(HBĐT) - Chiều 14/7, tại Hà Nội, Bộ NN&PTNT phối hợp với Bộ VH-TT&DL tổ chức hội thảo trực tuyến với 15 tỉnh, thành phố về định hướng và giải pháp phát triển du lịch nông thôn (DLNT) gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021 - 2025. Chủ trì và chỉ đạo hội thảo gồm các đồng chí: Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT; Đoàn Văn Việt, Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL… Dự hội thảo tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban chỉ đạo các Chương trình MTQG tỉnh; lãnh đạo một số sở, ngành, địa phương.


Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó trưởng Ban chỉ đạo các Chương trình MTQG tỉnh phát biểu tại hội nghị.

Hiện nay, cả nước có trên 1.300 khu, điểm, du lịch thuộc các địa phương quản lý, trong đó có khoảng 70% là các điểm du lịch thuộc khu vực nông thôn. DLNT khá đa dạng, tuy nhiên, các loại hình DLNT chủ đạo gồm: Du lịch nông nghiệp, du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng. Lao động tham gia trong lĩnh vực DLNT chỉ chiếm từ 5 - 10% trong ngành du lịch, 2/3 là lao động gián tiếp. Quy mô hoạt động nhỏ, do các doanh nghiệp, hộ gia đình, THT cung cấp và mang tính tự phát. Thị trường khách chủ yếu của DLNT là khách trong nước (ngoại tỉnh) và khách tại chỗ (trong tỉnh). Các chính sách hỗ trợ phát triển DLNT chủ yếu được lồng ghép vào các chương trình phát triển và các chính sách đặc thù của từng địa phương.

 Phát triển DLNT là hướng đi mới, phát huy lợi thế, giá trị khác biệt của nông nghiệp, nông thôn, nông dân; góp phần chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp theo hướng "tích hợp đa ngành”. Phát triển DLNT được xác định là một trong những giải pháp căn cơ, động lực thúc đẩy xây dựng NTM bền vững, đồng thời NTM là nền tảng hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển đa dạng, bền vững của du lịch.

Tại hội thảo, các đại biểu đã đánh giá thực trạng, tồn tại, hạn chế của DLNT. Đồng thời, đề xuất những định hướng, giải pháp, cơ chế, chính sách cho phát triển DLNT.

Tham gia đóng góp ý kiến tại hội thảo, đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: Để DLNT ngày càng phát triển, hấp dẫn, có sức cạnh tranh cao; góp phần xóa đói giảm nghèo ở khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, gắn phát triển du lịch với phát triển nông nghiệp bền vững thì Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ kinh phí từ Chương trình MTQG xây dựng NTM để các tỉnh thực hiện quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng và đào tạo nguồn nhân lực. Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị: Bộ NN&PTNT hỗ trợ chuẩn hóa các sản phẩm OCOP, đặc biệt là các sản OCOP DLNT có tiềm năng đạt hạng 4 - 5 sao; đề nghị Bộ VH-TT&DL quan tâm chỉ đạo Tổng cục Du lịch hỗ trợ tỉnh Hòa Bình về công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch tại các thị trường tiềm năng.

 Phát biểu kết luận hội thảo, đồng chí Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT ghi nhận và tiếp thu ý kiến đóng góp của các địa phương, chuyên gia; giao Văn phòng Điều phối NTM T.Ư tổng hợp ý kiến đóng góp để hoàn thiện báo cáo. Đồng chí Thứ trưởng Bộ NN&PTNT đề nghị Chính phủ giao Bộ NN&PTNT phối hợp Bộ VH-TT&DL xây dựng Đề án phát triển DLNT gắn với xây dựng NTM giai đoạn 2021 - 2025. Trong đề án cần làm rõ phạm vi và đối tượng thực hiện; quan tâm tới chuỗi giá trị kết hợp giữa cơ sở, doanh nghiệp lữ hành; nghiên cứu, xây dựng hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách về phát triển DLNT… Thời gian tới, DLNT phát triển hiệu quả sẽ khơi dậy niềm tự hào của dân cư nông thôn về quê hương, xứ sở, người dân yêu mến, góp phần nâng cao thu nhập và sinh kế cho cộng đồng nông thôn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc và thúc đẩy xây dựng NTM bền vững.


Thu Thủy

Các tin khác


Doanh nghiệp du lịch mong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 kéo dài để tăng doanh thu

Theo các doanh nghiệp lữ hành, kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay được các Bộ, ngành đề xuất hoán đổi ngày làm việc để kéo dài thành 5 ngày nghỉ sẽ là dịp để doanh nghiệp lữ hành, các điểm vui chơi thu hút khách du lịch, tăng doanh thu.

Định vị thương hiệu du lịch Việt Nam trên trường quốc tế

Nhìn lại tiến trình phát triển của nền du lịch quốc gia, Thứ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hồ An Phong cho rằng, Việt Nam ghi nhận mức phục hồi mạnh mẽ của ngành này khi đạt được mức tăng trưởng tiệm cận với kết quả năm 2019. Song cho dù lấy lại được sức phát triển trước dịch Covid-19, du lịch nước ta đã tụt hậu đến 5 năm so với thực tế. Vì thế, trước sự cạnh tranh của nhiều thị trường lớn của thế giới, cũng như các nước láng giềng, du lịch Việt cần nỗ lực hơn nữa để bứt phá và định vị thương hiệu trên trường quốc tế.

Kích cầu du lịch từ dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Còn khoảng ba tuần nữa mới đến kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, nhưng thị trường du lịch đã khá sôi động. Ðây được xem là thời điểm "vàng” để doanh nghiệp lữ hành khởi động mùa cao điểm du lịch hè.

Bảo vệ vịnh Nha Trang để phát triển du lịch bền vững

Thành phố Nha Trang, thủ phủ của tỉnh Khánh Hòa đang trong dịp kỷ niệm 100 năm xây dựng và phát triển (1924 - 2024).

Ẩm thực giúp quảng bá, giới thiệu điểm đến và giữ chân du khách lâu hơn

Theo các chuyên gia du lịch, ẩm thực là một phần không thể thiếu của ngành du lịch, bởi nó góp phần quảng bá, níu giữ du khách thông qua sự độc đáo của từng món ăn, hương vị mang tính đặc trưng mỗi vùng miền.

Du lịch Hòa Bình thu hút khách quốc tế

Những tháng đầu năm 2024, du khách nội địa và du khách đến từ nhiều quốc gia tấp nập tham quan, khám phá các điểm đến du lịch Hoà Bình. Đáng chú ý, một số khu, điểm du lịch thuộc huyện Mai Châu, Đà Bắc, Lương Sơn đón lượng khách quốc tế tăng cao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục