(HBĐT) Với vẻ đẹp hoang sơ, kỳ vĩ cùng hệ thống danh lam thắng cảnh nổi tiếng của tỉnh, đã tạo nên sức hút đặc biệt đối với du khách trong nước và quốc tế. Sự phát triển của ngành "công nghiệp không khói” là lợi thế để tỉnh xây dựng, phát triển các sản phẩm OCOP gắn với du lịch. Từ đó, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, nâng cao giá trị các sản phẩm OCOP và cải thiện đời sống người dân. 


Khách du lịch thăm quan, mua sắm sản phẩm dệt thổ cẩm truyền thống tại bản Lác, xã Chiềng Châu (Mai Châu).

Những năm gần đây, lượng khách đến khám phá, trải nghiệm tại tỉnh ngày càng tăng. Hiện, toàn tỉnh có 434 cơ sở lưu trú, trong đó, 6 khách sạn 3 sao, 25 khách sạn 2 sao, 8 khách sạn 1 sao, 238 nhà nghỉ, 157 nhà homestay du lịch cộng đồng (DLCĐ), với trên 4.000 phòng; 9 điểm du lịch địa phương, 1 khu du lịch cấp tỉnh; 13 đơn vị hoạt động kinh doanh lữ hành. Du lịch tạo việc làm cho trên 14.000 lao động (trên 4.000 lao động trực tiếp). Sự phát triển của du lịch, đặc biệt là DLCĐ đã góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, cải thiện đời sống Nhân dân nhiều vùng đất khó như: Tiền Phong, Vầy Nưa, Hiền Lương, Cao Sơn (Đà Bắc); Suối Hoa (Tân Lạc)…

Đồng chí Bùi Xuân Trường, Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL cho biết: Từ những lợi thế cũng như bám sát Bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP, các địa phương đã tìm hướng phát triển các sản phẩm OCOP trong nhóm dịch vụ du lịch nông thôn. Để giúp các chủ thể hiểu về Chương trình OCOP, hàng năm, Sở tổ chức các lớp tập huấn kỹ năng về dịch vụ du lịch nông thôn cho các HTX, chủ homestay. Qua đó, trang bị cho học viên tổng quan Chương trình OCOP; Bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP; Quy chế đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP giai đoạn 2019-2020 của Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh…

Năm 2019, Mai Châu là huyện duy nhất của tỉnh có sản phẩm dịch vụ du lịch đạt tiêu chuẩn OCOP. Đó là sản phẩm du lịch homestay bản Lác, chủ thể HTX Dịch vụ nông lâm nghiệp và dịch vụ du lịch xóm Lác, xã Chiềng Châu đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao. Ngoài ra, huyện còn có 2 sản phẩm là sản phẩm thổ cẩm dệt tay của HTX Dệt thổ cẩm và dịch vụ du lịch bản Lác Mai Châu, xã Chiềng Châu đạt 4 sao; sản phẩm rượu Láu Siêu của hộ kinh doanh Vì Thị Tồn, xóm Chiềng Hạ, xã Mai Hạ đạt 3 sao. Hàng năm, 2 cơ sở đón nhiều đoàn khách du lịch đến thăm quan, mua sản phẩm, khách du lịch rất thích trải nghiệm tham gia nấu rượu, dệt thổ cẩm.

Hiện huyện Đà Bắc đang phối hợp với Sở NN&PTNT, Sở VH-TT&DL khảo sát, hướng dẫn các điểm DLCĐ: Đá Bia - xã Tiền Phong, xóm Ké - xã Hiền Lương, xóm Sưng - xã Cao Sơn nâng cao chất lượng dịch vụ để tham gia Chương trình OCOP năm 2020.

Thời gian qua, một số huyện đã phát triển sản phẩm chủ lực gắn với du lịch sinh thái. Điển hình như ở huyện Cao Phong hình thành một số điểm du lịch vườn cam, thu hút khách du khách thăm quan kết hợp thưởng thức và mua sản phẩm tại vườn. Một số HTX, nhà vườn phát triển du lịch sinh thái vườn cam như: HTX 3T Nông sản Cao Phong, HTX Hà Phong, HTX Mạnh Khoa, nhà vườn Thủy Nga… Chị Vũ Thị Lệ Thủy, Chủ tịch HĐQT, Giám đốc HTX 3T Nông sản Cao Phong chia sẻ: Để phát triển thương hiệu cam Cao Phong, HTX thực hiện mở cửa đón khách đến thăm quan, trải nghiệm tại vườn. Nhờ đó mà sản phẩm OCOP 3 sao cam quà tặng cao cấp của HTX được nhiều người biết đến, HTX ký được nhiều hợp đồng tiêu thụ sản phẩm. Vừa qua, HTX hoàn thiện ngôi nhà sàn truyền thống của người Mường để phục vụ việc đón khách du lịch trong mùa cam năm nay.

Cùng với việc phát triển các sản phẩm trong nhóm dịch vụ du lịch nông thôn, nhiều chủ thể, HTX có sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP đã kết nối với các điểm du lịch, trạm dừng nghỉ để mở rộng kênh tiêu thụ, quảng bá sản phẩm đến với khách hàng. Việc kết nối sản phẩm OCOP vào hoạt động du lịch vừa góp phần phát triển du lịch địa phương, vừa quảng bá thương hiệu cho các sản phẩm đặc trưng của tỉnh.


Thu Thủy

Các tin khác


Doanh nghiệp du lịch mong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 kéo dài để tăng doanh thu

Theo các doanh nghiệp lữ hành, kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay được các Bộ, ngành đề xuất hoán đổi ngày làm việc để kéo dài thành 5 ngày nghỉ sẽ là dịp để doanh nghiệp lữ hành, các điểm vui chơi thu hút khách du lịch, tăng doanh thu.

Định vị thương hiệu du lịch Việt Nam trên trường quốc tế

Nhìn lại tiến trình phát triển của nền du lịch quốc gia, Thứ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hồ An Phong cho rằng, Việt Nam ghi nhận mức phục hồi mạnh mẽ của ngành này khi đạt được mức tăng trưởng tiệm cận với kết quả năm 2019. Song cho dù lấy lại được sức phát triển trước dịch Covid-19, du lịch nước ta đã tụt hậu đến 5 năm so với thực tế. Vì thế, trước sự cạnh tranh của nhiều thị trường lớn của thế giới, cũng như các nước láng giềng, du lịch Việt cần nỗ lực hơn nữa để bứt phá và định vị thương hiệu trên trường quốc tế.

Kích cầu du lịch từ dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Còn khoảng ba tuần nữa mới đến kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, nhưng thị trường du lịch đã khá sôi động. Ðây được xem là thời điểm "vàng” để doanh nghiệp lữ hành khởi động mùa cao điểm du lịch hè.

Bảo vệ vịnh Nha Trang để phát triển du lịch bền vững

Thành phố Nha Trang, thủ phủ của tỉnh Khánh Hòa đang trong dịp kỷ niệm 100 năm xây dựng và phát triển (1924 - 2024).

Ẩm thực giúp quảng bá, giới thiệu điểm đến và giữ chân du khách lâu hơn

Theo các chuyên gia du lịch, ẩm thực là một phần không thể thiếu của ngành du lịch, bởi nó góp phần quảng bá, níu giữ du khách thông qua sự độc đáo của từng món ăn, hương vị mang tính đặc trưng mỗi vùng miền.

Du lịch Hòa Bình thu hút khách quốc tế

Những tháng đầu năm 2024, du khách nội địa và du khách đến từ nhiều quốc gia tấp nập tham quan, khám phá các điểm đến du lịch Hoà Bình. Đáng chú ý, một số khu, điểm du lịch thuộc huyện Mai Châu, Đà Bắc, Lương Sơn đón lượng khách quốc tế tăng cao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục