Nâng tầm ẩm thực Việt, đưa dịch vụ và các món ăn chinh phục sao Michelin (phân loại, đánh giá của giới ẩm thực thế giới) là khát vọng của nhiều đầu bếp Việt Nam.

Nhân dịp kỷ niệm ngày Gia đình Việt Nam, nằm trong khuôn khổ chương trình Lễ hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam và Quốc tế - Sáng tạo từ trứng diễn ra vào 25-26/6, các đầu bếp nổi tiếng thế giới và Việt Nam cùng tham gia chia sẻ với chủ đề: Hiện thực khát vọng Michelin. Thông qua chương trình, các đầu bếp cùng các chuyên gia chia sẻ về những việc cần làm để thực hiện khát vọng đưa ẩm thực Việt Nam nâng tầm và khẳng định vị thế trên bản đồ ẩm thực thế giới.

Sao Michelin được cộng đồng đầu bếp trên thế giới coi là biểu tượng để đánh giá chất lượng của một nhà hàng, mang ý nghĩ tượng trưng cho chuẩn mực quốc tế về ẩm thực đã được thế giới công nhận. Hàng năm, các nhà hàng nhận được sao Michelin sẽ được vinh danh trong cuốn cẩm nang ẩm thực hàng đầu thế giới - The Michelin Guide - ra đời từ năm 1900.

Chef (đầu bếp) Hervé Rodriguez, người Pháp, từng đạt sao Michelin tại Pháp và hiện chủ sở hữu kiêm bếp trưởng nhà hàng Herve Dining (TP Hồ Chí Minh) chia sẻ: "Sẽ có thể cần một thời gian khá dài để có thể nhận được 1 sao Michelin. Điều quan trọng đầu tiên là các nhà hàng của Việt Nam cần phải tạo ra một món ăn đặc trưng và phong cách riêng biệt của mình. Đồng thời, các nhà hàng phải hiểu rõ những nguyên liệu và tạo ra các món ăn có hương vị đồng đều, chính xác và nhất. Bên cạnh đó, chất lượng phục vụ, đội ngũ nhân viên bồi bàn chuyên nghiệp, phong thái đón tiếp các vị khách, cách trang trí món ăn.

Chef Hoàng Tùng chia sẻ về dịch vụ tại các nhà hàng đạt sao Michelin.

Chef Hoàng Tùng, một đầu bếp trẻ, tài năng, nhà sáng lập T.U.N.G Dining từng lọt Top 100 nhà hàng xuất sắc nhất Châu Á 2021 do The World’s 50 Best bình chọn đã chia sẻ ý kiến về việc để hiện thực khát vọng Michelin các nhà hàng Việt Nam cần chuẩn bị và có lộ trình như thế nào cho phù hợp.

"Qua kinh nghiệm làm việc tại các nhà hàng Mechelin tại các nước Bắc Âu, việc đạt sao Mechelin gắn với dịch vụ nhà hàng cao cấp. Do đó, hướng tới đạt sao Michelin sẽ khẳng định thương hiệu ẩm thực và thu hút với dòng khách châu Âu”, Hoàng Tùng chia sẻ.

Còn ông Đoàn Minh Phú, Tổng Giám đốc, Tổng bếp trưởng chuỗi "Nhà hàng Siêu thị Thế giới Hải sản” cho rằng, ẩm thực Việt Nam có nhiều cơ hội để nhận được sao Michelin nhờ vào sự mở rộng ra đấu trường quốc tế của Tổ chức Michelin, hiện nay, Michelin không chỉ tập trung vào các nhà hàng cao cấp mà đã tập trung cả vào các nhà hàng bình dân nhưng có phong cách độc đáo. Việt Nam có đội ngũ đông đảo các nghệ nhân ẩm thực, các đầu bếp lành nghề, yêu ẩm thực và có năng lực sáng tạo tuyệt vời. Ẩm thực Việt Nam khá phong phú, độc đáo, đa dạng do chịu ảnh hưởng sâu sắc về yếu tố địa lý, khí hậu, lịch sử, văn hóa. Tuy nhiên, thách thức hàng đầu với ẩm thực Việt Nam là cần bảo đảm các nguồn nguyên liệu sạch từ các trang trại xanh hữu cơ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Tiếp đó là chất lượng dịch vụ.

"Vai trò của Tổng cục Du lịch rất quan trọng khi mời tổ chức Michelin đánh giá hệ thống nhà hàng, ẩm thực Việt Nam. Bởi khi đạt được sao Michelin sẽ là thương hiệu để thu hút khách quốc tế”, ông Đoàn Minh Phú chia sẻ.

Theo các chuyên gia về ẩm thực, để đạt được sao Michelin cần sự chung tay của nhiều bên, cần một kế hoạch, lộ trình để nâng cao chất lượng, dịch vụ của Ẩm thực Việt Nam. Bên cạnh đó là sự vào cuộc của cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch để thu hút, thúc đẩy các hoạt động công nghiệp văn hóa, tăng cường hợp tác từ các nhà hàng và chuyên gia Michelin với Việt Nam. Việc này không chỉ làm nâng tầm ẩm thực Việt Nam mà còn đóng góp không nhỏ trong việc thúc đẩy và xúc tiến, quảng bá du lịch tới bạn bè quốc tế.


Theo Báo Tin tức

Các tin khác


Doanh nghiệp du lịch mong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 kéo dài để tăng doanh thu

Theo các doanh nghiệp lữ hành, kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay được các Bộ, ngành đề xuất hoán đổi ngày làm việc để kéo dài thành 5 ngày nghỉ sẽ là dịp để doanh nghiệp lữ hành, các điểm vui chơi thu hút khách du lịch, tăng doanh thu.

Định vị thương hiệu du lịch Việt Nam trên trường quốc tế

Nhìn lại tiến trình phát triển của nền du lịch quốc gia, Thứ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hồ An Phong cho rằng, Việt Nam ghi nhận mức phục hồi mạnh mẽ của ngành này khi đạt được mức tăng trưởng tiệm cận với kết quả năm 2019. Song cho dù lấy lại được sức phát triển trước dịch Covid-19, du lịch nước ta đã tụt hậu đến 5 năm so với thực tế. Vì thế, trước sự cạnh tranh của nhiều thị trường lớn của thế giới, cũng như các nước láng giềng, du lịch Việt cần nỗ lực hơn nữa để bứt phá và định vị thương hiệu trên trường quốc tế.

Kích cầu du lịch từ dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Còn khoảng ba tuần nữa mới đến kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, nhưng thị trường du lịch đã khá sôi động. Ðây được xem là thời điểm "vàng” để doanh nghiệp lữ hành khởi động mùa cao điểm du lịch hè.

Bảo vệ vịnh Nha Trang để phát triển du lịch bền vững

Thành phố Nha Trang, thủ phủ của tỉnh Khánh Hòa đang trong dịp kỷ niệm 100 năm xây dựng và phát triển (1924 - 2024).

Ẩm thực giúp quảng bá, giới thiệu điểm đến và giữ chân du khách lâu hơn

Theo các chuyên gia du lịch, ẩm thực là một phần không thể thiếu của ngành du lịch, bởi nó góp phần quảng bá, níu giữ du khách thông qua sự độc đáo của từng món ăn, hương vị mang tính đặc trưng mỗi vùng miền.

Du lịch Hòa Bình thu hút khách quốc tế

Những tháng đầu năm 2024, du khách nội địa và du khách đến từ nhiều quốc gia tấp nập tham quan, khám phá các điểm đến du lịch Hoà Bình. Đáng chú ý, một số khu, điểm du lịch thuộc huyện Mai Châu, Đà Bắc, Lương Sơn đón lượng khách quốc tế tăng cao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục