(HBĐT) - Trở lại xã Hưng Thi (Lạc Thủy) những ngày đầu tháng 8, xã đã mang diện mạo mới. Những con đường bê tông phong quang, sạch đẹp, công trình điện thắp sáng, trường học, trạm y tế, trụ sở xã… được xây dựng khang trang, kiên cố. Đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân được cải thiện rõ nét.

 


Xã Hưng Thi (Lạc Thuỷ) có trên 20 ha nhãn cho thu hoạch đem lại hiệu quả kinh tế.

Ghé thăm một số hộ trong xã, chúng tôi cảm nhận được những đổi mới về tư duy, cách thức làm kinh tế của người dân. Gia đình ông Bùi Văn Chiền ở thôn Trâm là một điển hình. Trước đây, gia đình ông thuộc diện khó khăn. Mạnh dạn đầu tư chăn nuôi lợn theo hình thức gia trại, trong chuồng luôn có 30 con lợn nái và chăn nuôi lợn thịt quy mô 80 - 100 con cùng với dịch vụ xay xát đã giúp gia đình ông thoát nghèo, trở thành hộ khá của thôn. Điều kiện kinh tế ổn định, gia đình ông mở thêm dịch vụ bán hàng tạp hoá phục vụ bà con trong thôn. Ông Chiền chia sẻ: Gia đình tôi có được ngày hôm nay không chỉ có sự nỗ lực của gia đình, mà còn nhờ cán bộ xã luôn đồng hành, giúp đỡ, từ định hướng phát triển kinh tế đến tạo điều kiện tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt...

Với thế mạnh đồi rừng, xã xác định trồng rừng kinh tế là hướng phát triển bền vững và phù hợp nhất đối với địa phương. Diện tích rừng sản xuất toàn xã giữ ổn định 1.434,5 ha. Cứ khai thác hết lại trồng mới luân phiên khoảng 200 ha/năm. Bình quân thu nhập từ rừng đạt 60 - 70 triệu đồng/ha. Ông Bùi Văn Nhinh, xóm Khoang, một trong những hộ trồng rừng tiêu biểu theo hướng thâm canh với phương thức lấy ngắn nuôi dài. Gia đình ông có diện tích rừng trên 50 ha, mỗi năm khai thác trên dưới 10 ha xong lại trồng mới, cho thu nhập bình quân khoảng 80 triệu đồng/ha, đem lại nguồn thu nhập khoảng 1 tỷ đồng/năm.

Những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, đặc biệt từ nguồn vốn của các chương trình, chính sách dành cho vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK), điện, đường, trường, trạm ở xã được xây dựng khá khang trang, đồng bộ. Bà con phần lớn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi để tăng thu nhập. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng lòng, chung sức của Nhân dân, năm 2020, xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Để có được kết quả đó, UBND xã, ngành, đoàn thể đã tích cực tuyên truyền, vận động Nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; đưa những cây, con giống mới, năng suất cao vào sản xuất. Phát triển đàn gia súc, gia cầm, tạo sản phẩm hàng hóa cung cấp cho thị trường. Tạo điều kiện để người dân được tiếp cận với các nguồn vốn vay ưu đãi phát triển kinh tế. Cùng với đó, đẩy mạnh công tác chăm sóc và bảo vệ rừng. Đặc biệt, phát huy vai trò của mỗi đảng viên trên mặt trận phát triển kinh tế, góp phần thực hiện tốt công tác xóa đói, giảm nghèo.

Chủ tịch UBND xã Lương Văn Đông cho biết: Hưng Thi là xã ĐBKK của huyện, trong phát triển kinh tế, xã đã xác định hướng giảm nghèo bền vững và làm giàu cho người dân từ trồng rừng kinh tế, trong đó khuyến khích Nhân dân trồng rừng theo hướng thâm canh rừng gỗ lớn với chu kỳ khai thác 8 - 10 năm để cho hiệu quả kinh tế cao. Tiếp tục duy trì diện tích trồng các loại cây ăn quả, cây sả có giá trị kinh tế và phát triển chăn nuôi. Đến nay xã còn 4 thôn ĐBKK. Năm 2021, xã phấn đấu đạt thu nhập bình quân đầu người trên 46 triệu đồng, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 7%; tiếp tục giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới đã đạt; duy trì 2 khu dân cư kiểu mẫu và phấn đấu xây dựng thêm 4 khu dân cư kiểu mẫu.

Đinh Thắng

Các tin khác


Phân bổ 13,5 tỷ đồng thực hiện Pháp lệnh ưu đãi Người có công với cách mạng năm 2024

UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 714/QĐ-UBND về phương án phân bổ kinh phí hỗ trợ công tác mộ, nghĩa trang liệt sỹ thực hiện Pháp lệnh ưu đãi Người có công với cách mạng năm 2024.

Huyện Mai Châu đa dạng nguồn lực xóa nhà tạm, nhà dột nát

Xóa nhà tạm, nhà dột nát (XNT, NDN) cho hộ nghèo là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước nhằm giúp người nghèo có điều kiện thoát nghèo, ổn định cuộc sống. Tại huyện vùng cao Mai Châu, cấp uỷ, chính quyền từ huyện đến cơ sở đã có nhiều cách làm hay, sáng tạo để huy động nguồn lực nhằm hỗ trợ hộ nghèo, hộ chính sách xây dựng mới và sửa chữa nhà ở, giúp họ có thêm niềm tin, động lực vươn lên thoát nghèo, góp phần thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo ở địa phương.

Vụ nổ lò hơi tại Đồng Nai: Khẩn trương cấp cứu người bị nạn

Liên quan đến vụ tai nạn lao động xảy ra tại Công ty TNHH gỗ Bình Minh (ấp Vàm, xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai), Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai đã yêu cầu các đơn vị, địa phương khẩn trương cấp cứu người bị nạn, điều tra, làm rõ nguyên nhân.

Những chính sách nổi bật có hiệu lực trong tháng 5/2024

Trong tháng 5/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực, nổi bật là các chính sách liên quan đến đến công chức, viên chức, về giá điện, lĩnh vực giáo dục..

Những mái nhà ấm tình đại đoàn kết

Thời gian qua, phong trào xây nhà "Đại đoàn kết” cho hộ nghèo do Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh phát động được các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và cộng đồng xã hội đồng tình hưởng ứng. Từ nguồn Quỹ Vì người nghèo, hàng nghìn ngôi nhà Đại đoàn kết ấm tình người được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa, bàn giao cho hộ nghèo, giúp họ "an cư, lạc nghiệp", có thêm động lực vươn lên trong cuộc sống.

Cán bộ, chiến sỹ Công an tỉnh “3 cùng” với người dân

Cùng với hệ thống chính trị toàn tỉnh, những năm qua, Công an tỉnh tích cực hưởng ứng phong trào "Chung sức xây dựng nông thôn mới” bằng những việc làm thiết thực. Phong trào xây dựng nông thôn mới được triển khai ở hầu khắp các đơn vị Công an trong tỉnh với hàng loạt việc tốt, việc tử tế giúp người dân xóa đói, giảm nghèo, làm thay đổi bộ mặt nông thôn miền núi. Hình ảnh các chiến sỹ Công an tỉnh "3 cùng” với người dân để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng nhân dân các dân tộc trong tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục