(HBĐT) - Trong những năm qua, tình trạng tảo hôn trên địa bàn tỉnh có xu hướng giảm, chủ yếu xảy ra ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Bên cạnh đó, tình trạng sinh con thứ 3 lại có xu hướng tăng. Tảo hôn và sinh con thứ 3 là những vấn đề cần được quan tâm, có giải pháp tích cực giảm thiểu, nhằm thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng dân số.


Xã Tây Phong (Cao Phong) xây dựng tiểu phẩm tuyên truyền pháp luật về hôn nhân - gia đình, chính sách dân số bằng hình thức sân khấu hóa.

Theo số liệu của ngành chức năng, về tảo hôn, năm 2018 có 305 trường hợp, người DTTS là 263 (chiếm 86,2%); năm 2019: 255 trường hợp, người DTTS 218 (chiếm 85,4%); năm 2020: 200 trường hợp, người DTTS 182 (chiếm 91%). Đối với sinh con thứ 3, năm 2018: 1.155 trường hợp, người DTTS 851 (chiếm 73,7%); năm 2019: 1.426 trường hợp, người DTTS 1.099(chiếm 77%); năm 2020: 1.510 trường hợp, người DTTS 1.076 (chiếm 71,3%).

Các cấp, ngành, địa phương đã tổ chức triển khai, thực hiện các văn bản chỉ đạo của tỉnh, nổi bật như Chỉ thị số 01-CT/TU, ngày 30/9/2015 của BTV Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với tình trạng tảo hôn, sinh con thứ 3 trở lên trên địa bàn tỉnh. Thành viên Ban chỉ đạo công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình (DS - KHHGĐ) tỉnh và các huyện, thành phố chủ động lồng ghép chỉ tiêu, nhiệm vụ về phòng, chống tảo hôn vào các văn bản chỉ đạo, hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của hệ thống ngành dọc. Các cơ quan chuyên môn tham mưu lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương ban hành văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, nhằm mục tiêu giảm tình trạng sinh con thứ 3 trở lên.Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến quy định của pháp luật về hôn nhân, gia đình, DS - KHHGĐ; quy định của pháp luật về xử lý những trường hợp vi phạm; tích cực các dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ, đảm bảo cung cấp dịch vụ, biện pháp tránh thai lâm sàng, đào tạo kỹ thuật dịch vụ cho cán bộ tuyến cơ sở; phổ biến thông tin hỗ trợ, tư vấn trực tiếp giúp đối tượng lựa chọn sử dụng biện pháp tránh thai phù hợp, quan tâm đến trẻ vị thành niên, thanh niên; đa dạng hóa các biện pháp, phương tiện tránh thai; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của các cấp ủy, chính quyền trong việc thực hiện quy định của pháp luật về hôn nhân, gia đình, chính sách DS - KHHGĐ và công tác thi đua, khen thưởng, xử lý vi phạm...

Với những hoạt động cụ thể, từ việc không có đối tượng nào bị xử lý vi phạm đối với người tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn, đến hết năm 2020, đã có 95 trường hợp tảo hôn có hình thức xử lý vi phạm. Trong 3 năm qua, mặc dù số trường hợp tảo hôn giảm qua các năm, nhưng số trường hợp là người DTTS chiếm đa số, điều đó ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống, chất lượng dân số, do người DTTS thường sống ở vùng sâu, xa, cuộc sống còn nhiều khó khăn.Bên cạnh đó, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên trong 3 năm qua không giảm mà tăng dần, đảng viên sinh con thứ 3 có xu hướng tăng (năm 2018 có 72 trường hợp, năm 2019 là 96, năm 2020 là 133 trường hợp).Trong 301 trường hợp đảng viên sinh con thứ 3 chỉ có 198 trường hợp (65,8% số đảng viên vi phạm) có hình thức xử lý vi phạm chính sách DS - KHHGĐ, hình thức cao nhất là cảnh cáo, hạ chức, nhẹ nhất là nhắc nhở, chủ yếu là khiển trách, kéo dài thời gian tăng lương, kiểm điểm...Nguyên nhân được xác định: Một số cấp uỷ, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể các cấp chưa thực sự quan tâm đến công tác dân số; một số nơi cấp uỷ, chính quyền xuất hiện tư tưởng chủ quan về những kết quả đạt được trong công tác dân số, dẫn đến lơi lỏng trong chỉ đạo, lãnh đạo, tổ chức thực hiện công tác dân số ở địa phương; công tác kiểm tra, giám sát chưa thường xuyên, chặt chẽ; một số trường hợp cố tình vi phạm chính sách DS - KHHGĐ; việc xử lý người vi phạm chính sách dân số chưa nghiêm, chưa thống nhất, thiếu đồng bộ và chưa đủ mạnh để giáo dục và răn đe; chưa có chế tài cụ thể, rõ ràng ghi trong văn bản của T.Ư, địa phương trong việc xử lý các trường hợp vi phạm (ngoài các trường hợp là đảng viên); còn nhiều văn bản có các nội dung làm cho người dân hiểu chưa đúng, có cơ hội lạm dụng để đối phó với cơ quan, tập thể về việc vi phạm của mình; nguồn kinh phí cho các hoạt động công tác dân số còn thấp, chưa tương xứng với yêu cầu, nhiệm vụ của công tác dân số trong tình hình mới...

Để nâng cao hiệu quả công tác truyền thông, giảm thiểu tình trạng tảo hôn, sinh con thứ 3 trong thời gian tới, các cấp, ngành, địa phương tiếp tục đổi mới nội dung truyền thông, bổ sung những nội dung phù hợp với từng giai đoạn của công tác dân số trong tình hình mới, phù hợp đối tượng tuyên truyền.Đội ngũ cộng tác viên dân số thôn, bản, chuyên trách dân số xã nắm chắc đối tượng để vận động, tuyên truyền kịp thời, tác động từng trường hợp cụ thể; nâng cao chất lượng dịch vụ kỹ thuật, nhất là mạng lưới cung cấp dịch vụ KHHGĐ/CSSKSS, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng về phương tiện tránh thai, hàng hóa và dịch vụ KHHGĐ/CSSKSS có chất lượng cho người dân; tăng cường hoạt động phối hợp hàng năm giữa hệ thống dân số với Ban Tuyên giáo và Liên đoàn Lao động các cấp trong việc truyền thông, vận động cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động thực hiện tốt công tác DS - KHHGĐ; đưa việc thực hiện chính sách dân số vào quy ước, hương ước của các khu dân cư, tổ dân phố, quy chế, nội quy của cơ quan, đơn vị để thống nhất, nghiêm túc thực hiện những quy định đã đề ra… 


V.H

Các tin khác


Ký kết chương trình phối hợp công tác tư vấn, giới thiệu việc làm cho đoàn viên, thanh niên 

Chiều 16/4, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), Tỉnh Đoàn Hoà Bình tổ chức ký kết chương trình phối hợp công tác tư vấn, giới thiệu việc làm cho đoàn viên, thanh niên giai đoạn 2024 - 2027 nhằm đẩy mạnh và phát huy vai trò của các cơ quan liên quan trong quá trình phối hợp triển khai nhiệm vụ. 

Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” tại tỉnh Sơn La

Hội liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Hòa Bình vừa tổ chức chương trình "Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” năm 2024 tại xã Mường Hung, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La.

Nâng cao quyền năng cho phụ nữ

Dự án "Nâng cao quyền năng cho phụ nữ thông qua tiếp cận Luật An ninh mạng, Luật Hôn nhân và gia đình” tại địa bàn 2 huyện Yên Thủy, Lạc Sơn đã đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần giải quyết các vấn đề mang tính cấp thiết và có biện pháp ứng phó giảm thiểu các rủi ro cho phụ nữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Dự án cũng nhằm nâng cao nhận thức về Luật An ninh mạng, Luật Hôn nhân và gia đình, từ đó nâng cao quyền năng cho phụ nữ, đặc biệt là quyền quyết định trong gia đình và quyền năng kinh tế thông qua việc sử dụng môi trường mạng an toàn, lành mạnh, hiệu quả.

Lương tối thiểu vùng tăng 6% từ 1/7/2024 tác động thế nào tới lương hưu?

Từ 1/7/2024, lương tối thiểu vùng sẽ tăng 6% so với hiện nay. Cùng với đó, các cơ quan liên quan đang xây dựng phương án điều chỉnh lương hưu. Dự thảo tờ trình Nghị định quy định mức lương tối thiểu với người lao động làm việc theo hợp đồng đang được lấy ý kiến các bộ, ngành liên quan.

Triển khai công tác lao động, người có công và xã hội quý II

Ngày 15/4, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) tổ chức hội nghị sơ kết công tác quý I, triển khai nhiệm vụ công tác quý II/2024.

Phương án phân luồng sau lệnh cấm ô tô lên Đèo Cả

Trước sự cố hầm đường sắt Bãi Gió trên đường sắt Bắc - Nam, Khu Quản lý đường bộ III đã thông báo chi tiết phương án tổ chức phân luồng cho các phương tiện giao thông.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục