(HBĐT) - "Xác định đến năm 2030, huyện Lạc Sơn trở thành một trong những trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe chất lượng cao của khu vực và cả nước dựa trên tiềm năng là nguồn khoáng nóng chất lượng, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, môi trường trong lành, có hồ nước ngọt nhân tạo lớn nhất miền Bắc, có bản sắc văn hóa độc đáo" - đây nội dung kết luận của Tỉnh uỷ đối với công tác quy hoạch của huyện Lạc Sơn mới đây.


Huyện Lạc Sơn làm tốt công tác giải phóng mặt bằng, hỗ trợ nhà đầu tư triển khai dự án. Ảnh: Nhà máy điện tử Lạc Sơn giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động địa phương.

Dù là huyện rộng, dân đông, không được xác định là vùng động lực của tỉnh, song huyện Lạc Sơn lại sở hữu những tiềm năng, lợi thế riêng có. Mường Vang là 1 trong 4 vùng Mường lớn của tỉnh, có những giá trị văn hóa đặc sắc trong nết ăn ở, sinh hoạt đời sống. Đồi Thung, xã Quý Hòa nằm ở độ cao trên 1.000 m, có ruộng bậc thang xếp lớp mơ màng, khí hậu mát mẻ, có suối nước khoáng nóng, là tiềm năng lớn để phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng. Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn - Ngổ Luông, đỉnh Bái Nhạ (xã Ngọc Sơn) từng là địa điểm tổ chức giải dù lượn Việt Nam; thác Mu (xã Tự Do) kỳ vĩ, mộng mơ đang là điểm đến của du khách xa gần. Huyện còn có nhiều sản phẩm nông nghiệp nổi tiếng, đặc trưng như gà Lạc Sơn, hạt dổi Chí Đạo, mật ong rừng Tự Do… Hồ Cánh Tạng được coi là hồ nước nhân tạo lớn, có tiềm năng phát triển các loại hình du lịch, đô thị sinh thái. Đây là những cơ hội rất lớn để huyện Lạc Sơn khai thác, thực tế nhiều khu vực trên địa bàn huyện đang tạo sức hút đối với nhà đầu tư và du khách xa gần.

Bí thư Huyện uỷ Lạc Sơn Nguyễn Ngọc Điệp cho biết: Ngay sau đại hội, huyện Lạc Sơn đã ban hành nhiều nghị quyết chuyên đề về thu hút đầu tư, phát triển kết cấu hạ tầng, đô thị, du lịch, quản lý đất đai, giải phóng mặt bằng (GPMB), công tác cán bộ, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa. Trên cơ sở đó phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng, gắn với trách nhiệm của các đồng chí trong Thường trực, BTV Huyện uỷ chỉ đạo, đôn đốc thực hiện. Thời gian qua, huyện được biết đến là địa phương có nhiều cách làm sáng tạo, phù hợp trong GPMB, thu hút, hỗ trợ nhà đầu tư triển khai các dự án. Nhiều nhiệm vụ then chốt đạt được kết quả khả quan. Về công tác quy hoạch, huyện đang phối hợp triển khai lập và quản lý 39 dự án quy hoạch; trong đó có 1 dự án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 khu du lịch thác Mu, xã Tự Do; 2 dự án quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 khu vực hồ Khả và quy hoạch khu vực Đồi Thung đã được UBND tỉnh phê duyệt đồ án, UBND huyện công bố trong tháng 3/2022. Huyện đang triển khai 36 dự án quy hoạch các lĩnh vực đô thị, du lịch sinh thái, công nghiệp, trong đó nguồn vốn ngân sách có 24 dự án, vốn ngoài ngân sách 12 dự án. Quy hoạch xây dựng vùng huyện tỷ lệ 1/25000 đến năm 2040, Sở Xây dựng đã thẩm định xong trình UBND tỉnh phê duyệt. Huyện đang triển khai một số dự án trọng điểm như đường từ thị trấn Vụ Bản vào khu vực Đồi Thung, xã Quý Hòa; đường kết nối đường Hồ Chí Minh với cụm công nghiệp Đầm Uống và Khoang Rào, xã Tân Mỹ, một số cụm, khu công nghiệp trên địa bàn…

Thường trực Tỉnh uỷ ghi nhận, đánh giá cao công tác lãnh đạo, chỉ đạo lập quy hoạch của huyện Lạc Sơn đã có định hướng phân khu rõ ràng, có nhiều ý tưởng mới, tư duy mang tính đột phá. Quy hoạch xác định đến năm 2030, huyện Lạc Sơn trở thành một trong những trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe chất lượng cao của khu vực và cả nước dựa trên tiềm năng là nguồn khoáng nóng chất lượng, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, môi trường trong lành, có hồ nước ngọt nhân tạo lớn nhất miền Bắc, có bản sắc văn hóa độc đáo. Để xây dựng quy hoạch bảo đảm chất lượng, tầm nhìn dài hạn, khai thác tốt tiềm năng, lợi thế, Thường trực Tỉnh uỷ chỉ đạo: Sở Xây dựng chủ trì, hướng dẫn huyện Lạc Sơn tiến hành lập đồng thời các quy hoạch cần thiết còn thiếu, trong đó ưu tiên lập quy hoạch xây dựng vùng huyện, các quy hoạch phân khu tại vị trí có lợi thế làm cơ sở xem xét đề xuất của các nhà đầu tư và tiếp tục thu hút đầu tư. Nghiên cứu đề xuất HĐND tỉnh cơ chế sử dụng tiền thu từ đất tại huyện để đầu tư đường từ thị trấn Vụ Bản lên Đồi Thung, xã Quý Hòa và hạ tầng khu tái định cư cho các dự án trên địa bàn huyện. Xem xét giải quyết một số đề xuất của huyện Lạc Sơn theo thẩm quyền và quy định pháp luật.

Giao Thường trực Huyện ủy Lạc Sơn khẩn trương lãnh đạo tiến hành lập các quy hoạch còn thiếu. Đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch phân khu tại các vị trí có tiềm năng (khu vực hồ Cánh Tạng, khu vực các xã vùng cao của huyện). Trong quá trình lập quy hoạch cần tính toán kỹ để xác định ranh giới, diện tích, quy mô, tính chất của khu vực lập quy hoạch, chỉ tiêu sử dụng đất, tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan, hệ thống công trình hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật, trong đó chú ý tới hạ tầng giao thông để tạo thành mạng lưới đồng bộ, hiện đại và tạo thêm nhiều quỹ đất (tỷ lệ đất dành cho giao thông chiếm ít nhất 24% diện tích đô thị); phân tích sâu tiềm năng, thế mạnh, kế thừa các quy hoạch đã lập trước đây, đánh giá được bối cảnh và xu hướng phát triển... để lập bản quy hoạch mới có chất lượng, tầm nhìn dài hạn, tính khả thi cao, không bị chồng chéo, tạo thêm nhiều không gian phát triển mới nhằm đạt được mục tiêu của đại hội Đảng bộ huyện đặt ra, góp phần vào sự thành công của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII. Yêu cầu các quy hoạch phân khu phải hoàn thành trước ngày 30/8/2022. Đồng thời, huyện chủ động thực hiện các công việc khác để đủ điều kiện chấp thuận chủ trương đầu tư, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư, đấu giá đất, nhà đầu tư có thể khởi công một số dự án trọng điểm vào quý III/2022.

Thường trực Tỉnh uỷ cũng thống nhất chủ trương chuyển cụm công nghiệp Khoang U sang mục đích khác phù hợp hơn. Nghiên cứu đầu tư tuyến đường nối đường Hồ Chí Minh vào vị trí Đầm Đuống và Khoang Rào để tạo tiền đề phát triển công nghiệp. Khẩn trương thực hiện các thủ tục cần thiết và hỗ trợ nhà đầu tư để khởi công dự án trọng điểm theo đúng kế hoạch, trong đó chú trọng tới công tác GPMB, tái định cư, đảm bảo quyền lợi và ổn định đời sống cho người dân khi phải di chuyển đến vị trí mới. 

                                                             
  Lê Chung


Các tin khác


Kiểm tra các dự án phát triển du lịch tại huyện Đà Bắc

Ngày 23/4, Ban chỉ đạo thực hiện Đề án phát triển du lịch hồ Hòa Bình thành khu du lịch quốc gia, do đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo làm trưởng đoàn đã kiểm tra công tác phát triển du lịch tại huyện Đà Bắc.

Ấn tượng du lịch thành phố bên sông Đà

Không chỉ được biết đến là miền đất có thiên nhiên tươi đẹp, nền văn hoá đặc trưng, TP Hòa Bình còn có ẩm thực độc đáo với những món ăn ngon, lạ miệng, hương vị rượu cần nổi tiếng. Điều kiện tự nhiên, lịch sử, văn hóa và con người đã tạo nên tiềm năng du lịch phong phú, hấp dẫn cho điểm đến.

VITM Hà Nội 2024 thu hút gần 80.000 lượt khách tham quan, mua tour kích cầu dịp hè

Chiều ngày 14/4, Hiệp hội Du lịch Việt Nam đã tổng kết, bế mạc Hội chợ Du lịch quốc tế VITM Hà Nội 2024 với chủ đề "Du lịch Việt Nam – Chuyển đổi xanh để phát triển bền vững”. Hội chợ thu hút gần 80.000 khách đến thăm quan, mua sắm tour kích cầu dịp 30/4-1/5 và dịp hè.

Huyện Yên Thủy phát triển du lịch gắn với điểm đến lễ hội, tâm linh

Hiện nay, sản phẩm du lịch của huyện Yên Thủy chủ yếu là du lịch lễ hội, du lịch tâm linh. Bên cạnh đảm bảo nếp sống văn minh trong hoạt động tín ngưỡng, các cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương luôn chú trọng bảo tồn giá trị di tích lịch sử, văn hoá và lễ hội gắn với khai thác thế mạnh du lịch.

Doanh nghiệp du lịch mong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 kéo dài để tăng doanh thu

Theo các doanh nghiệp lữ hành, kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay được các Bộ, ngành đề xuất hoán đổi ngày làm việc để kéo dài thành 5 ngày nghỉ sẽ là dịp để doanh nghiệp lữ hành, các điểm vui chơi thu hút khách du lịch, tăng doanh thu.

Định vị thương hiệu du lịch Việt Nam trên trường quốc tế

Nhìn lại tiến trình phát triển của nền du lịch quốc gia, Thứ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hồ An Phong cho rằng, Việt Nam ghi nhận mức phục hồi mạnh mẽ của ngành này khi đạt được mức tăng trưởng tiệm cận với kết quả năm 2019. Song cho dù lấy lại được sức phát triển trước dịch Covid-19, du lịch nước ta đã tụt hậu đến 5 năm so với thực tế. Vì thế, trước sự cạnh tranh của nhiều thị trường lớn của thế giới, cũng như các nước láng giềng, du lịch Việt cần nỗ lực hơn nữa để bứt phá và định vị thương hiệu trên trường quốc tế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục