Đợt bùng phát dịch COVID-19 lần thứ tư đã kéo dài tới 5 tháng và bước đầu có những tín hiệu đáng mừng trong việc kiểm soát ở Hà Nội cũng như nhiều tỉnh, thành khác.


Mục tiêu của thành phố Hà Nội là bảo đảm chung sống một cách chủ động, an toàn với dịch COVID-19, do vậy việc xây dựng phương án cho quá trình khởi động lại hoạt động du lịch Thủ đô đang được ngành du lịch tính đến, để sớm thu hút khách du lịch trở lại. Trong bối cảnh từ đầu năm đến nay, hoạt động du lịch gần như đình trệ, do vậy thời gian từ nay đến cuối năm, ngành Du lịch Thủ đô cần phải nỗ lực hơn bao giờ hết.



Du khách tham quan khu di sản Hoàng thành Thăng Long. Ảnh minh họa: Thanh Tùng/TTXVN

Tập trung phát triển du lịch nội địa

Thời điểm này, hoạt động đón khách quốc tế chưa thể thực hiện được thì ngành Du lịch nói chung, các doanh nghiệp lữ hành Hà Nội nói riêng đang kỳ vọng vào thị trường khách nội địa. Vì vậy, các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này đang xây dựng kế hoạch, chuẩn bị các phương án chuẩn bị cho việc đón khách trở lại. Nhiều sản phẩm đặc sắc, hấp dẫn đang được xây dựng, nhiều chương trình kích cầu sẵn sàng tung ra, trên cơ sở đảm bảo an toàn tối đa cho du khách và những người hoạt động trong ngành du lịch.

Giám đốc Công ty Lữ hành Hanoitourist Phùng Quang Thắng cho hay, đơn vị đang khảo sát các sản phẩm du lịch tại Hà Nội và một số địa phương an toàn trong phòng, chống dịch; nghiên cứu chính sách du lịch của các địa phương để thực hiện tour kết nối những điểm đến an toàn, xây dựng sản phẩm du lịch khép kín. Mục đích là để du khách có những trải nghiệm mới sau một thời gian gián đoạn du lịch nhưng vẫn đảm bảo an toàn tối đa.

Nhiều doanh nghiệp cũng đang khai thác lợi thế du lịch Hà Nội để xây dựng các sản phẩm đặc thù, hấp dẫn, trong đó chú trọng vào sản phẩm du lịch văn hóa. Bà Trịnh Mỹ Nghệ, Giám đốc Công ty Du lịch quốc tế ITC chia sẻ, đơn vị phối hợp cùng một số công ty lữ hành xây dựng sản phẩm du lịch văn hóa Một ngày khám phá Hà Nội và sản phẩm Khám phá mùa Thu Hà Nội. Cũng theo bà Trịnh Mỹ Nghệ, nếu không có sản phẩm tốt rất khó thu hút được khách, đi cùng với đó phải nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch để tạo sự đồng bộ, chuyên nghiệp.

Ngành Du lịch Hà Nội cũng tập trung ưu tiên nâng cao chất lượng các điểm đến du lịch văn hóa, di sản, làng nghề, làng cổ nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, xây dựng thương hiệu, tăng khả năng cạnh tranh cho các khu, điểm du lịch. Đồng thời, mở rộng hướng phát triển du lịch nông nghiệp, du lịch cộng đồng, du lịch chăm sóc sức khỏe, thúc đẩy phát triển du lịch MICE (du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm và tổ chức sự kiện) gắn với đăng cai tổ chức các sự kiện lớn, tiêu biểu. Sở Du lịch Hà Nội cũng đề nghị các đơn vị liên kết xây dựng sản phẩm, dịch vụ du lịch mới, độc đáo, hấp dẫn, có tính chuyên biệt nhằm tạo những trải nghiệm mới, đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của khách du lịch trong tình hình mới.

Đảm bảo an toàn phòng, chống dịch

Trong bối cảnh dịch bệnh vẫn có nguy cơ bùng phát, lây lan trở lại nên dù ngành Du lịch có tái khởi động trở lại thì việc đảm bảo phòng, chống dịch bệnh, an toàn cho du khách và cả cộng đồng vẫn được ưu tiên hàng đầu. Với các điểm đến du lịch, các đơn vị chủ quản thực hiện nghiêm công tác phòng, chống dịch, chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị vật tư y tế, khử khuẩn toàn bộ điểm tham quan, yêu cầu nhân viên thực hiện quy trình hướng dẫn khách phòng, chống dịch.

Tại di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám, công tác phòng, chống dịch luôn được quan tâm. Dung dịch sát khuẩn tay được bổ sung, đặt tại các điểm bán vé, cửa ra vào và các vị trí thuận lợi để du khách dễ thấy, dễ sử dụng khi mở cửa trở lại. Trung tâm sẽ tăng cường bố trí nhân viên nhắc nhở du khách đeo khẩu trang đồng thời yêu cầu cán bộ, nhân viên nghiêm túc thực hiện công tác phòng, chống dịch, đảm bảo an toàn cho chính bản thân. Theo ông Lê Xuân Kiêu, Giám đốc Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Trung tâm luôn trong tâm thế sẵn sàng các điều kiện để phòng, chống dịch một cách tốt nhất, vừa để phục vụ khách tham quan trở lại, vừa đảm bảo an toàn cho cho khách và cán bộ, nhân viên Trung tâm.

Để chuẩn bị tốt nhất cho việc khởi động lại hoạt động đón và phục vụ khách du lịch, Sở Du lịch Hà Nội đề nghị các tổ chức, cá nhân quản lý khu, điểm tham quan, các đơn vị cung cấp dịch vụ du lịch trên địa bàn thành phố thực hiện nghiêm các biện pháp bảo đảm an toàn phòng, chống dịch COVID-19 gắn với xây dựng và tuyên truyền điểm đến an toàn cho du khách. Ngành Du lịch Hà Nội cũng tiếp tục triển khai xây dựng điểm đến, doanh nghiệp lữ hành, vận chuyển, cơ sở lưu trú, cơ sở dịch vụ đạt chuẩn bảo đảm an toàn, phòng chống dịch COVID-19.

Phó Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Trần Trung Hiếu cho biết, doanh nghiệp và du khách sẽ phải chủ động tuân thủ các quy trình, quy chuẩn, sản phẩm du lịch an toàn. Hiện nay, thành phố Hà Nội đang hoàn chỉnh kịch bản hoạt động kinh tế theo từng diễn biến dịch. Các doanh nghiệp, đơn vị hoạt động du lịch cần bám sát các kịch bản này để hoạt động.

Ngành Du lịch cũng kỳ vọng dịch bệnh tiếp tục được kiểm soát tốt trong thời gian tới, các hoạt động kinh tế - xã hội được phục hồi trong trạng thái "bình thường mới". Lúc đó, ngành Du lịch Thủ đô tái khởi động trở lại, xóa tình trạng "đóng băng" kéo dài trong thời gian vừa qua, vừa để phục vụ nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng của du khách, vừa mang lại nguồn thu cho cho ngành kinh tế tổng hợp vốn bị ảnh hưởng nặng nề trước đó.

                                                                 Theo báo Tin tức

Các tin khác


Xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Để du lịch Đồng bằng sông Cửu Long có bước phát triển bứt phá, tương xứng với tiềm năng, lợi thế to lớn của vùng, việc đẩy mạnh liên kết để hình thành các tour, tuyến, sản phẩm du lịch mới, hấp dẫn, mang tính đặc thù là hướng đi cần được quan tâm hàng đầu.

Du lịch Nha Trang hòa quyện với đời sống văn hóa​

Thành phố biển Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) nằm bên vịnh biển cùng tên và được công nhận là một trong những vịnh biển đẹp nhất thế giới. Đã từ lâu, Nha Trang trở thành một điểm đến đầy cuốn hút cho hàng triệu du khách gần xa, trong nước và quốc tế.

Nét đẹp Việt 2024: Quảng bá du lịch quốc gia trên Tiktok

Nhằm thúc đẩy các hoạt động xúc tiến, quảng bá, truyền thông cho du lịch Việt Nam, vừa qua tại Hội chợ Du lịch Quốc tế Hà Nội 2024 - VITM Hanoi 2024, Hiệp hội Du lịch Việt Nam đã ký kết thỏa thuận hợp tác với Truyền hình Quốc hội Việt Nam và TikTok Việt Nam để xây dựng, thực hiện các chương trình giới thiệu về du lịch Việt Nam.

Huyện Cao Phong đa dạng các sản phẩm du lịch vùng lòng hồ

Bên cạnh loại hình du lịch cộng đồng, các xã vùng lòng hồ thuộc huyện Cao Phong là Thung Nai, Bình Thanh có nhiều tiềm năng về địa lý, tự nhiên và môi trường phù hợp phát triển du lịch nghỉ dưỡng sinh thái. Nơi đây còn có điểm du lịch tâm linh thu hút du khách thập phương đến tham quan, vãn cảnh, nhất là vào dịp đầu năm.

Khu du lịch quốc gia Mộc Châu - Điểm đến hấp dẫn

Cách Hà Nội khoảng 150km Khu du lịch quốc gia Mộc Châu vừa là cửa ngõ của tỉnh Sơn La, vừa là cầu nối du lịch thủ đô Hà Nội và vùng đồng bằng Bắc Bộ với các tỉnh vùng Tây Bắc, được đánh giá là một trong những khu du lịch quốc gia quan trọng nhất trên hành lang du lịch "Qua miền Tây Bắc” trên tuyến giao thông huyết mạch quốc lộ 6.

Đẩy nhanh tiến độ khu du lịch Robinson - cần hỗ trợ từ cơ quan chức năng

Thời gian qua, dự án khu du lịch thiên nhiên Robinson được cho là chậm tiến độ do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, thay đổi về quy mô dự án. Để dự án sớm đưa vào hoạt động rất cần sự vào cuộc hỗ trợ từ các cấp chính quyền cũng như sự tích cực hơn nữa của chủ đầu tư.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục