(HBĐT) - Du lịch được xem là một trong những ngành kinh tế huyện Lạc Thủy có nhiều lợi thế, đặc biệt là du lịch tâm linh. Đây cũng được xem là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, đem lại nguồn thu lớn cho ngân sách địa phương. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, du lịch Lạc Thủy cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ.

 


Nhân viên Khu di tích Nhà máy in tiền (Lạc Thủy) kiểm kê, vệ sinh, bảo vệ các hiện vật trưng bày.

Đầu năm là mùa của lễ hội, nhưng trái ngược với không khí đông đúc, náo nhiệt thường thấy, tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn huyện như chùa Tiên, di tích lịch sử cách mạng Nhà máy in tiền… khá trầm lắng trong thời gian qua. Đồng chí Hoàng Mạnh Khỏe, Trưởng Phòng VH-TT huyện cho biết: Trên địa bàn huyện hiện có 6 di tích xếp  hạng quốc gia, 12 di tích xếp hạng cấp tỉnh, 29 di tích nằm trong quyết định kiểm kê của UBND tỉnh. Hàng năm, huyện duy trì 32 lễ hội truyền thống (2 lễ hội cấp huyện, còn lại là lễ hội cấp xã, thôn, xóm). Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, ngay khi nhận được chỉ đạo của tỉnh, huyện đã cho dừng các lễ hội đầu xuân, các hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa, thể thao không cần thiết, các khu, điểm du lịch tránh tụ tập đông người để làm tốt công tác phòng, chống dịch bệnh. Đến thời điểm hiện tại, huyện có 1 lễ hội quy mô cấp huyện được tổ chức là lễ hội chùa Tiên (xã Phú Nghĩa) vào ngày 28/1 (tức ngày 4 tháng Giêng). Do đó, lượng khách du lịch sụt giảm hơn một nửa so với cùng kỳ năm 2019. Theo thống kê, 6 tháng đầu năm 2020, toàn huyện ước đón 45 nghìn lượt khách, doanh thu đạt 8,1 tỷ đồng.

Xác định du lịch, dịch vụ là ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu kinh tế của huyện, bên cạnh việc đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá về hình ảnh, cảnh quan quê hương, đất nước, con người huyện Lạc Thủy, huyện đã hoàn thiện quy hoạch phát triển du lịch, chú trọng cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thu hút các nguồn lực đầu tư phát triển du lịch, dịch vụ. Từ năm 2015 đến nay, đã có 10 công trình hạ tầng du lịch, với tổng mức đầu tư gần 452 tỷ đồng, trong đó có một số công trình quan trọng như: hạ tầng du lịch huyện Lạc Thủy, Nhà tưởng niệm người có công và cán bộ công nhân Nhà máy in tiền đầu tiên của chính quyền cách mạng Việt Nam, trường Cán bộ dân tộc miền Nam, xây dựng và nâng cấp hạ tầng khu du lịch chùa Tiên… Trên địa bàn huyện cũng đón nhận nhiều dự án đầu tư phát triển du lịch như: dự án tổ hợp sinh thái nghỉ dưỡng Đồng Tâm, dự án du lịch sinh thái làng Đá Bạc, dự án cáp treo Hương Bình, xã Phú Nghĩa…

Huyện đã xây dựng chương trình hành động kích cầu du lịch gắn với phát triển dịch vụ, triển khai Đề án phát triển du lịch huyện Lạc Thủy giai đoạn 2013 - 2020; thực hiện những giải pháp cụ thể liên kết chia sẻ kinh nghiệm, xây dựng các tour, tuyến du lịch, khuyến khích phát triển ngành dịch vụ phụ trợ cho hoạt động du lịch, hình thành các ngành nghề truyền thống như: chế tác đá cảnh, thủ công mỹ nghệ, sản xuất sản phẩm đặc sắc của địa phương để tạo sức hấp dẫn cho du khách. Phấn đấu phát triển khu du lịch chùa Tiên thành khu du lịch quốc gia, nối các điểm di tích tại những xã lân cận. Thúc đẩy dự án xây dựng tuyến cáp treo Hương Bình để nối 2 khu du lịch chùa Hương, Mỹ Đức (Hà Nội) và chùa Tiên..., tạo thành tour, tuyến du lịch hấp dẫn để thu hút khách du lịch.

Đồng chí Hoàng Mạnh Khỏe cho biết thêm: Với tinh thần vừa phòng, chống dịch tốt, vừa phải bảo đảm phát triển KT-XH, nhất là khôi phục lại hoạt động du lịch, UBND huyện chủ trương tiến hành phun khử khuẩn toàn diện để mở cửa các điểm di tích, khu du lịch. Đồng thời, yêu cầu các khu, điểm du lịch, cơ sở lưu trú, nhà hàng đẩy mạnh công tác chỉnh trang khuôn viên, nhà cửa, vệ sinh môi trường, tiêu độc, khử trùng, chuẩn bị đầy đủ xà phòng, nước rửa tay khô cho du khách, để người dân, du khách nhận thấy Lạc Thủy là điểm đến an toàn. Xây dựng kế hoạch tuyên truyền, quảng bá để kích cầu, thu hút nguồn vốn đầu tư, phát huy giá trị di tích trong mùa lễ hội 2021.


 
Hồng Ngọc

Các tin khác


Huyện Yên Thủy phát triển du lịch gắn với điểm đến lễ hội, tâm linh

Hiện nay, sản phẩm du lịch của huyện Yên Thủy chủ yếu là du lịch lễ hội, du lịch tâm linh. Bên cạnh đảm bảo nếp sống văn minh trong hoạt động tín ngưỡng, các cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương luôn chú trọng bảo tồn giá trị di tích lịch sử, văn hoá và lễ hội gắn với khai thác thế mạnh du lịch.

Doanh nghiệp du lịch mong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 kéo dài để tăng doanh thu

Theo các doanh nghiệp lữ hành, kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay được các Bộ, ngành đề xuất hoán đổi ngày làm việc để kéo dài thành 5 ngày nghỉ sẽ là dịp để doanh nghiệp lữ hành, các điểm vui chơi thu hút khách du lịch, tăng doanh thu.

Định vị thương hiệu du lịch Việt Nam trên trường quốc tế

Nhìn lại tiến trình phát triển của nền du lịch quốc gia, Thứ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hồ An Phong cho rằng, Việt Nam ghi nhận mức phục hồi mạnh mẽ của ngành này khi đạt được mức tăng trưởng tiệm cận với kết quả năm 2019. Song cho dù lấy lại được sức phát triển trước dịch Covid-19, du lịch nước ta đã tụt hậu đến 5 năm so với thực tế. Vì thế, trước sự cạnh tranh của nhiều thị trường lớn của thế giới, cũng như các nước láng giềng, du lịch Việt cần nỗ lực hơn nữa để bứt phá và định vị thương hiệu trên trường quốc tế.

Kích cầu du lịch từ dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Còn khoảng ba tuần nữa mới đến kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, nhưng thị trường du lịch đã khá sôi động. Ðây được xem là thời điểm "vàng” để doanh nghiệp lữ hành khởi động mùa cao điểm du lịch hè.

Bảo vệ vịnh Nha Trang để phát triển du lịch bền vững

Thành phố Nha Trang, thủ phủ của tỉnh Khánh Hòa đang trong dịp kỷ niệm 100 năm xây dựng và phát triển (1924 - 2024).

Ẩm thực giúp quảng bá, giới thiệu điểm đến và giữ chân du khách lâu hơn

Theo các chuyên gia du lịch, ẩm thực là một phần không thể thiếu của ngành du lịch, bởi nó góp phần quảng bá, níu giữ du khách thông qua sự độc đáo của từng món ăn, hương vị mang tính đặc trưng mỗi vùng miền.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục