Một trong các giải pháp quản lý, truy vết nhanh các ca nghi nhiễm để nhanh chóng đưa Thủ đô trở về trạng thái bình thường mới là việc người dân chủ động khai báo, quét mã QR (QR code). Đây là một trong những giải pháp công nghệ để phục vụ phòng, chống dịch COVID-19 của Hà Nội.


Khách hàng đến siêu thị phải quét mã QR Code và xịt khử khuẩn trước khi vào mua hàng.

Hiện nay, Hà Nội đã triển khai xuyên suốt tất cả nền tảng công nghệ của Bộ Thông tin và Truyền thông, trong đó có 3 nền tảng chính: Nền tảng khai báo y tế điện tử và quản lý thông tin người ra vào địa điểm công cộng bằng QR code; nền tảng hỗ trợ lấy mẫu và trả kết quả xét nghiệm theo hình thức điện tử trực tuyến và nền tảng quản lý tiêm chủng COVID-19.

Ngoài ra, thành phố đã phát triển thêm các phần mềm quản lý F0, F1 để phân luồng tuyến vào các bệnh viện.

Tuy nhiên, để việc quét mã QR đạt hiệu quả thực chất, rất cần sự hợp tác không chỉ của các cơ quan, đoàn thể, cơ sở kinh doanh dịch vụ mà còn từ chính ý thức của người dân. Vì vậy, người dân Hà Nội được kêu gọi: Ngoài việc khai báo qua các tờ khai y tế, nếu có biểu hiện ho, sốt, khó thở thì khi đến các điểm công cộng hay các nhà hàng, siêu thị phải quét mã QR.

Tại những địa điểm hàng quán mà người dân không thể tự tạo QR code, các đoàn viên thanh niên sẽ hỗ trợ tạo mã, sau đó in và dán tại các điểm đó để thành phố quản lý và theo dõi. Trường hợp công dân không có điện thoại thông minh thì sử dụng căn cước công dân hoặc thẻ bảo hiểm y tế có mã QR để quét mã.

Trong các văn bản của thành phố cũng như trong các cuộc họp Sở Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 gần đây, lãnh đạo thành phố đã có định hướng, chỉ đạo khi nới lỏng giãn cách, người dân đến các điểm công cộng phải quét mã QR. Cùng với đó, thành phố đã chỉ đạo các quận, huyện, thị xã phải vào cuộc quyết liệt để đồng bộ các giải pháp.

Trả lời báo chí mới đây, ông Nguyễn Tử Quảng, Kiến trúc sư trưởng Trung tâm Công nghệ phòng chống dịch quốc gia cho biết: Cùng với công nghệ Bluetooth năng lượng thấp (Bluetooth Low Energy) đang cài đặt trên ứng dụng Bluezone ghi nhận các tiếp xúc gần giữa các điện thoại di động thông minh thì công nghệ khai báo QR code cũng là một giải pháp để truy vết nhanh các ca nghi nghiễm. Các tính năng này đều được tích hợp vào ứng dụng PC COVID sắp được ra mắt.

Trước đó, Sở TT&TT Hà Nội đã có công văn hỏa tốc gửi các Sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã và Thành đoàn Hà Nội về việc triển khai nền tảng khai báo y tế điện tử, quản lý thông tin người ra vào địa điểm bằng mã QR.

Các cơ quan, đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ... bắt buộc phải tạo mã QR địa điểm tại trang qr.tokhaiyte.vn và kiểm soát người vào đơn vị bằng quét mã QR.

Người dân trên địa bàn bắt buộc phải quét mã QR khi vào các địa điểm công cộng, cơ quan, đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ... Trường hợp không có điện thoại thông minh, người dân có thể sử dụng Căn cước công dân hoặc thẻ Bảo hiểm y tế có QR Code để quét mã.

Kích thước tối thiểu mã QR khi in ra được thống nhất là 15 x 15 cm với mã QR địa điểm và 5 x 5 cm đối với mã QR cá nhân.
Trong giai đoạn ứng dụng chính thức duy nhất trên điện thoại thông minh (tạm gọi là ứng dụng phòng, chống Covid - PcCovid) đang hoàn thiện, các tổ chức, cá nhân tại Hà Nội sẽ sử dụng 1 trong 4 ứng dụng gồm Bluezone, NCOVI, VHD, VNeID để tạo và quét mã QR.

Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ… trên địa bàn Hà Nội không tạo mã QR địa điểm, được nhắc nhở quá 3 lần nhưng vẫn không thực hiện, sẽ bị yêu cầu tạm dừng hoạt động đến khi tạo điểm quét QR.

Theo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, tổng số địa điểm quét mã QR đến ngày 29/9/2021: 464.079, tăng 198.491 địa điểm so với ngày 16/9/2021 (265.588 địa điểm) thời điểm bắt đầu nới lỏng giãn cách. Tổng số lượt quét mã QR trên phạm vi toàn Thành phố trong ngày là 400.446 lượt tăng 229.253 lượt/ngày so với ngày 16/9/2021, thời điểm bắt đầu nới lỏng giãn cách. Tổng số người đi/đến checkin tại các địa điểm quét QR trong ngày là 281.276 người, trung bình 7 ngày vừa qua là 202.751 người.

Tuy nhiên còn 4 xã không có lượt quét mã QR phát sinh trong ngày: Gia Lâm (xã Trung Mầu), Sóc Sơn (xã Tân Hưng), Thanh Oai (2 xã Cao Dương, Xuân Dương).

Số smartphone tại Hà Nội có cài đặt Bluezone trên tổng số smartphone đến 18 giờ ngày 28/9/2021 là trên 3,38 triệu (tỷ lệ 51%).

                                                                Theo báo Tin tức

Các tin khác


Phát hiện 1 quả đạn pháo chưa nổ tồn sót sau chiến tranh ở lòng sông Đà

Công an thành phố Hòa Bình cho biết, Công an phường Thịnh Lang vừa tiếp nhận 1 quả đạn pháo là vật liệu nổ nguy hiểm tồn sót sau chiến tranh do người dân phát hiện tại khu vực bờ sông Đà thuộc phường Thịnh Lang (thành phố Hòa Bình).

Phân bổ 13,5 tỷ đồng thực hiện Pháp lệnh ưu đãi Người có công với cách mạng năm 2024

UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 714/QĐ-UBND về phương án phân bổ kinh phí hỗ trợ công tác mộ, nghĩa trang liệt sỹ thực hiện Pháp lệnh ưu đãi Người có công với cách mạng năm 2024.

Huyện Mai Châu đa dạng nguồn lực xóa nhà tạm, nhà dột nát

Xóa nhà tạm, nhà dột nát (XNT, NDN) cho hộ nghèo là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước nhằm giúp người nghèo có điều kiện thoát nghèo, ổn định cuộc sống. Tại huyện vùng cao Mai Châu, cấp uỷ, chính quyền từ huyện đến cơ sở đã có nhiều cách làm hay, sáng tạo để huy động nguồn lực nhằm hỗ trợ hộ nghèo, hộ chính sách xây dựng mới và sửa chữa nhà ở, giúp họ có thêm niềm tin, động lực vươn lên thoát nghèo, góp phần thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo ở địa phương.

Vụ nổ lò hơi tại Đồng Nai: Khẩn trương cấp cứu người bị nạn

Liên quan đến vụ tai nạn lao động xảy ra tại Công ty TNHH gỗ Bình Minh (ấp Vàm, xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai), Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai đã yêu cầu các đơn vị, địa phương khẩn trương cấp cứu người bị nạn, điều tra, làm rõ nguyên nhân.

Những chính sách nổi bật có hiệu lực trong tháng 5/2024

Trong tháng 5/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực, nổi bật là các chính sách liên quan đến đến công chức, viên chức, về giá điện, lĩnh vực giáo dục..

Những mái nhà ấm tình đại đoàn kết

Thời gian qua, phong trào xây nhà "Đại đoàn kết” cho hộ nghèo do Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh phát động được các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và cộng đồng xã hội đồng tình hưởng ứng. Từ nguồn Quỹ Vì người nghèo, hàng nghìn ngôi nhà Đại đoàn kết ấm tình người được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa, bàn giao cho hộ nghèo, giúp họ "an cư, lạc nghiệp", có thêm động lực vươn lên trong cuộc sống.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục