Chiều 28/9, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh cùng đại diện các ngành, các địa phương trong tỉnh đã kiểm tra tình hình thiệt hại và chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả bão số 4 (Noru) tại một số địa phương ven biển.


Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh đi kiểm tra công tác khắc phục bão số 4 tại các địa phương trong tỉnh.

 

Kiểm tra điểm sạt lở tại khối phố 7, phường An Sơn, thành phố Tam Kỳ, ông Lê Trí Thanh yêu cầu địa phương có biện pháp cảnh báo vị trí sạt lở, đảm bảo an toàn cho dân, tiếp tục chỉ huy lực lượng giúp dân khắc phục thiệt hại do bão gây ra. Ông Lê Trí Thanh giao thành phố Tam Kỳ lập phương án kè chống, khắc phục lâu dài, đảm bảo việc đi lại, sinh hoạt của khoảng 60 hộ dân ở khu vực này.

Trường Trung học Cơ sở Nguyễn Hiền, xã Bình Đào, huyện Thăng Bình và Trường Trung học Cơ sở Nguyễn Bỉnh Khiêm, xã DuyVinh, huyện Duy Xuyên, là hai trường bị tốc mái hoàn toàn dãy phòng học. Các lực lượng chức năng đang tập trung thu dọn cây cối, tường mái đổ sập và bàn ghế học sinh… Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trí Thanh chỉ đạo chính quyền hai địa phương trên có biện pháp sắp xếp thích hợp, chỉ tổ chức dạy học ở các phòng kiên cố, đảm bảo. Tại các điểm trường khác, chỉ tổ chức dạy và học trở lại nếu phòng học đảm bảo an toàn, không xuống cấp, có thể gây nguy hiểm cho học sinh, giáo viên.

Tại các điểm kiểm tra, ông Lê Trí Thanh yêu cầu các địa phương khẩn trương tập trung khắc phục hậu quả bão số 4, sớm ổn định đời sống nhân dân; thực hiện nghiêm các nhiệm vụ theo phân công, thường xuyên báo cáo tình hình để UBND tỉnh và Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh tiếp tục theo dõi, có chỉ đạo kịp thời. Đoàn kiểm tra cũng dành thời gian đến thăm hỏi, động viên, hỗ trợ một số gia đình bị ảnh hưởng do bão số 4 gây ra.

 

Theo thông tin từ UBND thành phố Tam Kỳ, bão số 4 đã làm sập 4 nhà, 95 nhà tốc mái hoàn toàn, hơn 1.300 nhà tốc mái một phần. Nhiều trường học, nhà xe, nhà công vụ bị hư hại, hàng trăm cây xanh đô thị và hơn 150 trụ điện bị ngã đổ. Địa phương đang khẩn trương khôi phục lưới điện, viễn thông và giúp dân sửa chữa hư hại nhà ở, trường học...

 

* Bão số 4, cùng với mưa lớn ở thượng nguồn khiến nước trên sông Hoài dâng cao, gây ngập lụt tại phố cổ Hội An. Các tuyến đường chính của Hội An ở vùng thấp trũng như Nguyễn Thái Học, Bạch Đằng bị ngập sâu khoảng 50cm. Nhiều cây xanh bị đổ ngã chìm trong nước khiến việc dọn vệ sinh đường phố, nhà ở gặp khó khăn.

Ông Nguyễn Văn Sơn, Chủ tịch UBND thành phố Hội An cho biết, trong ngày 28/9, Hội An đã tập trung các nguồn lực để khắc phục hậu quả sau bão. Do thành phố thực hiện tốt việc di dời người dân đến nơi an toàn, tổ chức kỹ việc chằng chống nhà cửa, cắt tỉa cây xanh trước khi bão đổ bộ nên thiệt hại lần này rất ít so với các đợt bão trước.

 

 

Bão số 4 không làm các ngôi nhà cổ, di tích của Hội An hư hỏng. Tuy nhiên, qua rà soát, thành phố có hơn 40 căn nhà cổ có nguy cơ sụp đổ; đã di dời người dân sống trong 11 căn nhà có nguy cơ cao. Cùng với việc chăm lo, ổn định cuộc sống nhân dân sau bão, thành phố cũng chỉ đạo các địa phương nỗ lực hỗ trợ người dân trong việc di dời khỏi các ngôi nhà thấp trũng; tiếp tục có giải pháp chằng chống nhà cổ, công trình đang thi công.

Theo Trung tâm Khí tượng thủy văn tỉnh Quảng Nam, đợt lụt lần này có thể diễn ra trong thời gian ngắn, ngày 29/9 nước trên sông Hoài có thể sẽ rút. Tuy nhiên, ở vùng ngập sâu vẫn gặp khó khăn trong việc dọn vệ sinh các cây xanh bị ngã đổ.

Ông Nguyễn Văn Sơn cho biết thêm, khi bão số 4 đổ bộ, toàn thành phố có 5.000 du khách đang trú ở khách sạn, 400 khách ở nơi có nguy cơ đã được thành phố di dời đến nơi an toàn.

 


Theo Baotintuc

Các tin khác


Để vùng đồng bào dân tộc thiểu số phát triển bền vững

Tỷ lệ hộ nghèo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) bình quân giảm từ 2,5 - 3%/năm; 14/33 xã đặc biệt khó khăn cán đích nông thôn mới; cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất, đời sống được đầu tư; nhiều giá trị văn hóa truyền thống được bảo tồn, phát huy gắn với phát triển du lịch... đó là những kết quả đáng ghi nhận sau nhiều năm triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐBDTTS&MN) trên địa bàn tỉnh.

Tiếp nối truyền thống "Ba đảm đang”

Dù ở giai đoạn lịch sử nào, phụ nữ các dân tộc tỉnh Hoà Bình cũng luôn có đóng góp to lớn vào sự nghiệp đấu tranh, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tiếp nối ngọn lửa "Đội quân tóc dài”, truyền thống "Ba đảm đang”, trong giai đoạn mới, các cấp Hội LHPN trong tỉnh chú trọng xây dựng hình ảnh người phụ nữ Hòa Bình thời đại mới, nghĩa tình, năng động, sáng tạo, có trách nhiệm với gia đình và Tổ quốc, trở thành nguồn nhân lực quan trọng trong phát triển KT-XH của tỉnh.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh khám thiện nguyện cho gần 150 người dân xã Tự Do

Ngày 27/4, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình gồm 24 cán bộ, bác sĩ, nhân viên y tế do TS. BS Nguyễn Hoàng Diệu, Giám đốc Bệnh viện làm trưởng đoàn tổ chức chương trình khám bệnh thiện nguyện "Vì sức khoẻ cộng đồng” cho người dân xã Tự Do, huyện Lạc Sơn. Chương trình có sự phối hợp của Trung tâm Y tế huyện Lạc Sơn, Trạm Y tế xã và các cán bộ địa phương.

Chương trình thiện nguyện “Cùng em đến trường” trao 200 xe đạp cho học sinh huyện Đà Bắc

Sáng 27/4, tại Trường TH&THCS Cao Sơn (Đà Bắc), Tỉnh Đoàn Hoà Bình, Câu lạc bộ Bất động sản Hoà Lạc phối hợp tổ chức chương trình thiện nguyện "Cùng em đến trường” dành cho thiếu nhi trên địa bàn huyện.

Nỗi lo đuối nước ở trẻ em khi vào hè

Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, trong những ngày vừa qua liên tục tiếp nhận những ca bệnh nhi đuối nước nghiêm trọng, nguy kịch tính mạng. Các bệnh nhi đều vào viện với bệnh cảnh suy đa tạng do hậu quả của quá trình ngừng tuần hoàn…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục