(HBĐT) - Trong lộ trình đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, tháng 6/2010, Hòa Bình đã ký kết tham gia Chương trình hợp tác phát triển du lịch 8 tỉnh Tây Bắc gồm: Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Phú Thọ. Theo đó, trong những năm qua, đã có nhiều chương trình, hành động cụ thể để góp sức tạo "nền” cho du lịch vùng Tây Bắc cùng phát triển.



Đông đảo du khách đến thăm quan, chiêm bái tại đền Bờ - điểm du lịch tâm linh trong khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình.

Điểm nhấn trong chuỗi liên kết phát triển du lịch vùng Tây Bắc là dòng sông Đà có chiều dài hàng trăm km chạy qua 4 tỉnh: Lai Châu, Điện Biên, Sơn La và Hòa Bình. Đây là dòng sông tuyệt đẹp, uốn lượn quanh những dãy núi kỳ vĩ, tạo nên bức tranh thủy mặc khổng lồ được xem là tiềm năng lớn để phát triển các loại hình du lịch văn hóa bản sắc, du lịch sinh thái, tâm linh, mở ra những cơ hội thu hút du khách. Việc xây dựng các điểm du lịch trên tuyến sông Đà được các tỉnh xác định là trọng tâm để phát triển du lịch của mỗi tỉnh. Hiện nay, dọc tuyến sông Đà đã hình thành nhiều điểm du lịch nổi tiếng như: đền Vua Lê Thái Tổ (huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu), đền Nàng Han - đền Linh Sơn Thủy Từ (huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La), đền Thác Bờ (huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình)… 

Riêng với Hòa Bình, nơi sở hữu hồ thủy điện có chiều dài 70 km với 47 đảo lớn, nhỏ trong khu vực lòng hồ, 36 đảo núi đất ven hồ có diện tích gần 160 ha đã được khai thác để phát triển du lịch từ nhiều năm qua. Các sản phẩm, loại hình du lịch từ khu vực hồ Hòa Bình được biết đến là: du lịch khám phá, nghỉ dưỡng, du lịch cộng đồng. Những năm gần đây, khu vực hồ Hòa Bình đã hình thành những điểm du lịch khá nổi tiếng như: đền Bờ, đền Cô, đền Cậu, bia Vua Lê; nhiều đảo đã được đầu tư thành các khu du lịch hấp dẫn với những nét đặc trưng riêng như: đảo Dừa, đảo Bè Bạn, đảo Cối Xay Gió… thu hút đông đảo du khách gần xa. Với tiềm năng lớn đó, tháng 8/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình đến năm 2030. Đó là nền tảng, động lực để tỉnh tiếp tục đầu tư, phát triển du lịch của tỉnh gắn với phát triển du lịch vùng Tây Bắc. 

Đồng chí Lưu Huy Linh, Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL chia sẻ: Thực hiện Chương trình mở rộng liên kết phát triển du lịch 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng, những năm gần đây, tỉnh đã tích cực xây dựng, triển khai kế hoạch khảo sát đánh giá tiềm năng, thực trạng và liên kết xây dựng các tour, tuyến du lịch nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch hồ Hòa Bình. Bắt đầu từ cuối năm 2017, Sở VH-TT&DL các tỉnh khu vực Tây Bắc đã triển khai chương trình khảo sát theo lộ trình từ thủy điện Lai Châu xuôi về hồ thủy điện Sơn La, kết thúc ở hồ Hòa Bình. Đầu tháng 11/2018, Tổng cục Du lịch và các tỉnh cùng hơn 70 doanh nghiệp lữ hành, cơ quan báo chí đã khảo sát sản phẩm du lịch các tuyến, điểm du lịch dọc sông Đà. Hiện nay, tỉnh tiếp tục huy động các nguồn lực đầu tư hạ tầng kết nối xây dựng khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình. Triển khai các hoạt động liên kết, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, kết nối xây dựng sản phẩm, thiết kế các tour, tuyến du lịch, đưa khách du lịch trong nước, quốc tế đến với khu du lịch hồ Hòa Bình nói riêng và vùng Tây Bắc nói chung. Từ đầu năm đến nay, tỉnh tiếp tục phối hợp với các tỉnh: Sơn La, Điện Biên, Lai Châu xây dựng và đưa vào khai thác tuyến du lịch đường thủy liên hồ trên sông Đà. Phối hợp với tỉnh Lào Cai tổ chức Cuộc thi "Ảnh đẹp du lịch Tây Bắc 2019” để tuyên truyền, quảng bá tiềm năng, thu hút đầu tư, mời gọi khách du lịch đến với núi rừng Tây Bắc.

Theo kế hoạch, năm 2020, tỉnh Hòa Bình sẽ nhận cờ đăng cai tổ chức Chương trình hợp tác phát triển du lịch 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng. Cùng với việc chuẩn bị cho Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh năm 2019, tỉnh đã chuẩn bị những nền tảng cơ bản để đảm đương trọng trách: liên kết, phát triển du lịch vùng Tây Bắc mở rộng lên tầm cao mới. Thu hút ngày càng nhiều nhà đầu tư và du khách đến với Hòa Bình nói riêng, vùng Tây Bắc nói chung.

Lam Nguyệt



Các tin khác


Kích cầu du lịch từ dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Còn khoảng ba tuần nữa mới đến kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, nhưng thị trường du lịch đã khá sôi động. Ðây được xem là thời điểm "vàng” để doanh nghiệp lữ hành khởi động mùa cao điểm du lịch hè.

Bảo vệ vịnh Nha Trang để phát triển du lịch bền vững

Thành phố Nha Trang, thủ phủ của tỉnh Khánh Hòa đang trong dịp kỷ niệm 100 năm xây dựng và phát triển (1924 - 2024).

Ẩm thực giúp quảng bá, giới thiệu điểm đến và giữ chân du khách lâu hơn

Theo các chuyên gia du lịch, ẩm thực là một phần không thể thiếu của ngành du lịch, bởi nó góp phần quảng bá, níu giữ du khách thông qua sự độc đáo của từng món ăn, hương vị mang tính đặc trưng mỗi vùng miền.

Du lịch Hòa Bình thu hút khách quốc tế

Những tháng đầu năm 2024, du khách nội địa và du khách đến từ nhiều quốc gia tấp nập tham quan, khám phá các điểm đến du lịch Hoà Bình. Đáng chú ý, một số khu, điểm du lịch thuộc huyện Mai Châu, Đà Bắc, Lương Sơn đón lượng khách quốc tế tăng cao.

Xúc tiến liên kết hợp tác và phát triển du lịch giữa hai tỉnh Hòa Bình và Bà Rịa - Vũng Tàu

Ngày 5/4, tại thành phố Hoà Bình, Hiệp hội Du lịch tỉnh Hòa Bình và Hiệp hội Du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phối hợp tổ chức Hội nghị xúc tiến liên kết hợp tác và phát triển du lịch. Dự hội nghị có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Khám phá đảo thiên đường trên cao nguyên Mộc Châu

Được ví như đảo thiên đường của đại ngàn Tây Bắc, khu du lịch (KDL) Mộc Châu Island thuộc xã Mường Sang, huyện Mộc Châu (Sơn La) thu hút đông đảo du khách trong nước, quốc tế đến trải nghiệm, khám phá. Sản phẩm hấp dẫn của KDL là các công trình nhân tạo đồ sộ, mô hình lưu trú độc đáo cùng nhiều hoạt động vui chơi, giải trí mới lạ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục