(HBĐT) - Vào những ngày tiết trời oi ả của thời điểm giao mùa, cũng là lúc người dân ở xã Lỗ Sơn (Tân Lạc) đóng bè, chuẩn bị chài lưới để tham gia lễ hội đánh cá suối tháng ba. Năm nay, lễ hội được tổ chức vào hai ngày 26 và 27/5, thu hút hàng nghìn người tham gia, đem lại những phút giây thư giãn ý nghĩa giữa cái nắng hè oi bức.


Thi đấu bóng chuyền là một hoạt động nằm trong khuôn khổ của Lễ hộ đánh bắt cá suối tháng ba xã Lỗ Sơn (Tân Lạc) năm 2018.

Người dân xã Lỗ Sơn (Tân Lạc) chẳng nhớ rõ mốc thời gian cụ thể, là từ bao giờ lễ hội đánh cá được tổ chức. Họ chỉ biết rằng, cứ vào tháng ba âm lịch hằng năm (có năm vào đầu tháng tư, tùy vào tình hình thời tiết), khi nắng hè đã chói chang, công việc đồng áng cũng đã ngơi tay thì khắp các xóm, bản, bà con lại đóng bè, mảng, chuẩn bị chài lưới và kéo nhau ra sông Cái đánh, bắt cá suối. Theo đồng chí Bùi Văn Nượm, Chủ tịch UBND xã Lỗ Sơn cho biết: Trước khi được phục dựng và tổ chức với quy mô lớn, lễ hội được bà con tổ chức diễn ra trong 3 – 4 ngày. Trong những ngày đó, con sông Cái lúc nào cũng nhộn nhịp bè, mảng, trai tráng, thanh niên và những vị cao niên cùng nhau trổ tài đánh, bắt cá. Kể từ năm 2000 trở lại đây, lễ hội được tổ chức thường xuyên, với tần suất từ 1 – 2 năm/lần. Ngoài tính giải trí trong thời gian nông nhàn, bắt tôm, cá để cải thiện bữa ăn thì lễ hội có ý nghĩa tâm linh sâu sắc, thể hiện sự tôn kính với thần linh, cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng tốt tươi, sông suối có nhiều tôm, cá.

Có mặt tại đây, chúng tôi đã được tận hưởng không khí lễ hội vui tươi, sôi động. Trong buổi sáng của ngày 26/5, tại sân vận động xã Lỗ Sơn, bà con và du khách thập phương được chứng kiến các trận đấu bóng chuyền hấp dẫn và tham quan, mua sắm các gian hàng với nhiều sản vật của địa phương. Đến buổi chiều cùng ngày, sau khi thầy mo làm lễ cúng thần linh, hàng trăm chiếc bè, mảng của các "tay lưới” bắt đầu quăng xuống dòng sông Cái để bắt cá. Nắng chói chang, nhiệt độ ngoài trời gần 40 độ nhưng hàng nghìn bà con và du khách vẫn đứng vây kín hai bờ sông Cái để cổ vũ. Sau buổi chiều miệt mài, có người gặp may được cả chục cân cá, có người thì chẳng được gì nhưng ai nấy đều vui vẻ và hẹn sang ngày hôm sau, tiếp tục mang chài, lưới ra đánh cá ở hồ Suối Lòng.


Trên những chiếc bè, mảng, những tay săn cá hàng đầu thi nhau quăng chài.

Hồ Suối Lòng thuộc xóm Đồi, hồ có diện tích khá rộng, độ sâu từ 5 – 6 mét. Năm ngoái, tại hồ này, trong ngày đánh bắt thứ hai, nhiều người đánh được cá nặng cả chục kg. Thế nên, năm nay, hồ Suối Lòng tiếp tục thu hút hàng trăm bè, mảng đến đánh cá. Theo dõi các "tay chài, tay lưới” trổ tài từ sáng sớm, chị Bùi Thị Liệng, xóm Đồi chia sẻ: "Vui lắm, hôm nay trời nắng rất to nhưng bà con trong xóm đều ra đây để theo dõi mọi người đánh cá. So với năm ngoái thì năm nay chưa có nhiều người may mắn bắt được cá to, chắc là vì nước sâu hơn, cá lặn hết xuống đáy. Lễ hội được tổ chức không chỉ giúp chúng tôi thư giãn, mà còn là dịp để bán hàng cho du khách đến tham gia lễ hội, nâng cao thu nhập”.

Ngoài những người dân ở xã Lỗ Sơn, trong lễ hội, có không ít những tay săn cá hàng đầu ở các xã lân cận cùng đến trổ tài. Năm ngoái, anh Bùi Văn Chúc, xóm Mương 2, xã Do Nhân cùng 5 người trong xóm tổ chức thành một nhóm và tham gia đánh cá ở sông Cái. Còn năm nay, anh đành ngậm ngùi làm khán giả do chưa kịp tập hợp đội. "Năm ngoái, tôi cùng mấy anh em tham gia, sau một ngày thì bắt được hơn 30 kg cá. Năm nay không tham gia được cũng tiếc lắm. Việc tổ chức lễ hội rất ý nghĩa, vừa bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống, vừa mang ý nghĩa giáo dục việc bảo vệ môi trường sinh thái, cấm các hình thức đánh, bắt mang tính tận diệt”, anh Chúc chia sẻ.

Sau một buổi sáng quăng hàng trăm lần chài, anh Bùi Văn Toàn, xóm Rên, xã Gia Mô (Tân Lạc) cũng đã thu được thành quả, dù chưa được như kỳ vọng. Anh Toàn cho biết, để tham gia đánh cá ở hồ Suối Lòng, mỗi bè phải đóng 300 nghìn đồng, còn quăng chài ven bờ là 100 nghìn đồng/người. "Hôm nay, có nhiều người bắt được nhiều cá, cá người được 50 – 60 kg. Bè của chúng tôi thì không bắt được nhiều nhưng điều đó không quá quan trọng vì được tham gia là vui rồi. Hai năm nay, tôi đều tham gia đánh cá và chắc chắn, trong những năm tới, nếu có điều kiện, tôi sẽ tiếp tục tham gia”, anh Toàn chia sẻ.

Đó cũng là mong muốn của rất nhiều người dân nơi đây. Từ khi được phục dựng và tổ chức đều đặn, lễ hội đã trở thành một sinh hoạt văn hóa đặc sắc, thu hút được đông đảo người dân địa phương và du khách thập phương tham gia. Không chỉ có ý nghĩa về bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống, giáo dục bảo vệ môi trường sinh thái, mà lễ hội còn có nhiều tiềm năng để tạo nguồn thu cho chính quyền và nhân dân địa phương.

Viết Đào


Các tin khác


Kích cầu du lịch từ dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Còn khoảng ba tuần nữa mới đến kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, nhưng thị trường du lịch đã khá sôi động. Ðây được xem là thời điểm "vàng” để doanh nghiệp lữ hành khởi động mùa cao điểm du lịch hè.

Bảo vệ vịnh Nha Trang để phát triển du lịch bền vững

Thành phố Nha Trang, thủ phủ của tỉnh Khánh Hòa đang trong dịp kỷ niệm 100 năm xây dựng và phát triển (1924 - 2024).

Ẩm thực giúp quảng bá, giới thiệu điểm đến và giữ chân du khách lâu hơn

Theo các chuyên gia du lịch, ẩm thực là một phần không thể thiếu của ngành du lịch, bởi nó góp phần quảng bá, níu giữ du khách thông qua sự độc đáo của từng món ăn, hương vị mang tính đặc trưng mỗi vùng miền.

Du lịch Hòa Bình thu hút khách quốc tế

Những tháng đầu năm 2024, du khách nội địa và du khách đến từ nhiều quốc gia tấp nập tham quan, khám phá các điểm đến du lịch Hoà Bình. Đáng chú ý, một số khu, điểm du lịch thuộc huyện Mai Châu, Đà Bắc, Lương Sơn đón lượng khách quốc tế tăng cao.

Xúc tiến liên kết hợp tác và phát triển du lịch giữa hai tỉnh Hòa Bình và Bà Rịa - Vũng Tàu

Ngày 5/4, tại thành phố Hoà Bình, Hiệp hội Du lịch tỉnh Hòa Bình và Hiệp hội Du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phối hợp tổ chức Hội nghị xúc tiến liên kết hợp tác và phát triển du lịch. Dự hội nghị có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Khám phá đảo thiên đường trên cao nguyên Mộc Châu

Được ví như đảo thiên đường của đại ngàn Tây Bắc, khu du lịch (KDL) Mộc Châu Island thuộc xã Mường Sang, huyện Mộc Châu (Sơn La) thu hút đông đảo du khách trong nước, quốc tế đến trải nghiệm, khám phá. Sản phẩm hấp dẫn của KDL là các công trình nhân tạo đồ sộ, mô hình lưu trú độc đáo cùng nhiều hoạt động vui chơi, giải trí mới lạ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục