(HBĐT) - Mặc dù chỉ cách trung tâm xã Nuông Dăm (Kim Bôi) khoảng 3km nhưng để đi hết Suối Thượng - xóm khó khăn nhất của xã, đoàn chúng tôi phải mất hơn 1 giờ đồng hồ. Gần 3km đường dân sinh, tuy nhiên chỉ có 300m đường bê tông, còn lại là đường rải đá dăm và đường đất. Giao thông đi lại khó khăn đã và đang là rào cản lớn đối với sự phát triển KT-XH và việc học hành của trẻ em nơi đây.


Hơn 2km đường dân sinh tại xóm Suối Thượng, xã Nuông Dăm (Kim Bôi) vẫn con là đường đất, đi qua hơn 10 con suối lớn, nhỏ gây khó khăn cho người dân và nguy hiểm mỗi khi mùa mưa lũ về. 

Theo chân đồng chí trưởng thôn đi một vòng quanh xóm, đã không ít lần tôi tưởng đoàn đi nhầm vào con đường mòn đi lên núi. Cứ đi khoảng 200 - 300m lại gặp một con suối chảy qua. Con đường đất, đá lởm chởm, dốc lên xuống liên tục là đường đi lại hàng ngày của hơn 100 hộ dân tại đây. 

Càng đi về cuối xóm, tôi càng cảm thấy khâm phục bà con. Bởi họ vẫn miệt mài, bền bỉ đi trên con đường đất ấy từ năm này qua năm khác. 

"Xóm Suối Thượng sau khi sáp nhập có 122 hộ với 569 khẩu, trong đó riêng xóm Suối Lội cũ có trên 30 hộ với 190 nhân khẩu. Bà con sống ở gần bờ suối và dưới chân đồi, chủ yếu sống bằng nghề trồng trọt và chăn nuôi. Muốn đi về đây, phải đi hơn 2km đường đất, vượt qua 4 con suối to, 3 con suối nhỏ và trên dưới 10 khe nước chảy quanh năm. Do đường xá đi lại khó khăn nên cuộc sống bà con cũng muôn phần vất vả. Không biết bao nhiêu lần mưa lũ bà con bị cô lập không thể ra bên ngoài mua nhu yếu phẩm. Nhiều nhất phải kể đến năm 2017, gần 20 lần. Đợt mưa lũ lịch sử tháng 10 năm đó chúng tôi còn bị cô lập đến 3 ngày liền” - Ông Tươi chia sẻ. 

Trước đây, cuộc sống người dân đa phần là tự cung tự cấp. Vài năm trở lại đây, bà con bắt đầu đẩy mạnh sản xuất hàng hoá. Anh Hà Công Mạnh, một gia đình chăn nuôi ở Suối Thượng chia sẻ: Nếu là gia súc, gia cầm thì khoảng 2 - 3 nhà chung nhau thuê một chiếc xe tải 2 cầu vào chở ra trung tâm xã, rồi thương lái đến lấy hoặc chúng tôi chở bằng xe máy ra chợ Bãi Xe, Nam Thượng cách đây 12km. Nếu để thương lái vào mua trực tiếp thì bị ép giá thấp lắm. Ví dụ, lợn hơi tại trung tâm xã bán được 65.000 đồng/kg thì chúng tôi chỉ bán được 50.000 đồng. Đối với cây keo thành phẩm, nếu ngoài kia họ bán được 1 triệu đồng/1 tấn thì bà con ở đây chỉ được nửa giá thôi. Mà giá vật liệu xây dựng thì đắt gần gấp đôi. Một khối cát thông thường chỉ 200.000/1m3, nhưng vào đến đây phải 350.000 - 400.000/1m3, bởi vậy, chi phí xây một ngôi nhà trong khu vực Suối Lội phải bằng 2 lần nhà khu vực trung tâm xã. 

Đồng chí Nguyễn Văn Chí, Phó Chủ tịch xã Nuông Dăm cho biết: Giao thông chính là cản trở lớn nhất đối với Suối Thượng. Với hơn 400ha rừng sản xuất cho thấy tiềm năng về rừng rất lớn, ngoài ra, bà con còn đẩy mạnh chăn nuôi gia súc lớn. Tuy nhiên, trình độ phát triển chưa thực sự tương xứng với tiềm năng sẵn có, nguyên nhân chủ yếu do đường giao thông nông thôn. Năm 2019, nhờ nguồn vốn của Chương trình MTQG xây dựng NTM,  Suối Thượng được đầu tư xây dựng 1.000m đường dân sinh, tuy nhiên mới chỉ có 300m được đổ bê tông, còn lại là đường rải đá dăm. Sau mỗi trận mưa, lũ cuốn trôi lớp đất đá trên bề mặt để lộ ra những viên đá cuội gây nguy hiểm. UBND xã cũng đã có nhiều văn bản gửi đến các cấp, ngành. Một số đơn vị đã về địa phương khảo sát, nghiên cứu, tuy nhiên vẫn chưa có phương án khắc phục triệt để. Gần đây nhất, đoàn khảo sát của các BQL dự án xây dựng cơ bản của huyện Kim Bôi đã về khảo sát và có dự án bê tông hoá 1,3km đường tại Suối Thượng. Chúng tôi rất mong dự án được triển khai để giúp thuận tiện đi lại người dân và trẻ em yên tâm đi học.

Mùa mưa năm nay đã đến, rất có thể Suối Thương lại thêm nhiều lần nữa bị cô lập do đường đi lại bị chia cắt bởi các con suối lớn, nhỏ. Niềm mong mỏi lớn nhất của bà con Suối Thượng cũng như cấp uỷ, chính quyền xã Nuông Dăm là có một con đường bê tông liên xóm để gỡ khó về vấn đề đi lại và tạo cơ hội để bà con phát triển kinh tế lâu dài.
 
Khánh Linh

Các tin khác


Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm, giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động câu lạc bộ “Bình đẳng trong hôn nhân”

Tại huyện Lạc Sơn, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh vừa tổ chức hội thảo chia sẻ kinh nghiệm và giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động câu lạc bộ "Bình đẳng trong hôn nhân”. Đây là hoạt động trong khuôn khổ Dự án "Nâng cao quyền năng cho phụ nữ thông qua tiếp cận Luật An ninh mạng, Luật Hôn nhân và gia đình” do Quỹ JIFF - EU JULE tài trợ, được triển khai tại 4 xã: Lạc Thịnh, Đoàn Kết (Yên Thủy) và Hương Nhượng, Định Cư (Lạc Sơn).

Thẩm định điển hình tiên tiến các sở, ban, ngành năm 2024

Sáng 26/4, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra các mô hình tiên tiến năm 2024 của các sở, ban, ngành.

Viettel Hoà Bình tổ chức Lễ trao thưởng chương trình “Lên 4G, lên đời”

Ngày 25/4, Viettel Hoà Bình tổ chức Lễ trao thưởng cho khách hàng trong chương trình khuyến mại "Lên 4G – Lên đời”.

Thẩm định điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Tân Lạc

Ngày 25/4, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Tân Lạc.

Thẩm định điển hình tiên tiến trên địa bàn huyện Lạc Sơn

Đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn vừa tổ chức thẩm tra điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Lạc Sơn.

9 đội tham gia Hội thi Nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ “Tổ liên gia an toàn PCCC” huyện Kim Bôi

Sáng 25/4, UBND huyện Kim Bôi tổ chức Hội thi Nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ "Tổ liên gia an toàn PCCC” năm 2024. Tham gia hội thi có 9 đội từ các xã, thị trấn trên địa bàn huyện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục