(HBĐT) - Sa Pa - địa danh đã quá quen thuộc đối với các tín đồ du lịch, nhưng ngay cả những người đã lên Sa Pa đủ cả 4 mùa trong năm đều có chung một cảm nhận: Sa pa - quen mà lạ. Bởi mỗi lần đặt chân đến vùng đất đặc biệt này đều có một trải nghiệm khác nhau.

Thung lũng mây nhìn từ đỉnh Phan Si Păng.

Hotel De la coupole - chuyện kể của "ông hoàng resort" Bill Bensley 

Sa Pa có rất nhiều điểm để khám phá và trải nghiệm. Có thể săn mây trên đỉnh Phan Si Păng, uống cà phê trên đỉnh đèo Ô Quy Hồ lộng gió, hay có thể đến bản Cát Cát để trải nghiệm văn hóa của đồng bào dân tộc bản địa... Chuyến đi lần này, theo chân một người bạn - anh Nguyễn Xuân Tiến, Phó Bí thư TT Đảng ủy phường Bình Minh, TP Lào Cai (Lào Cai), người luôn gắn bó với mảnh đất Sa Pa trước đây, tôi được trải nghiệm và hiểu thêm về một góc rất khác của Sa Pa. Đó là công trình Hotel De La Coupole - chuỗi khách sạn 5 sao và dịch vụ ngay dưới chân đỉnh Phan Si Păng, do kiến trúc sư nổi tiếng người Mỹ Bill Bensley - nhân vật chính của chương trình "Thiết kế thiên đường" kênh Discovery Asia, được giới kiến trúc gọi là "ông hoàng resort" với rất nhiều khu nghỉ dưỡng hàng đầu thế giới. Dù đã được chiêm ngưỡng toàn cảnh, cũng như hiểu rõ về quá trình hình thành khách sạn De La Coupole trên kênh Discovery Asia, nhưng chúng tôi choáng ngợp khi tận mắt chứng kiến vẻ đẹp tinh tế của nó. Anh Nguyễn Văn Tiến chia sẻ: Hotel De La Coupole là tuyệt phẩm kiến trúc thứ 3 của Bill Bensley thiết kế cho Tập đoàn Sun Group dựa trên  khách sạn cũ được xây dựng từ thế kỷ XIX. Khai trương ngày 15/12/2018, Hotel De La Coupole trở thành khách sạn 5 quốc tế đầu tiên, góp phần đưa du lịch Sa Pa lên một tầm cao mới. Bill nói rằng, khi thiết kế công trình này, ông muốn kể một câu chuyện có thật về Sa Pa, một miền đất giữa vùng núi cao trở thành thủ phủ nghỉ dưỡng mùa hè của người Pháp từ năm 1914. Khách sạn là tác phẩm thứ hai được xây dựng trên Sa Pa bởi các kiến trúc sư người Pháp. Họ tạo nên một tác phẩm đầy mê hoặc trên biển mây ngàn với 50 sắc thái màu vàng mù tạt.

Thời trang Pháp và thời trang dân tộc vùng cao là nguồn cảm hứng để Bill thiết kế khách sạn. Chính vì vậy, ông đã lựa chọn những suốt chỉ, những phác thảo về mẫu thiết kế thời trang để lột tả, khơi gợi lên câu chuyện. Sảnh khách sạn khiến người ta liên tưởng đến trung tâm thương mại sang trọng ở Paris cùng hình ảnh những rương hòm cổ chất cao, điểm xuyết thêm những chiếc mũ, ống chỉ thời xưa, cuốn sách, bộ váy lấp lánh, vòng bổ họa tiết bộ tộc vùng cao cùng với áo lông thú. 249 phòng khách sạn là một bức tranh sống động đầy màu sắc giữa văn hóa vùng cao Tây Bắc và nét đẹp quyến rũ, tinh tế phương Tây. 2 nền văn hóa tưởng như không liên quan nhưng thu hút bất kỳ ai lần đầu đặt chân đến bởi câu chuyện hấp dẫn được kể dưới bàn tay tài hoa của Bill Bensley. Đó là hình ảnh của những quý cô Pháp thanh lịch, đài các trong những năm 1920 - 1930, hay những cô gái vùng cao dân tộc Mông, Dao... mộc mạc đều được khắc họa trong mỗi đường nét kiến trúc của khách sạn. 


Khách sạn  De La Coupole nằm ở trung tâm thị xã Sa Pa (Lào Cai) tạo nên cảnh quan tuyệt đẹp. 

Sự tinh tế đến từng chi tiết đã tạo nên một Hotel De La Coupole vừa quyến rũ nhưng lại rất mộc mạc, mới lạ mà rất đỗi thân quen. Thiết kế ấn tượng như một câu chuyện lịch sử lãng mạn về Sa Pa thời Pháp thuộc được tái hiện nơi trung tâm thị trấn, cùng với hàng loạt những trải nghiệm đẳng cấp mà khách sạn tạo nên, sẽ mở ra cho du khách những khám phá vô cùng khác biệt, đưa Sa Pa bước chân vào lĩnh vực nghỉ dưỡng cao cấp, để khẳng định vị thế và sức hấp dẫn mới.

Săn mây trên đỉnh Phan Si Păng 

Hotel De La Coupole cũng là điểm khởi đầu đưa chúng tôi đến với điểm săn mây nổi tiếng ở Sa Pa - đỉnh Phan Si Păng. Một người bạn ở Lào Cai nói với chúng tôi rằng, từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau được giới phượt gọi là mùa "săn mây" của Sa Pa. Đến đây dịp này sẽ được trải nghiệm cảm giác đứng giữa biển mây bồng bềnh. Với độ cao hơn 3.000 m so với mặt nước biển, nơi đây quanh năm sương mù bao phủ. Có cảm giác để lên tới đỉnh phải vượt qua một tầng mây. Và lên đến nơi, mây như đang bồng bềnh dưới chân. Nhưng cảm giác khó quên nhất có lẽ là cảm giác khi chạm tay vào đỉnh Phan Si Păng. Đứng ở vị trí "cao nhất" Việt Nam, thu vào tầm mắt như là cả nhân gian ngay trước mắt mình. Có lẽ, đó là một trong những khoảnh khắc tuyệt vời nhất trong mỗi người. "Nhưng không phải ai cũng lên đỉnh Phan Si Păng đúng ngày nắng đẹp để có thể ngắm mây và chụp được một bức ảnh trời xanh, mây trắng, nắng vàng đâu nhé. Đó còn là cái duyên của người đến với Sa Pa đấy. Vì vậy mà Sa Pa vẫn níu chân du khách" - anh bạn dẫn đường chia sẻ. 

Du khách đến Sa Pa thích thú trải nghiệm học thêu cùng các thiếu nữ dân tộc Dao.

Đúng như lời anh bạn nhận xét, Sa Pa thực sự níu chân du khách, với những người chưa "săn" được mây, những người còn chút tiếc nuối vì chưa có được một bức ảnh "lên đỉnh" khi trời xanh, mây trắng. Nhưng cũng có một cảm giác Sa Pa níu chân du khách còn bởi nét đẹp hồn hậu của người dân thị trấn nơi đây. Đó là những em bé Mông, Dao hây hây má hồng trong tiết trời se lạnh giữa nắng, gió vùng cao. Đó là những người phụ nữ Mông miệt mài thêu thổ cẩm ngay trên đường, trong lúc bán hàng vẫn không quên mỉm cười thật tươi mỗi khi có khách hỏi thăm. Một ngày nào đó, nếu đến Sa Pa mà không còn gặp hình ảnh những phụ nữ dân tộc cặm cụi khâu vá, thêu thùa bất cứ góc nào trên phố, có lẽ đó không còn là Sa Pa nữa rồi.

Thực vậy, ngoài sự ưu đãi của thiên nhiên, nét đẹp tinh tế trong kiến trúc, ẩm thực và sự chân chất, mộc mạc, nét văn hóa độc đáo của người bản địa đã làm nên một Sa Pa say lòng du khách. 


Phương Linh


Các tin khác


Huyện Yên Thủy phát triển du lịch gắn với điểm đến lễ hội, tâm linh

Hiện nay, sản phẩm du lịch của huyện Yên Thủy chủ yếu là du lịch lễ hội, du lịch tâm linh. Bên cạnh đảm bảo nếp sống văn minh trong hoạt động tín ngưỡng, các cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương luôn chú trọng bảo tồn giá trị di tích lịch sử, văn hoá và lễ hội gắn với khai thác thế mạnh du lịch.

Doanh nghiệp du lịch mong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 kéo dài để tăng doanh thu

Theo các doanh nghiệp lữ hành, kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay được các Bộ, ngành đề xuất hoán đổi ngày làm việc để kéo dài thành 5 ngày nghỉ sẽ là dịp để doanh nghiệp lữ hành, các điểm vui chơi thu hút khách du lịch, tăng doanh thu.

Định vị thương hiệu du lịch Việt Nam trên trường quốc tế

Nhìn lại tiến trình phát triển của nền du lịch quốc gia, Thứ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hồ An Phong cho rằng, Việt Nam ghi nhận mức phục hồi mạnh mẽ của ngành này khi đạt được mức tăng trưởng tiệm cận với kết quả năm 2019. Song cho dù lấy lại được sức phát triển trước dịch Covid-19, du lịch nước ta đã tụt hậu đến 5 năm so với thực tế. Vì thế, trước sự cạnh tranh của nhiều thị trường lớn của thế giới, cũng như các nước láng giềng, du lịch Việt cần nỗ lực hơn nữa để bứt phá và định vị thương hiệu trên trường quốc tế.

Kích cầu du lịch từ dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Còn khoảng ba tuần nữa mới đến kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, nhưng thị trường du lịch đã khá sôi động. Ðây được xem là thời điểm "vàng” để doanh nghiệp lữ hành khởi động mùa cao điểm du lịch hè.

Bảo vệ vịnh Nha Trang để phát triển du lịch bền vững

Thành phố Nha Trang, thủ phủ của tỉnh Khánh Hòa đang trong dịp kỷ niệm 100 năm xây dựng và phát triển (1924 - 2024).

Ẩm thực giúp quảng bá, giới thiệu điểm đến và giữ chân du khách lâu hơn

Theo các chuyên gia du lịch, ẩm thực là một phần không thể thiếu của ngành du lịch, bởi nó góp phần quảng bá, níu giữ du khách thông qua sự độc đáo của từng món ăn, hương vị mang tính đặc trưng mỗi vùng miền.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục