem là một trong những vấn đề khá phức tạp và gặp nhiều khó khăn. Tuy vậy, điều quan trọng nhất chính là sự quan tâm quản lý của gia đình, cộng đồng xã hội, không có sự kỳ thị, xa lánh người tâm thần. Bên cạnh đó, việc đảm bảo duy trì cho người bệnh sử dụng thuốc đầy đủ, ổn định cũng là một trong những giải pháp tích cực để góp phần phòng ngừa có hiệu quả tình trạng người tâm thần gây mất TTATXH; hạn chế thấp nhất các vụ việc vi phạm pháp luật do người tâm thần gây ra.

P.V


Các tin khác


Ký kết chương trình phối hợp công tác tư vấn, giới thiệu việc làm cho đoàn viên, thanh niên 

Chiều 16/4, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), Tỉnh Đoàn Hoà Bình tổ chức ký kết chương trình phối hợp công tác tư vấn, giới thiệu việc làm cho đoàn viên, thanh niên giai đoạn 2024 - 2027 nhằm đẩy mạnh và phát huy vai trò của các cơ quan liên quan trong quá trình phối hợp triển khai nhiệm vụ. 

Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” tại tỉnh Sơn La

Hội liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Hòa Bình vừa tổ chức chương trình "Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” năm 2024 tại xã Mường Hung, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La.

Nâng cao quyền năng cho phụ nữ

Dự án "Nâng cao quyền năng cho phụ nữ thông qua tiếp cận Luật An ninh mạng, Luật Hôn nhân và gia đình” tại địa bàn 2 huyện Yên Thủy, Lạc Sơn đã đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần giải quyết các vấn đề mang tính cấp thiết và có biện pháp ứng phó giảm thiểu các rủi ro cho phụ nữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Dự án cũng nhằm nâng cao nhận thức về Luật An ninh mạng, Luật Hôn nhân và gia đình, từ đó nâng cao quyền năng cho phụ nữ, đặc biệt là quyền quyết định trong gia đình và quyền năng kinh tế thông qua việc sử dụng môi trường mạng an toàn, lành mạnh, hiệu quả.

Lương tối thiểu vùng tăng 6% từ 1/7/2024 tác động thế nào tới lương hưu?

Từ 1/7/2024, lương tối thiểu vùng sẽ tăng 6% so với hiện nay. Cùng với đó, các cơ quan liên quan đang xây dựng phương án điều chỉnh lương hưu. Dự thảo tờ trình Nghị định quy định mức lương tối thiểu với người lao động làm việc theo hợp đồng đang được lấy ý kiến các bộ, ngành liên quan.

Triển khai công tác lao động, người có công và xã hội quý II

Ngày 15/4, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) tổ chức hội nghị sơ kết công tác quý I, triển khai nhiệm vụ công tác quý II/2024.

Phương án phân luồng sau lệnh cấm ô tô lên Đèo Cả

Trước sự cố hầm đường sắt Bãi Gió trên đường sắt Bắc - Nam, Khu Quản lý đường bộ III đã thông báo chi tiết phương án tổ chức phân luồng cho các phương tiện giao thông.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục