(HBĐT) - Sau nhiều năm bám đất, bám rừng, bám hồ, con cá đã góp phần đắc lực làm thay đổi cuộc sống của nhiều gia đình ở xã Vầy Nưa, huyện Đà Bắc. Tận dụng nguồn nước sạch lòng hồ, bà con mạnh dạn chuyển từ đánh bắt cá tự nhiên sang nuôi cá cho nguồn thu nhập ổn định.

 


Nghề nuôi cá lồng góp phần thay đổi cuộc sống của người dân xã Vầy Nưa, huyện Đà Bắc. 

 
Sang Bờ là xóm có nhiều người đi tiên phong trong nuôi cá lồng ở xã Vầy Nưa. Là xóm như một ốc đảo nằm bên lòng hồ, bà con nơi đây sống bằng trồng rừng, làm nương và đánh bắt cá. Khi nguồn thủy sản ngày càng khan hiếm thì nhiều người nghĩ đến nuôi cá lồng phát triển kinh tế.

Một trong những người nuôi cá đầu tiên ở xóm là ông Đinh Công Son. Hiện giờ ông Son có hơn chục lồng cá nhiều loại như trắm cỏ, cá lăng, chiên, rô phi… Gia đình ông còn là địa chỉ tin cậy về việc cung cấp cá giống và làm dịch vụ nông nghiệp cho bà con ở Vầy Nưa. Dẫn chúng tôi ra thăm bè, ông Son chia sẻ: Con cá làm thay đổi cuộc sống nơi vùng lòng hồ. Nuôi cá trên lòng hồ vừa tận dụng được phụ phẩm nông nghiệp từ rau, cỏ và lao động nhàn rỗi lại có nguồn thu nhập đều đặn. Mỗi khi gia đình có việc cần thì chỉ cần bắt vài con cá cũng bằng cả tấn ngô.  Cá trắm cỏ là giống nuôi phổ biến ở đây. Nguồn thức ăn là cỏ, chuối, lá sắn, lá chuối… không phải mất tiền mua. Sau một năm, mỗi con đạt khoảng 5 kg, bán cho tư thương vài trăm nghìn đồng. Nếu thuận lợi, một lồng cá cho thu lãi cả chục triệu đồng.

Sau hàng chục năm nuôi cá, gia đình ông Son có nguồn thu nhập ổn định và có được cơ ngơi như ngày hôm nay. Để có được thành quả phần lớn nhờ sự hỗ trợ cho vay của ngân hàng. Ban đầu không có vốn, gia đình ông Son vay để làm 1 lồng. Thấy nuôi cá có hiệu quả, ông vay lên 70 triệu đồng để đầu tư 3 lồng cá. Từ nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng chính sách xã hội giúp gia đình ông thoát khỏi danh sách hộ nghèo.

Không chỉ gia đình ông Son, nhiều gia đình khác như ông Ngọc, bà Hòa, ông Sang… đã mạnh dạn vay vốn nuôi cá lồng. Xóm Sang Bờ trở thành vựa cá của Vầy Nưa. Ông Bàn Văn Khánh, Phó Chủ tịch UBND xã Vầy Nưa cho biết: Xã có hơn 700 hộ dân, trong đó có hơn 200 hộ nghèo. Nhiều năm nay, bà con nơi đây chỉ sống bằng nghề trồng rừng, trồng lúa và đánh bắt cá. Tuy nhiên, trồng rừng và trồng lúa ở miền núi cho thu nhập thấp, không ổn định. Nghề đánh bắt cá ngày càng kém do nguồn thủy sản mỗi ngày một cạn kiệt. Nuôi cá lồng là một trong những cứu cánh của người dân. Từ một vài hộ trong xã, đến nay đã có 5/8 xóm phát triển nghề nuôi cá lồng với hơn 500 lồng cá. Bà con đã mạnh dạn vay vốn ngân hàng để đầu tư nuôi. Dư nợ cả xã đã đạt 50 tỷ đồng, trong đó phần lớn đầu tư nuôi cá. Các hộ dân vay vốn đều kinh doanh có hiệu quả. Sau mỗi năm, số hộ nghèo của xã giảm dần. Nhiều hộ vay vốn làm ăn không phải để giảm nghèo nữa mà làm giàu trên chính quê hương. Trong mấy năm gần đây, giá thành xây dựng, nguyên vật liệu tăng giá. Bà con trong xã mong muốn ngân hàng sớm nâng hạn mức thuận lợi giúp các gia đình đầu tư lâu dài và ổn định.


Việt Lâm

Các tin khác


Hội Chữ thập đỏ huyện Lạc Thủy: Tích cực tham gia phòng ngừa, ứng phó thiên tai

Thời gian qua, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) huyện Lạc Thủy tích cực tham gia công tác phòng ngừa, ứng phó thiên tai, thảm họa, sơ cấp cứu, cứu trợ đột xuất, góp phần xây dựng cộng đồng an toàn, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống nhân dân, nhất là tại các xã ven sông Bôi.

Phát hiện 1 quả đạn pháo chưa nổ tồn sót sau chiến tranh ở lòng sông Đà

Công an thành phố Hòa Bình cho biết, Công an phường Thịnh Lang vừa tiếp nhận 1 quả đạn pháo là vật liệu nổ nguy hiểm tồn sót sau chiến tranh do người dân phát hiện tại khu vực bờ sông Đà thuộc phường Thịnh Lang (thành phố Hòa Bình).

Phân bổ 13,5 tỷ đồng thực hiện Pháp lệnh ưu đãi Người có công với cách mạng năm 2024

UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 714/QĐ-UBND về phương án phân bổ kinh phí hỗ trợ công tác mộ, nghĩa trang liệt sỹ thực hiện Pháp lệnh ưu đãi Người có công với cách mạng năm 2024.

Huyện Mai Châu đa dạng nguồn lực xóa nhà tạm, nhà dột nát

Xóa nhà tạm, nhà dột nát (XNT, NDN) cho hộ nghèo là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước nhằm giúp người nghèo có điều kiện thoát nghèo, ổn định cuộc sống. Tại huyện vùng cao Mai Châu, cấp uỷ, chính quyền từ huyện đến cơ sở đã có nhiều cách làm hay, sáng tạo để huy động nguồn lực nhằm hỗ trợ hộ nghèo, hộ chính sách xây dựng mới và sửa chữa nhà ở, giúp họ có thêm niềm tin, động lực vươn lên thoát nghèo, góp phần thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo ở địa phương.

Vụ nổ lò hơi tại Đồng Nai: Khẩn trương cấp cứu người bị nạn

Liên quan đến vụ tai nạn lao động xảy ra tại Công ty TNHH gỗ Bình Minh (ấp Vàm, xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai), Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai đã yêu cầu các đơn vị, địa phương khẩn trương cấp cứu người bị nạn, điều tra, làm rõ nguyên nhân.

Những chính sách nổi bật có hiệu lực trong tháng 5/2024

Trong tháng 5/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực, nổi bật là các chính sách liên quan đến đến công chức, viên chức, về giá điện, lĩnh vực giáo dục..

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục