(HBĐT) - Ngô, khoai, mía, lợn, gà Phú Cường (Tân Lạc) dẫu chưa có chỉ dẫn địa lý, chưa được gắn sao sản phẩm OCOP nhưng đã được nhiều người dân trong, ngoài tỉnh biết đến như một "thương hiệu” để tìm mua. Xã có đàn gia súc (trâu, bò) gần 2.300 con, đàn gia cầm gần 39.000 con, nhưng số hộ nghèo vẫn chiếm tỷ lệ cao. Làm gì để tạo cú huých cho Phú Cường tăng tốc trên hành trình giảm nghèo bền vững là trăn trở của cấp ủy, chính quyền địa phương.


Hộ nghèo xóm Báy, xã Phú Cường (Tân Lạc) được hỗ trợ bò giống sinh sản, tạo nguồn lực phát triển kinh tế gia đình. 

Cùng chúng tôi thăm một số hộ tham gia dự án hỗ trợ phát triển sinh kế cho hộ nghèo, Chủ tịch UBND xã Bùi Đức Phương chia sẻ: Phú Cường là một trong những xã thuộc vùng khó khăn của huyện. Xã có địa bàn rộng, dân cư đông, gồm 1.557 hộ với trên 7.650 nhân khẩu, phân bố tại 11 xóm, trong đó, 96% dân số là người dân tộc Mường. Do trình độ dân trí không đồng đều, đường sá đi lại khó khăn nên lộ trình phát triển KT-XH của xã còn nhiều điểm nghẽn. Đến nay, các loại hình kinh tế còn thiếu tính bền vững, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi chậm và chưa đồng đều, sản xuất mang tính nhỏ lẻ, chư­a tạo thành vùng sản xuất hàng hóa có giá trị kinh tế cao.

Năm 2020, thời điểm đầu năm thời tiết diễn biến phức tạp, rét đậm, rét hại kéo dài, khô hanh tác động lớn đến tiến độ sản xuất. Thời điểm từ tháng 4 - 8, lúc mưa lớn, lúc nắng hạn kéo dài, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất vụ chiêm xuân và vụ mùa. Tổng diện tích gieo trồng cả năm đạt 1.863,7 ha. Trong đó, diện tích lúa 335 ha, ngô 815,7 ha, khoai lang 460 ha, lạc 68 ha, mía 20 ha, sắn 20 ha, rau, đậu các loại khoảng 94 ha. Tổng sản l­ượng lương thực cây có hạt đạt 5.293 tấn, đạt 95,6% kế hoạch, tăng 1,7% so với năm 2019. Tuy nhiên, giao thông không thuận tiện, đầu ra cho các sản phẩm nông nghiệp không ổn định, lại bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, việc tiêu thụ nông sản gần như bị ngừng trệ khiến thu nhập của người dân giảm sâu. Cuối năm 2019, xã đề ra mục tiêu năm 2020 giảm tỷ lệ hộ nghèo còn 17,88%. Để thực hiện mục tiêu, xã đã xây dựng kế hoạch cụ thể, đề ra những biện pháp thiết thực nhằm hỗ trợ, giúp đỡ các hộ thoát nghèo. Trong năm, xã mở 1 lớp sơ cấp nghề cho nông dân về kỹ thuật chăm sóc, phòng bệnh cho khoai lang; 1 lớp chăn nuôi bò sinh sản, 1 lớp hướng dẫn nghiệp vụ du lịch, tạo việc làm mới cho 127 lao động. Theo đó, thu nhập bình quân của người dân đạt 40 triệu đồng/năm. Tuy nhiên, lộ trình giảm nghèo không được như mong muốn, đến cuối năm 2020, xã còn 429 hộ nghèo (chiếm 27,2%), 539 hộ cận nghèo (chiếm 34,18%).

Nhằm tạo sức bật về kinh tế của xã trong năm 2021, cấp ủy, chính quyền xã tiếp tục chỉ đạo người dân đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa, chú trọng thâm canh nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Khuyến khích người dân cải tạo vườn tạp, chuyển đổi diện tích đất kém hiệu quả sang trồng một số cây có giá trị kinh tế cao; dồn điền đổi thửa, áp dụng tiến bộ KH-KT vào sản xuất; nhân rộng các mô hình kinh tế trang trại, gia trại có hiệu quả. Thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững. Phát triển mạnh các ngành nghề phi nông nghiệp. Tích cực xúc tiến đầu tư, thu hút nguồn vốn đầu tư cho sản xuất nông, lâm nghiệp, gắn với phát triển công nghiệp chế biến, bảo quản và tìm kiếm mở rộng thị trường. Đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ đào tạo nghề, truyền nghề, nâng cao tay nghề cho người lao động. Phát triển một số ngành dịch vụ có lợi thế, giá trị gia tăng cao dựa trên tiềm năng sẵn có của địa phương; quảng bá, giới thiệu mạnh mẽ các sản phẩm truyền thống, sản phẩm đặc trưng của xã...

Lộ trình thực hiện đã thực sự sát sao, Phú Cường mong muốn nhận được sự quan tâm hỗ trợ của các cấp,  ngành để có nguồn lực đầu tư hạ tầng, công trình phúc lợi, hỗ trợ phát triển sinh kế nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân, hướng tới giảm nghèo bền vững.


Cùng chúng tôi thăm một số hộ tham gia dự án hỗ trợ phát triển sinh kế cho hộ nghèo, Chủ tịch UBND xã Bùi Đức Phương chia sẻ: Phú Cường là một trong những xã thuộc vùng khó khăn của huyện. Xã có địa bàn rộng, dân cư đông, gồm 1.557 hộ với trên 7.650 nhân khẩu, phân bố tại 11 xóm, trong đó, 96% dân số là người dân tộc Mường. Do trình độ dân trí không đồng đều, đường sá đi lại khó khăn nên lộ trình phát triển KT-XH của xã còn nhiều điểm nghẽn. Đến nay, các loại hình kinh tế còn thiếu tính bền vững, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi chậm và chưa đồng đều, sản xuất mang tính nhỏ lẻ, chư­a tạo thành vùng sản xuất hàng hóa có giá trị kinh tế cao.

Năm 2020, thời điểm đầu năm thời tiết diễn biến phức tạp, rét đậm, rét hại kéo dài, khô hanh tác động lớn đến tiến độ sản xuất. Thời điểm từ tháng 4 - 8, lúc mưa lớn, lúc nắng hạn kéo dài, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất vụ chiêm xuân và vụ mùa. Tổng diện tích gieo trồng cả năm đạt 1.863,7 ha. Trong đó, diện tích lúa 335 ha, ngô 815,7 ha, khoai lang 460 ha, lạc 68 ha, mía 20 ha, sắn 20 ha, rau, đậu các loại khoảng 94 ha. Tổng sản l­ượng lương thực cây có hạt đạt 5.293 tấn, đạt 95,6% kế hoạch, tăng 1,7% so với năm 2019. Tuy nhiên, giao thông không thuận tiện, đầu ra cho các sản phẩm nông nghiệp không ổn định, lại bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, việc tiêu thụ nông sản gần như bị ngừng trệ khiến thu nhập của người dân giảm sâu. Cuối năm 2019, xã đề ra mục tiêu năm 2020 giảm tỷ lệ hộ nghèo còn 17,88%. Để thực hiện mục tiêu, xã đã xây dựng kế hoạch cụ thể, đề ra những biện pháp thiết thực nhằm hỗ trợ, giúp đỡ các hộ thoát nghèo. Trong năm, xã mở 1 lớp sơ cấp nghề cho nông dân về kỹ thuật chăm sóc, phòng bệnh cho khoai lang; 1 lớp chăn nuôi bò sinh sản, 1 lớp hướng dẫn nghiệp vụ du lịch, tạo việc làm mới cho 127 lao động. Theo đó, thu nhập bình quân của người dân đạt 40 triệu đồng/năm. Tuy nhiên, lộ trình giảm nghèo không được như mong muốn, đến cuối năm 2020, xã còn 429 hộ nghèo (chiếm 27,2%), 539 hộ cận nghèo (chiếm 34,18%).

Nhằm tạo sức bật về kinh tế của xã trong năm 2021, cấp ủy, chính quyền xã tiếp tục chỉ đạo người dân đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa, chú trọng thâm canh nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Khuyến khích người dân cải tạo vườn tạp, chuyển đổi diện tích đất kém hiệu quả sang trồng một số cây có giá trị kinh tế cao; dồn điền đổi thửa, áp dụng tiến bộ KH-KT vào sản xuất; nhân rộng các mô hình kinh tế trang trại, gia trại có hiệu quả. Thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững. Phát triển mạnh các ngành nghề phi nông nghiệp. Tích cực xúc tiến đầu tư, thu hút nguồn vốn đầu tư cho sản xuất nông, lâm nghiệp, gắn với phát triển công nghiệp chế biến, bảo quản và tìm kiếm mở rộng thị trường. Đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ đào tạo nghề, truyền nghề, nâng cao tay nghề cho người lao động. Phát triển một số ngành dịch vụ có lợi thế, giá trị gia tăng cao dựa trên tiềm năng sẵn có của địa phương; quảng bá, giới thiệu mạnh mẽ các sản phẩm truyền thống, sản phẩm đặc trưng của xã...

Lộ trình thực hiện đã thực sự sát sao, Phú Cường mong muốn nhận được sự quan tâm hỗ trợ của các cấp,  ngành để có nguồn lực đầu tư hạ tầng, công trình phúc lợi, hỗ trợ phát triển sinh kế nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân, hướng tới giảm nghèo bền vững.

Thúy Hằng 
(Hội Nhà báo tỉnh)

Các tin khác


Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm, giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động câu lạc bộ “Bình đẳng trong hôn nhân”

Tại huyện Lạc Sơn, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh vừa tổ chức hội thảo chia sẻ kinh nghiệm và giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động câu lạc bộ "Bình đẳng trong hôn nhân”. Đây là hoạt động trong khuôn khổ Dự án "Nâng cao quyền năng cho phụ nữ thông qua tiếp cận Luật An ninh mạng, Luật Hôn nhân và gia đình” do Quỹ JIFF - EU JULE tài trợ, được triển khai tại 4 xã: Lạc Thịnh, Đoàn Kết (Yên Thủy) và Hương Nhượng, Định Cư (Lạc Sơn).

Thẩm định điển hình tiên tiến các sở, ban, ngành năm 2024

Sáng 26/4, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra các mô hình tiên tiến năm 2024 của các sở, ban, ngành.

Viettel Hoà Bình tổ chức Lễ trao thưởng chương trình “Lên 4G, lên đời”

Ngày 25/4, Viettel Hoà Bình tổ chức Lễ trao thưởng cho khách hàng trong chương trình khuyến mại "Lên 4G – Lên đời”.

Thẩm định điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Tân Lạc

Ngày 25/4, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Tân Lạc.

Thẩm định điển hình tiên tiến trên địa bàn huyện Lạc Sơn

Đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn vừa tổ chức thẩm tra điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Lạc Sơn.

9 đội tham gia Hội thi Nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ “Tổ liên gia an toàn PCCC” huyện Kim Bôi

Sáng 25/4, UBND huyện Kim Bôi tổ chức Hội thi Nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ "Tổ liên gia an toàn PCCC” năm 2024. Tham gia hội thi có 9 đội từ các xã, thị trấn trên địa bàn huyện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục