(HBĐT) - Tai nạn lao động (TNLĐ), những vụ việc thương tâm, gây thiệt hại về người và của do sự thiếu ý thức, trách nhiệm trong đảm bảo an toàn lao động (ATLĐ) vẫn đang là thực trạng nhức nhối.


Lực lượng chức năng kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động tại mỏ khai thác đá Bình Thanh (Cao Phong).

Theo thống kê của Bộ LĐ-TB&XH, giai đoạn 2016 - 2020, bình quân mỗi năm, trên toàn quốc xảy ra 7.389 vụ, làm 7.559 người bị TNLĐ, trong đó 613 người chết. Tổng số ngày nghỉ do TNLĐ là 138.089 ngày. TNLĐ còn gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế với số tiền trợ cấp do cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả và thiệt hại tức thì về tài sản được doanh nghiệp báo cáo trên 1.400 tỷ đồng/năm. Nếu tính thiệt hại về kinh tế cả do ngày công ngừng việc, mất việc, đào tạo lại, giảm năng suất..., thiệt hại ước còn cao gấp hàng chục lần. Dự báo, từ năm 2021 - 2025, mỗi năm sẽ có khoảng 230.000 người bị TNLĐ, số người mắc mới bệnh nghề nghiệp hàng năm tăng trên 1.000 người, gây thiệt hại kinh tế hàng chục nghìn tỷ đồng/năm.

Năm 2020, tại 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư xảy ra 8.380 vụ, làm 8.610 người bị TNLĐ, bao gồm cả khu vực có quan hệ lao động và khu vực người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động. Trong đó, 919 vụ TNLĐ chết người, 966 người chết vì TNLĐ, 1.897 người bị thương nặng, 2.724 nạn nhân là lao động nữ, 111 vụ TNLĐ có từ 2 người bị nạn trở lên.

Đáng chú ý, Hòa Bình có tên trong danh sách những tỉnh, thành phố để xảy ra một số vụ TNLĐ nghiêm trọng làm chết người và bị thương nhiều người (lĩnh vực xây dựng, khai thác khoáng sản). Năm 2020, toàn tỉnh xảy ra 16 vụ TNLĐ trong khu vực có quan hệ lao động, trong đó có 5 vụ TNLĐ chết người, nổi cộm là vụ TNLĐ nghiêm trọng làm chết 2 người thuộc Công ty MTV Phương Bắc (Lạc Sơn). Khu vực không có quan hệ lao động xảy ra 7 vụ TNLĐ, làm chết 8 người. So với năm 2019, giảm 3 vụ TNLĐ chết người ở khu vực có quan hệ lao động, tăng 4 vụ ở khu vực không có quan hệ lao động.

Ý thức chấp hành pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) của doanh nghiệp, người sử dụng lao động chưa cao, chưa quan tâm đến công tác tuyên truyền, huấn luyện, chưa thực hiện nghiêm kỷ luật lao động và không thường xuyên giám sát, đôn đốc, nhắc nhở về công tác ATVSLĐ; bản thân người lao động chưa nắm rõ quyền, nghĩa vụ của mình trong công tác ATVSLĐ, trình độ chuyên môn, tay nghề còn hạn chế, chưa có tác phong công nghiệp, ý thức chấp hành luật pháp, kỷ luật trong lao động còn yếu; chủ quan trong việc kiểm tra, tự kiểm tra vị trí làm việc, nơi làm việc, các phương tiện bảo hộ lao động trước khi thực hiện nhiệm vụ... là những nguyên nhân "muôn thuở" để xảy ra TNLĐ.

Những vụ TNLĐ sẽ còn tái diễn do chính sự bất cẩn, thiếu ý thức và chủ quan của con người. Gần đây nhất, ngày 7/3, tại TP Hòa Bình đã xảy ra 1 vụ nổ tại công trường thi công dự án cầu Hòa Bình 2, thuộc tổ 1, phường Thịnh Lang khiến 1 nam công nhân tử vong tại chỗ. Nguyên nhân được cho là nạn nhân trong quá trình mở van bình nén khí oxy để thực hiện công việc hàn nhiệt, bình oxy bất ngờ phát nổ. Trước đó, ngày 18/12/2019, cũng tại công trình này từng xảy ra vụ tai nạn làm 4 công nhân rơi xuống sông Đà, 1 trường hợp tử vong.

Hiểm họa tai nạn luôn rình rập xung quanh môi trường làm việc của người lao động. Để phòng tránh TNLĐ, giảm thiểu thương vong, thiệt hại và những hậu quả đáng tiếc về sau, các cấp, ngành cần tăng cường, đa dạng hóa hình thức thông tin, tuyên truyền pháp luật về ATLĐ để nâng cao hiệu quả tác động. Hơn bao giờ hết, các doanh nghiệp, người sử dụng lao động cần thực hiện tốt những biện pháp đảm bảo ATLĐ. Người lao động cần nâng cao ý thức tự bảo vệ mình!.


Bùi Minh


Các tin khác


Phát động Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động và Tháng công nhân năm 2024

Ngày 3/5, Hội đồng An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) tỉnh phối hợp cùng Liên đoàn Lao động tỉnh và UBND TP Hòa Bình tổ chức lễ phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng công nhân năm 2024. Dự lễ phát động có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng ATVSLĐ tỉnh; Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh...

Lo ngại Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới 28-01S phải dừng hoạt động

Trước thực tế Trung tâm Đăng kiểm (TTĐK) xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hoà Bình sẽ phải tạm dừng hoạt động, mới đây, Sở GTVT đã đề xuất UBND tỉnh xem xét, có biện pháp tháo gỡ vướng mắc để duy trì hoạt động, phục vụ nhu cầu chính đáng của người dân.

Hội Chữ thập đỏ huyện Lạc Thủy: Tích cực tham gia phòng ngừa, ứng phó thiên tai

Thời gian qua, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) huyện Lạc Thủy tích cực tham gia công tác phòng ngừa, ứng phó thiên tai, thảm họa, sơ cấp cứu, cứu trợ đột xuất, góp phần xây dựng cộng đồng an toàn, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống nhân dân, nhất là tại các xã ven sông Bôi.

Phát hiện 1 quả đạn pháo chưa nổ tồn sót sau chiến tranh ở lòng sông Đà

Công an thành phố Hòa Bình cho biết, Công an phường Thịnh Lang vừa tiếp nhận 1 quả đạn pháo là vật liệu nổ nguy hiểm tồn sót sau chiến tranh do người dân phát hiện tại khu vực bờ sông Đà thuộc phường Thịnh Lang (thành phố Hòa Bình).

Phân bổ 13,5 tỷ đồng thực hiện Pháp lệnh ưu đãi Người có công với cách mạng năm 2024

UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 714/QĐ-UBND về phương án phân bổ kinh phí hỗ trợ công tác mộ, nghĩa trang liệt sỹ thực hiện Pháp lệnh ưu đãi Người có công với cách mạng năm 2024.

Huyện Mai Châu đa dạng nguồn lực xóa nhà tạm, nhà dột nát

Xóa nhà tạm, nhà dột nát (XNT, NDN) cho hộ nghèo là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước nhằm giúp người nghèo có điều kiện thoát nghèo, ổn định cuộc sống. Tại huyện vùng cao Mai Châu, cấp uỷ, chính quyền từ huyện đến cơ sở đã có nhiều cách làm hay, sáng tạo để huy động nguồn lực nhằm hỗ trợ hộ nghèo, hộ chính sách xây dựng mới và sửa chữa nhà ở, giúp họ có thêm niềm tin, động lực vươn lên thoát nghèo, góp phần thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo ở địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục