(HBĐT) - Quê hương Mường Thàng đang từng ngày đổi thay. Cơ sở hạ tầng được đầu tư khang trang, đồng bộ. ANCT - TTATXH được giữ vững, tạo môi trường ổn định để phát triển kinh tế nhanh, bền vững. Cuộc sống đồng bào các dân tộc ngày thêm khởi sắc.



Cam Cao Phong trồng theo tiêu chuẩn VietGAP được người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn.

Đầu tư hạ tầng, thúc đẩy phát triển KT-XH

Xác định phát triển hạ tầng giao thông tạo bước đột phá trong phát triển KT-XH, xây dựng NTM, huyện đã tranh thủ các nguồn vốn của T.Ư, của tỉnh; tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên, các tầng lớp Nhân dân đóng góp tiền của, công sức xây dựng, mở rộng, nâng cấp thêm nhiều tuyến đường mới. Mạng lưới giao thông nông thôn được phát triển rộng khắp trong toàn huyện. Tổng số km đường của huyện là 409,72 km. Đến nay, bằng nhiều nguồn vốn đầu tư, nhiều công trình giao thông quan trọng được đẩy nhanh tiến độ và hoàn thành như: đường thị trấn Cao Phong đến khu trung tâm xã Bắc Phong; đường vào xóm Bưng 1 - xóm Bưng 2, xã Thu Phong; đường xóm Mỗ, xã Bình Thanh; đường xóm Um, xã Yên Thượng… Các trường học được xây dựng khang trang, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học được tăng cường đầu tư, phục vụ tốt cho việc dạy và học. Tỷ lệ hộ dân sử dụng điện lưới quốc gia đạt 99,8%. Hệ thống y tế từ huyện xuống cơ sở phục vụ kịp thời việc khám, chữa bệnh cho Nhân dân.

Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa

Bên cạnh đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng, huyện tiếp tục xác định mũi nhọn trong phát triển kinh tế vẫn là nông nghiệp, trong đó, cam là cây thế mạnh. Huyện đã xây dựng Chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm cam của huyện. Hiện nay, huyện chủ trương phát triển và trồng cam theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ, đảm bảo an toàn thực phẩm; phát triển mô hình liên kết theo chuỗi, liên kết vùng để đảm bảo đầu ra cho sản phẩm. Toàn huyện phát triển diện tích cây ăn quả có múi là 2.815,21 ha, sản lượng niên vụ 2020 - 2021 ước đạt trên 33.000 tấn, đã có 1.105,49 ha cam được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP với 807 hộ tham gia. 

Bên cạnh đó, huyện tích cực triển khai đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng liên kết chuỗi giá trị để nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững. Thúc đẩy liên kết theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm; thu hút doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn nông thôn; đẩy mạnh phát triển kinh tế trang trại, kinh tế tập thể theo hướng sản xuất hàng hóa phù hợp thị trường, hỗ trợ nông dân kết nối, tiếp cận dịch vụ nghiên cứu, chuyển giao và áp dụng tiến bộ kỹ thuật. Đến nay, toàn huyện có 8 sản phẩm được xếp hạng OCOP cấp tỉnh (3 sản phẩm 4 sao, 5 sản phẩm 3 sao). 

Nhiều tiềm năng phát triển du lịch

Với tiềm năng du lịch, huyện đã xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch trên địa bàn, trong đó xác định các tuyến, cụm, điểm du lịch huyện như tuyến du lịch Bình Thanh - Thung Nai - lòng hồ sông Đà; khu di tích lịch sử văn hoá Cù Chính Lan, đền Thác Bờ, du lịch sinh thái hồ Hoà Bình; di tích lịch sử văn hoá chùa Qoèn Ang, vườn hoa núi Cối, chùa Khánh - xã Thạch Yên, đền Bồng Lai - thị trấn Cao Phong kết hợp quần thể hang động Núi Đầu Rồng; Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn di sản các nhà khoa học Việt Nam - xã Bắc Phong; đồng thời đẩy mạnh khôi phục các lễ hội truyền thống của dân tộc như: lễ hội Chiêng của người Mường, lễ hội Mường Thàng, lễ hội khai xuân. Ngoài ra, huyện xây dựng các tuyến du lịch trải nghiệm vườn cam thu hút đông đảo du khách đến thăm quan. Bình quân mỗi năm số khách đến thăm quan trên địa bàn huyện đạt trên 160.000 lượt khách, doanh thu đạt trên 16 tỷ đồng. 

Trong nhiệm kỳ 2015 - 2020, xác định đúng các khâu đột phá giúp kinh tế của huyện có bước phát triển bền vững, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 11,24%/năm. Đến nay, huyện duy trì 4 xã nông thôn mới (NTM), gồm: Dũng Phong, Nam Phong, Tây Phong, Thu Phong, trong đó, các xã: Dũng Phong, Nam Phong, Tây Phong đạt chuẩn NTM nâng cao, xã Dũng Phong đang phấn đấu đạt NTM kiểu mẫu. Năm 2021, huyện phấn đấu xã Bắc Phong đạt chuẩn NTM. Về kết quả thực hiện các tiêu chí huyện NTM đạt 5/9 tiêu chí; phấn đấu đến năm 2025 đạt huyện NTM. Thu nhập bình quân đầu người toàn huyện hiện đạt 49,2 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 8,5%. 

Đồng chí Quách Văn Ngoan, Chủ tịch UBND huyện cho biết: Trong thời gian tới, huyện tiếp tục phát huy các lợi thế, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá, chú trọng thâm canh tăng năng suất. Duy trì, phát triển Chỉ dẫn địa lý Cao Phong đối với sản phẩm cam theo hướng nâng cao chất lượng, sản lượng, giá thành sản phẩm; tăng cường quảng bá sản phẩm cam Cao Phong và tìm kiếm thị trường tiêu thụ ổn định cho sản phẩm. Thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh. Đồng thời, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho du lịch, gắn phát triển du lịch với văn hoá, khuyến khích các thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh đầu tư phát triển du lịch, hoàn thiện hệ thống tuyến du lịch trong toàn huyện…

Đinh Thắng

Các tin khác


Huyện Mai Châu đa dạng nguồn lực xóa nhà tạm, nhà dột nát

Xóa nhà tạm, nhà dột nát (XNT, NDN) cho hộ nghèo là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước nhằm giúp người nghèo có điều kiện thoát nghèo, ổn định cuộc sống. Tại huyện vùng cao Mai Châu, cấp uỷ, chính quyền từ huyện đến cơ sở đã có nhiều cách làm hay, sáng tạo để huy động nguồn lực nhằm hỗ trợ hộ nghèo, hộ chính sách xây dựng mới và sửa chữa nhà ở, giúp họ có thêm niềm tin, động lực vươn lên thoát nghèo, góp phần thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo ở địa phương.

Vụ nổ lò hơi tại Đồng Nai: Khẩn trương cấp cứu người bị nạn

Liên quan đến vụ tai nạn lao động xảy ra tại Công ty TNHH gỗ Bình Minh (ấp Vàm, xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai), Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai đã yêu cầu các đơn vị, địa phương khẩn trương cấp cứu người bị nạn, điều tra, làm rõ nguyên nhân.

Những chính sách nổi bật có hiệu lực trong tháng 5/2024

Trong tháng 5/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực, nổi bật là các chính sách liên quan đến đến công chức, viên chức, về giá điện, lĩnh vực giáo dục..

Những mái nhà ấm tình đại đoàn kết

Thời gian qua, phong trào xây nhà "Đại đoàn kết” cho hộ nghèo do Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh phát động được các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và cộng đồng xã hội đồng tình hưởng ứng. Từ nguồn Quỹ Vì người nghèo, hàng nghìn ngôi nhà Đại đoàn kết ấm tình người được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa, bàn giao cho hộ nghèo, giúp họ "an cư, lạc nghiệp", có thêm động lực vươn lên trong cuộc sống.

Cán bộ, chiến sỹ Công an tỉnh “3 cùng” với người dân

Cùng với hệ thống chính trị toàn tỉnh, những năm qua, Công an tỉnh tích cực hưởng ứng phong trào "Chung sức xây dựng nông thôn mới” bằng những việc làm thiết thực. Phong trào xây dựng nông thôn mới được triển khai ở hầu khắp các đơn vị Công an trong tỉnh với hàng loạt việc tốt, việc tử tế giúp người dân xóa đói, giảm nghèo, làm thay đổi bộ mặt nông thôn miền núi. Hình ảnh các chiến sỹ Công an tỉnh "3 cùng” với người dân để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng nhân dân các dân tộc trong tỉnh.

Người lao động sẽ được nghỉ 4 ngày dịp Lễ Quốc khánh năm nay

Theo thông báo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Bộ LĐTBXB), cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được nghỉ 4 ngày Lễ Quốc khánh năm 2024 từ thứ Bảy ngày 31/8 đến hết thứ Ba ngày 3/9/2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục