(HBĐT) - Cơ sở cai nghiện ma túy số II (Lạc Sơn) được thành lập từ tháng 1/2009 với chức năng của cơ sở xã hội đa chức năng gồm: cai nghiện ma túy bắt buộc, tổ chức điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế methadone, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng... Sau 10 năm hoạt động, Cơ sở đã góp phần quan trọng vào kết quả thực hiện chỉ tiêu công tác cai nghiện phục hồi cho người nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh.


Bình quân hàng năm, Cơ sở cai nghiện ma túy số II tiếp nhận từ 250 - 300 học viên là người nghiện ma túy sau khi đã hoàn thành giai đoạn cắt cơn, giải độc tại Cơ sở cai nghiện ma túy số I để tiếp tục quản lý, giáo dục, dạy nghề và tổ chức các hoạt động lao động trị liệu, sản xuất, hướng nghiệp, tái hòa nhập cộng đồng. Nhờ đó, góp phần giảm áp lực thực hiện chỉ tiêu cai nghiện đối với Cơ sở cai nghiện ma túy số I, nâng công suất cai nghiện tập trung tại các cơ sở cai nghiện ma túy trong tỉnh lên 700 - 800 lượt người/năm. Từ đầu năm đến nay, Cơ sở đã tiếp nhận, quản lý, cai nghiện 248 lượt học viên; tổ chức khám, điều trị bằng thuốc thay thế methadone cho 66 lượt học viên; tư vấn cai nghiện cho hơn 50 lượt người nghiện và gia đình người nghiện. Thực hiện tuyên truyền chính sách mới về hỗ trợ đối với người cai nghiện tự nguyện tại 100% xã, thị trấn trên địa bàn huyện. 100% đối tượng vào cai nghiện được cắt cơn an toàn, khám và điều trị các bệnh cơ hội, được giáo dục phục hồi hành vi, nhân cách, học nghề và lao động trị liệu theo quy trình quy định.


Cơ sở cai nghiện ma tuý số II (Lạc Sơn) quan tâm dạy nghề, truyền nghề trồng trọt, chăn nuôi... giúp học viên rèn luyện kỹ năng lao động sản xuất và có định hướng việc làm trước khi tái hoà nhập cộng đồng.

Theo số liệu thống kê, tính đến hết tháng 5/2019, toàn tỉnh có 1.951 người nghiện và nghi nghiện ma túy. Trong đó có 72,3% đối tượng được áp dụng các hình thức cai nghiện, 27,7% chưa được áp dụng cai nghiện dưới các hình thức; nhiều trường hợp tái nghiện, cai nghiện không thành công. Dự báo, đến năm 2020, toàn tỉnh có khoảng 2.500 - 2.700 người nghiện và sử dụng trái phép chất ma túy.

Trước thực tế đó, để góp phần đa dạng hóa các biện pháp điều trị cai nghiện, Cơ sở đã thành lập Đội tư vấn, tuyên truyền lưu động để tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về điều trị cai nghiện ma tuý đến từng thôn, xóm. Qua khảo sát của Đội tư vấn tại 5 xã: Liên Vũ, Yên Phú, Hương Nhượng, Xuất Hoá, Bình Hẻm đã có hơn 50 gia đình người nghiện quan tâm và có nhu cầu đưa người thân vào cai nghiện tự nguyện tại Cơ sở. Để hỗ trợ người nghiện tái hoà nhập cộng đồng, giảm tỷ lệ tái nghiện, Cơ sở đã thực hiện tốt công tác tiếp nhận, phân loại, cai cắt cơn, giải độc, phục hồi sức khoẻ, tư vấn giáo dục và trị liệu tâm lý cho người vào cai nghiện. Đồng thời, quan tâm dạy nghề, truyền nghề cho học viên với các nghề: mây, tre đan, sản xuất gạch nung, làm đậu phụ, chăn nuôi… vừa rèn kỹ năng lao động, vừa định hướng việc làm cho học viên trước khi tái hoà nhập cộng đồng.

Đồng chí Đinh Ngọc Long, Giám đốc Cơ sở cai nghiện ma tuý số II cho biết: "Thời gian tới, Cơ sở sẽ đẩy mạnh lộ trình xây dựng để trở thành cơ sở xã hội đa chức năng hoàn chỉnh; từng bước quy hoạch các loại hình điều trị, cai nghiện tại Cơ sở thành môi trường điều trị lành mạnh, thân thiện, đáp ứng đầy đủ các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định. Phấn đấu tiếp nhận cai nghiện bắt buộc cho 200 - 250 người/năm, cai tự nguyện cho 150 - 170 lượt người, điều trị bằng thuốc thay thế cho 70 - 100 người. Tổ chức dạy nghề phù hợp cho 100% học viên; duy trì thường xuyên từ 70 - 80% học viên có mặt tại Cơ sở được lao động trị liệu, lao động sản xuất. Tăng cường phối hợp với các cơ quan, trường học, chính quyền địa phương tổ chức các hoạt động tham vấn, giáo dục trực quan về phòng, chống lạm dụng ma tuý cho học sinh, sinh viên và nhân dân”.


Thanh Sơn


Các tin khác


Ký kết chương trình phối hợp công tác tư vấn, giới thiệu việc làm cho đoàn viên, thanh niên 

Chiều 16/4, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), Tỉnh Đoàn Hoà Bình tổ chức ký kết chương trình phối hợp công tác tư vấn, giới thiệu việc làm cho đoàn viên, thanh niên giai đoạn 2024 - 2027 nhằm đẩy mạnh và phát huy vai trò của các cơ quan liên quan trong quá trình phối hợp triển khai nhiệm vụ. 

Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” tại tỉnh Sơn La

Hội liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Hòa Bình vừa tổ chức chương trình "Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” năm 2024 tại xã Mường Hung, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La.

Nâng cao quyền năng cho phụ nữ

Dự án "Nâng cao quyền năng cho phụ nữ thông qua tiếp cận Luật An ninh mạng, Luật Hôn nhân và gia đình” tại địa bàn 2 huyện Yên Thủy, Lạc Sơn đã đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần giải quyết các vấn đề mang tính cấp thiết và có biện pháp ứng phó giảm thiểu các rủi ro cho phụ nữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Dự án cũng nhằm nâng cao nhận thức về Luật An ninh mạng, Luật Hôn nhân và gia đình, từ đó nâng cao quyền năng cho phụ nữ, đặc biệt là quyền quyết định trong gia đình và quyền năng kinh tế thông qua việc sử dụng môi trường mạng an toàn, lành mạnh, hiệu quả.

Lương tối thiểu vùng tăng 6% từ 1/7/2024 tác động thế nào tới lương hưu?

Từ 1/7/2024, lương tối thiểu vùng sẽ tăng 6% so với hiện nay. Cùng với đó, các cơ quan liên quan đang xây dựng phương án điều chỉnh lương hưu. Dự thảo tờ trình Nghị định quy định mức lương tối thiểu với người lao động làm việc theo hợp đồng đang được lấy ý kiến các bộ, ngành liên quan.

Triển khai công tác lao động, người có công và xã hội quý II

Ngày 15/4, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) tổ chức hội nghị sơ kết công tác quý I, triển khai nhiệm vụ công tác quý II/2024.

Phương án phân luồng sau lệnh cấm ô tô lên Đèo Cả

Trước sự cố hầm đường sắt Bãi Gió trên đường sắt Bắc - Nam, Khu Quản lý đường bộ III đã thông báo chi tiết phương án tổ chức phân luồng cho các phương tiện giao thông.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục