(HBĐT) - Dân gian Việt Nam ta có câu: "Có phúc đẻ con hay lội, có tội đẻ con hay trèo”, hay "Có phúc nuôi con biết lội, có tội nuôi con biết trèo”… cách đọc, cách nhớ, cách hiểu của mỗi người khác nhau nhưng nghĩa chung phổ biến nhất là: Khi con biết bơi lội thì có thể tránh được tai nạn do đuối nước, tự giữ được mạng sống cho mình và đó là cái phúc. Câu thành ngữ đã có từ xa xưa nhưng không hề cũ với thời điểm hiện tại và các bậc làm cha, mẹ luôn cần coi đó là lời răn hữu ích.


Huyện Đoàn Kim Bôi cắm biển cảnh báo phòng tránh đuối nước tại các ngầm, cầu, suối trên địa bàn.

Dẫu không muốn nhắc đi nhắc lại những vụ đuối nước thương tâm mà nạn nhân chủ yếu là trẻ em, nhưng vẫn phải nhấn mạnh lại rằng: Với điều kiện địa lý có nhiều sông, suối, ao, hồ… tỉnh ta luôn có nguy cơ cao về tai nạn thương tích (TNTT) do đuối nước. Theo thống kê của cơ quan chức năng, năm 2020, toàn tỉnh có 18 trẻ em tử vong do đuối nước. Từ đầu năm đến nay đã có trên 20 trẻ bị đuối nước. Nguyên nhân dẫn đến đuối nước cũng được các cơ quan chức năng chỉ rõ: Do thiếu sự giám sát của gia đình, sự chủ quan của bố mẹ để trẻ tự do vui chơi ở những khu vực nguy hiểm như sông, suối, ao hồ. Tai nạn đuối nước một phần do trẻ không biết bơi, chưa có kỹ năng đảm bảo an toàn, xử lý tình huống và không có kỹ năng cứu đuối. Một phần do sự không an toàn của môi trường sống xung quanh bởi ngoài sông, hồ, ao, suối còn có các cống thoát nước, hố nước tới cây, các hố tạm phục vụ cho công trình xây dựng… tiềm ẩn nguy cơ đuối nước cho trẻ nhỏ, nhất là vào mùa mưa. Trong khi sân chơi và khu vực tắm đảm bảo an toàn cho trẻ trên địa bàn tỉnh còn thiếu nhiều, dẫn đến các vụ tai nạn do đuối nước không ngừng gia tăng và thực sự khó kiểm soát.

Thực tế, để hạn chế tối đa tình trạng đuối nước ở trẻ, các cấp, ngành, địa phương đã vào cuộc với nhiều biện pháp quyết liệt; chủ động, tích cực phòng, chống TNTT trẻ em nói chung và phòng, chống đuối nước cho trẻ em nói riêng. Ngày 7/5/2021, UBND tỉnh có Công văn số 670/UBND-TCTM về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống TNTT, đuối nước và xâm hại trẻ em trên địa bàn. Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố khẩn trương, nghiêm túc triển khai thực hiện các nội dung. Trong đó, tập trung thực hiện đồng bộ việc củng cố, kiện toàn Ban chỉ đạo phối hợp liên ngành thực hiện công tác bảo vệ trẻ em (BVTE) cấp huyện, Ban BVTE và nhóm thường trực về BVTE tại cấp xã. Tăng cường phối hợp liên ngành trong việc chỉ đạo, triển khai công tác phòng, chống TNTT, đuối nước trẻ em ở các cấp, ngành. Huy động sự tham gia của các hội, đoàn thể và người dân trong việc phát hiện, giám sát, cảnh giới các khu vực có nguy cơ gây TNTT, đặc biệt là khu vực có nguy cơ gây đuối nước đối với trẻ em. Tăng cường rà soát các khu vực hay xảy ra tai nạn đuối nước hoặc có nguy cơ hay xảy ra tai nạn đuối nước để có biện pháp phòng ngừa, can thiệp nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ; bố trí rào chắn, cắm biển cảnh báo nguy hiểm tại các ao, hồ, sông, suối, bãi tắm, khu vực nước sâu nguy hiểm…

Tại hội nghị trực tuyến toàn tỉnh bàn về công tác chăm sóc, BVTE tổ chức vào trung tuần tháng 6 vừa qua, đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã nhận định, đánh giá sâu sát thực trạng tình hình xâm hại, TNTT, đuối nước trẻ em giai đoạn 2016 - 2020 và 6 tháng đầu năm 2021 trên địa bàn tỉnh. Qua đó chỉ đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và UBND các huyện thành phố cần triển khai tích cực hơn nữa các hoạt động chăm sóc, BVTE trên địa bàn tỉnh. Cần nhận thức đúng đắn, đầy đủ về công tác chăm sóc, BVTE; tạo môi trường sống an toàn, lành mạnh cho trẻ.

Thúy Hằng
 (Hội Nhà báo tỉnh)

Các tin khác


Phân bổ 13,5 tỷ đồng thực hiện Pháp lệnh ưu đãi Người có công với cách mạng năm 2024

UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 714/QĐ-UBND về phương án phân bổ kinh phí hỗ trợ công tác mộ, nghĩa trang liệt sỹ thực hiện Pháp lệnh ưu đãi Người có công với cách mạng năm 2024.

Huyện Mai Châu đa dạng nguồn lực xóa nhà tạm, nhà dột nát

Xóa nhà tạm, nhà dột nát (XNT, NDN) cho hộ nghèo là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước nhằm giúp người nghèo có điều kiện thoát nghèo, ổn định cuộc sống. Tại huyện vùng cao Mai Châu, cấp uỷ, chính quyền từ huyện đến cơ sở đã có nhiều cách làm hay, sáng tạo để huy động nguồn lực nhằm hỗ trợ hộ nghèo, hộ chính sách xây dựng mới và sửa chữa nhà ở, giúp họ có thêm niềm tin, động lực vươn lên thoát nghèo, góp phần thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo ở địa phương.

Vụ nổ lò hơi tại Đồng Nai: Khẩn trương cấp cứu người bị nạn

Liên quan đến vụ tai nạn lao động xảy ra tại Công ty TNHH gỗ Bình Minh (ấp Vàm, xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai), Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai đã yêu cầu các đơn vị, địa phương khẩn trương cấp cứu người bị nạn, điều tra, làm rõ nguyên nhân.

Những chính sách nổi bật có hiệu lực trong tháng 5/2024

Trong tháng 5/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực, nổi bật là các chính sách liên quan đến đến công chức, viên chức, về giá điện, lĩnh vực giáo dục..

Những mái nhà ấm tình đại đoàn kết

Thời gian qua, phong trào xây nhà "Đại đoàn kết” cho hộ nghèo do Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh phát động được các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và cộng đồng xã hội đồng tình hưởng ứng. Từ nguồn Quỹ Vì người nghèo, hàng nghìn ngôi nhà Đại đoàn kết ấm tình người được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa, bàn giao cho hộ nghèo, giúp họ "an cư, lạc nghiệp", có thêm động lực vươn lên trong cuộc sống.

Cán bộ, chiến sỹ Công an tỉnh “3 cùng” với người dân

Cùng với hệ thống chính trị toàn tỉnh, những năm qua, Công an tỉnh tích cực hưởng ứng phong trào "Chung sức xây dựng nông thôn mới” bằng những việc làm thiết thực. Phong trào xây dựng nông thôn mới được triển khai ở hầu khắp các đơn vị Công an trong tỉnh với hàng loạt việc tốt, việc tử tế giúp người dân xóa đói, giảm nghèo, làm thay đổi bộ mặt nông thôn miền núi. Hình ảnh các chiến sỹ Công an tỉnh "3 cùng” với người dân để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng nhân dân các dân tộc trong tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục