Có một hiện tượng tự nhiên kỳ lạ và dường như xem là điều kỳ bí mà hàng triệu năm qua chưa được con người giải mã. Trong khi sơn dân ở các nơi khác chật vật với nguồn nước sinh hoạt hằng ngày, thì người dân Thiên Cấm Sơn chưa bao giờ han nước. Nước tuôn chảy trong lòng núi, dưới tầng sâu của mặt đất, tưới xanh ruộng nương và là nguồn sống cho muôn loài. nui-cam-5


Thiên Cấm Sơn quanh năm có khí hậu mát mẻ, phong cảnh đẹp nên thơ cuốn hút du khách.(Ảnh: internet)

Các cao niên nơi đây tiết lộ, sức sống kỳ lạ ở non thiêng được bắt nguồn từ mạch nước tâm linh chưa bao giờ vơi cạn. Những dòng nước ngọt lành len lỏi qua khe đá, chất chứa những tinh hoa của đất trời. Suốt nhiều thiên niên kỷ, nguồn tài nguyên ấy đã ấp ôm, vỗ về và chăm chút sự sống vạn vật nơi miền sơn cước. Nguồn nước còn tượng trưng cho sự sinh tồn, biểu trưng cho nguyện ước của sơn dân và là long mạch núi rừng.

Mạch nước ngầm núi Cấm được dân gian bảo lưu từ các truyền thuyết của triệu triệu năm về trước, khi các tiên nữ vãn cảnh trần gian, tìm đến các dòng suối núi Cấm để tắm mát và vui đùa. Cho đến giai thoại mang tính lịch sử khi vua Nguyễn Ánh tìm được mạch nước ngầm từ khe đá để giải cứu cơn khát cho đoàn tùy tùng. Sự nhiệm màu về dòng nước thiêng đã được người đời truyền tụng cho đến ngày nay.

Hàng ngày, nhiều người đến Giếng Tiên để cúng bái và xin nước về uống (Ảnh: internet)

Ông Nguyễn Văn Sanh, cư dân trên Núi Cấm cho biết, mỗi ngày có đến hàng trăm người từ nam phụ lão ấu đến Thất Sơn để hành hương, thưởng lãm và đặc biệt để được gột rửa bụi hồng trần trong dòng nước thanh khiết ấy. Họ tin rằng khi ai đó bị đau bệnh, gặp chuyện xúi quẩy chỉ cần uống nước "Giếng tiên” thì mọi bệnh tật, xui xẻo sẽ tan biến. Và vì đức tin ấy, người ta truyền miệng là "Suối nguồn tâm linh”.

Như 1 cuộc hành trình đi xuyên thời gian, với những câu hỏi đặt ra, nguồn nước đến từ thiên nhiên không bao giờ cạn kiệt lại đặc biệt tốt với con người, thì tại sao chúng ta không tận dụng khai thác nguồn tài nguyên quý giá này?. Cùng với những gợi ý từ đề tài khoa học về thiên nhiên và nguồn nước khoáng vô tận củaFoodtech - đơn vị khoa học & công nghệ trực thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, ông chủ của Tập đoàn Sao Mai cùng các kỹ sư đã nhọc công nghiên cứu, vận dụng sự tiến bộ KHKT đểdẫn nguồn suối thiêng phục vụ cho cuộc sống con người.

Bước ngoặt đánh dấu cho khát vọng "giải khát nước sạch” là sự ra đời của Nhà máy nước uống thiên nhiên An Hảo được đặt ngay chân núi Cấm, với vốn đầu tư hơn 120 tỷ đồng, với công suất thiết kế là 24 triệu lít/năm.


Nhà máy nước uống thiên nhiên An Hảo với dây chuyền hiện đại và quy mô lớn nhất ĐBSCL (Ảnh: Quốc Vinh)


Nước uống thiên nhiên An Hảo được sản xuất bởi dây chuyền thiết bị hiện đại được nhập khẩu từ Mỹ, với quy trình khép kín tuyệt đối vô trùng và được dẫn nguồn từ mạch nước ngầm Thiên Cấm Sơn, thông qua hệ thống lắng lọc hoàn toàn tự động và khử khuẩn bằng tia cực tím.

An Hảo thừa hưởng trọn vẹn trữ lượng vi khoáng: Canxi, Natri, Kali, Magie, Iod, Fluorid… mà tạo hóa đã ban tặng cho ngọn núi thiêng. Biết đâu niềm tin ấy sẽ dẫn dắt chúng ta đến sự sảng khoái về tinh thần và thêm yêu cuộc sống thi vị, tươi đẹp. Sự tích cực, lạc quan và năng động đến từ sự chắt chiu và chọn lọc để tận hưởng.


Quốc Vinh

Các tin khác


Huyện Yên Thủy phát triển du lịch gắn với điểm đến lễ hội, tâm linh

Hiện nay, sản phẩm du lịch của huyện Yên Thủy chủ yếu là du lịch lễ hội, du lịch tâm linh. Bên cạnh đảm bảo nếp sống văn minh trong hoạt động tín ngưỡng, các cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương luôn chú trọng bảo tồn giá trị di tích lịch sử, văn hoá và lễ hội gắn với khai thác thế mạnh du lịch.

Doanh nghiệp du lịch mong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 kéo dài để tăng doanh thu

Theo các doanh nghiệp lữ hành, kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay được các Bộ, ngành đề xuất hoán đổi ngày làm việc để kéo dài thành 5 ngày nghỉ sẽ là dịp để doanh nghiệp lữ hành, các điểm vui chơi thu hút khách du lịch, tăng doanh thu.

Định vị thương hiệu du lịch Việt Nam trên trường quốc tế

Nhìn lại tiến trình phát triển của nền du lịch quốc gia, Thứ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hồ An Phong cho rằng, Việt Nam ghi nhận mức phục hồi mạnh mẽ của ngành này khi đạt được mức tăng trưởng tiệm cận với kết quả năm 2019. Song cho dù lấy lại được sức phát triển trước dịch Covid-19, du lịch nước ta đã tụt hậu đến 5 năm so với thực tế. Vì thế, trước sự cạnh tranh của nhiều thị trường lớn của thế giới, cũng như các nước láng giềng, du lịch Việt cần nỗ lực hơn nữa để bứt phá và định vị thương hiệu trên trường quốc tế.

Kích cầu du lịch từ dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Còn khoảng ba tuần nữa mới đến kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, nhưng thị trường du lịch đã khá sôi động. Ðây được xem là thời điểm "vàng” để doanh nghiệp lữ hành khởi động mùa cao điểm du lịch hè.

Bảo vệ vịnh Nha Trang để phát triển du lịch bền vững

Thành phố Nha Trang, thủ phủ của tỉnh Khánh Hòa đang trong dịp kỷ niệm 100 năm xây dựng và phát triển (1924 - 2024).

Ẩm thực giúp quảng bá, giới thiệu điểm đến và giữ chân du khách lâu hơn

Theo các chuyên gia du lịch, ẩm thực là một phần không thể thiếu của ngành du lịch, bởi nó góp phần quảng bá, níu giữ du khách thông qua sự độc đáo của từng món ăn, hương vị mang tính đặc trưng mỗi vùng miền.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục