(HBĐT) - Hiện nay, hầu hết phụ nữ trên địa bàn thị trấn Ba Hàng Đồi (Lạc Thuỷ) có nguyện vọng tìm kiếm công việc phù hợp ở phạm vi trong tỉnh, trong huyện. Mục đích nhằm có việc làm, thu nhập ổn định lại vẫn đảm đương tốt vai trò, thiên chức làm vợ, làm mẹ chăm lo, vun vén cuộc sống gia đình.


Phụ nữ thị trấn Ba Hàng Đồi (Lạc Thủy) tìm hiểu thông tin việc làm trong nước tại phiên giao dịch việc làm lưu động.

Chị Bùi Thị Nga, Chủ tịch Hội Phụ nữ thị trấn chia sẻ: Hội có trên 1.600 hội viên tham gia sinh hoạt ở 10 chi hội. Với đặc điểm địa bàn dân cư vùng nông thôn, kinh tế, thu nhập của bà con chủ yếu phụ thuộc vào chăn nuôi, trồng trọt. Hiện đời sống hội viên của 3 chi hội vùng trong, gồm Lộng, Đệt, Ba Bường khó khăn hơn so với 7 chi hội vùng ngoài. Toàn hội còn 8% hộ hội viên  thuộc diện nghèo.

Vào thời điểm này năm ngoái, Hội Phụ nữ thị trấn đã phối hợp với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên mở 2 lớp nghề, gồm 1 lớp chăn nuôi gà thả vườn và 1 lớp đào tạo nghề may công nghiệp. Đối tượng tham gia theo học  có 67 hội viên phụ nữ thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân tộc thiểu số. Kết thúc chương trình đào tạo, cùng với việc được cấp chứng chỉ hoàn thành khoá học nghề ngắn hạn, chị em được trang bị kiến thức áp dụng vào thực tiễn sản xuất của gia đình. Riêng chị em theo học nghề may công nghiệp đều có việc làm ổn định.

Chị Bùi Thị Quế ở khu Đồi là 1 trong 32 hội viên tham gia lớp chăn nuôi gà thả vườn tâm sự: Trước đây, gia đình chỉ chăn nuôi nhỏ lẻ, mang tính tự phát theo phong trào. Từ sau khi được đào tạo nghề có chứng chỉ, làm chủ tiến bộ khoa học kỹ thuật, tôi mạnh dạn tăng quy mô đàn gà lên hơn 2.000 con/lứa để có thu nhập cao hơn, vươn lên trong sản xuất, kinh doanh. Quá trình đầu tư mô hình, tôi cũng được địa phương khuyến khích, tạo điều kiện được vay vốn ưu đãi từ quỹ quốc gia giải quyết việc làm.

Trong số 35 hội viên theo học nghề may công nghiệp, nhiều chị em đang đi làm công nhân may khu công nghiệp tại huyện Mỹ Đức (Hà Nội). Một số chị như Bạch Thị Thuý, khu Ba Bường; Bùi Thị Thắm, khu Đồi… đang làm việc tại Công ty CP Lạc Thuỷ - Tổng công ty Đức Giang có địa chỉ tại thị trấn Chi Nê (Lạc Thuỷ). Từ khi có nghề ổn định, các chị em không còn phải đi làm thuê theo thời vụ với thu nhập bấp bênh.

Chị Bạch Thị Thuý, khu Ba Bường bộc bạch: có nghề nghiệp ổn định, gần nhà là mong ước bấy lâu của tôi. Hiện nay, công ty CP Lạc Thuỷ trả lương từ 5-11 triệu đồng/người/tháng, đồng thời đảm bảo các quyền lợi khác, giúp "giữ chân” người lao động gắn bó lâu dài. Ngoài ra, trên địa bàn còn có cơ sở sản xuất và tiêu thụ mặt hàng mây tre đan truyền thống tạo việc làm cho hơn 40 hội viên. Một số mô hình tiêu biểu do hội viên phụ nữ làm chủ hộ mang lại hiệu quả kinh tế, giải quyết việc làm bền vững ở vùng nông thôn, như: mô hình trồng thanh long ruột đỏ ở khu Đồi có 15 hộ hội viên tham gia, diện tích chuyển đổi gần 8 ha.

Mới đây, thị trấn được chọn làm địa điểm tổ chức phiên giao dịch việc làm lưu động, 80 hội viên phụ nữ đại diện cho các chi hội của khu đã tham gia với mong muốn tìm hiểu thông tin và được tư vấn, giới thiệu việc làm. Cũng theo chị Bùi Thị Nga, Chủ tịch Hội Phụ nữ thị trấn Ba Hàng Đồi, mặc dù đã tích cực tự tạo việc làm nhưng vẫn còn nhiều chị em chưa có việc làm bền vững. Thời gian tới, hội viên phụ nữ nói riêng, người lao động trên địa bàn thị trấn nói chung có nhu cầu được tiếp cận nhiều hơn các chương trình tuyên truyền, phổ biến chính sách, mô hình đào tạo nghề, thực hiện tuyển sinh, tư vấn, học nghề và việc làm; các nguồn vốn, dự án hỗ trợ để có cơ hội phát triển kinh tế, tạo việc làm tại chỗ, giảm nghèo.

Bùi Minh

Các tin khác


Thẩm định điển hình tiên tiến các sở, ban, ngành năm 2024

Sáng 26/4, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra các mô hình tiên tiến năm 2024 của các sở, ban, ngành.

Viettel Hoà Bình tổ chức Lễ trao thưởng chương trình “Lên 4G, lên đời”

Ngày 25/4, Viettel Hoà Bình tổ chức Lễ trao thưởng cho khách hàng trong chương trình khuyến mại "Lên 4G – Lên đời”.

Thẩm định điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Tân Lạc

Ngày 25/4, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Tân Lạc.

Thẩm định điển hình tiên tiến trên địa bàn huyện Lạc Sơn

Đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn vừa tổ chức thẩm tra điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Lạc Sơn.

9 đội tham gia Hội thi Nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ “Tổ liên gia an toàn PCCC” huyện Kim Bôi

Sáng 25/4, UBND huyện Kim Bôi tổ chức Hội thi Nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ "Tổ liên gia an toàn PCCC” năm 2024. Tham gia hội thi có 9 đội từ các xã, thị trấn trên địa bàn huyện.

Diễn tập phương án phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ tại khu công nghiệp Lương Sơn

Sáng 25/4, Ban Quản lý các khu công nghiệp (KCN) tỉnh phối hợp Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH), Công an tỉnh tổ chức hội nghị tuyên truyền, phổ biến pháp luật về PCCC và diễn tập phương án PCCC&CNCH tại KCN Lương Sơn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục