(HBĐT) - Những năm qua, cùng với các thành phần kinh tế khác, kinh tế tập thể (KTTT), trong đó nòng cốt là các hợp tác xã (HTX) đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế và ổn định an sinh xã hội. Mặc dù đã phát huy những hiệu quả tích cực, tuy nhiên, các HTX vẫn gặp nhiều khó khăn trong hoạt động. Điều này đòi hỏi mỗi đơn vị phải có sự thích ứng, bởi nếu không có một tư duy mới, cách nhìn mới cùng các hành động, giải pháp phát triển sản xuất, kinh doanh (SXKD) mang tính bền vững thì các HTX khó có thể trụ vững, khó khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của loại hình KTTT trong thời đại công nghiệp 4.0 với thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt.

Vấn đề đặt ra trong quản lý, sử dụng vật tư nông nghiệp

(HBĐT) - Mỗi năm, nhu cầu sử dụng 3 loại vật tư thiết yếu trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh cần khoảng 1.900 tấn lúa, 700 tấn ngô giống; 145.000 tấn phân bón, trong đó, 45.000 tấn đạm urê, 55.000 tấn lân, 35.000 tấn ka li; 250 - 300 tấn thuốc bảo vệ thực vật (BVTV). Vật tư nông nghiệp (VTNN) là hàng hóa thiết yếu quyết định đến năng suất, chất lượng sản phẩm, sức khỏe người tiêu dùng. Bởi lẽ đó, vấn đề quản lý, kiểm soát chất lượng và việc sử dụng mặt hàng này được các ngành chức năng đặc biệt quan tâm nhằm góp phần ổn định, nâng cao hiệu quả sản xuất, đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) và môi trường sinh thái.

Bạo lực gia đình - vấn đề nhức nhối của xã hội

(HBĐT) - Từ ngày 1/7/2008, Luật phòng, chống bạo lực gia đình (BLGĐ) có hiệu lực, là công cụ pháp luật để xử lý những hành vi BLGĐ, bảo vệ quyền lợi cho nạn nhân, duy trì sự ổn định của gia đình và xã hội. Tuy nhiên hiện nay, tình trạng BLGĐ vẫn diễn ra thường xuyên, trở thành vấn đề nhức nhối tại tỉnh ta. BLGĐ gây nên những tổn hại nghiêm trọng đối với cá nhân và ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội.

Chung tay hỗ trợ gia đình liệt sỹ

(HBĐT) - Chiến tranh đã lùi xa, nhưng nỗi đau của bao gia đình liệt sỹ và cũng là niềm đau đáu của cả dân tộc Việt Nam vẫn còn đó. Theo thống kê, toàn quốc hiện còn khoảng 200 nghìn liệt sỹ chưa tìm được hài cốt và khoảng 300 nghìn mộ liệt sỹ đã quy tập nhưng chưa có tên. Riêng với tỉnh Hòa Bình, qua 2 cuộc kháng chiến có khoảng 5.800 liệt sỹ, nhưng đến nay mới có gần 1.200 liệt sỹ đã tìm thấy mộ, còn lại là các phần mộ chưa xác định được danh tính hoặc chưa tìm thấy để quy tập về nghĩa trang. Cần thêm nữa những tấm lòng nhiệt huyết để tri ân liệt sỹ, gia đình liệt sỹ.

Sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã - cần sự tập trung cao độ

(HBĐT) - Sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã là chủ trương đúng để thực hiện mục tiêu hợp lý các đơn vị hành chính, phù hợp với xu thế phát triển KT-XH của tỉnh. Một mặt, góp phần đổi mới, sắp xếp, tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện không dễ dàng bởi những vấn đề phát sinh như: dôi dư cán bộ, thừa - thiếu cơ sở vật chất, chất lượng công vụ, chế độ, chính sách cho người dân vùng khó khăn… Để thực hiện thành công cần có quyết tâm chính trị, tinh thần, trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng viên.

Nâng cao hiệu quả kiểm điểm, đánh giá, xếp loại đối với tổ chức Đảng, đảng viên và tập thể, cá nhân cán bộ lãnh đạo, quản lý

(HBĐT) - Tại Hội nghị giao ban chuyên đề thực trạng, giải pháp "Nâng cao hiệu quả kiểm điểm, đánh giá, xếp loại đối với tổ chức Đảng, đảng viên và tập thể, cá nhân cán bộ lãnh đạo, quản lý” được tổ chức vào trung tuần tháng 6 vừa qua, đồng chí Bùi Văn Tỉnh, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh: Phải làm thật tốt công tác phối hợp để việc kiểm điểm, đánh giá, xếp loại tập thể, cá nhân phải hướng đến mục tiêu thực chất và hiệu quả, tập trung nâng cao chất lượng kết nạp đảng và đảng viên, kiên quyết sàng lọc, đưa những đảng viên không đủ tư cách ra khỏi Đảng, xây dựng Đảng, đội ngũ cán bộ, đảng viên có trình độ chuyên môn, phẩm chất chính trị, tinh thần trách nhiệm, đủ năng lực, đáp ứng nhu cầu trong tình hình mới.

Việc làm cho lao động mất đất: Làm gì để người nông dân không bị bỏ rơi

(HBĐTT) - Theo thống kê, hiện nay, trên địa bàn tỉnh có hơn 200 dự án đầu tư, thu hồi hàng nghìn ha đất, chủ yếu là đất nông nghiệp, đất rừng. Ngoài ra, toàn tỉnh đang triển khai 8 dự án về khu đô thị mới có thu hồi đất của nông dân. Trong đó, huyện Lương Sơn, Kỳ Sơn và thành phố Hòa Bình là những địa phương nông dân bị thu hồi đất sản xuất nhiều nhất. Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa là một tất yếu nhằm thúc đẩy KT-XH phát triển. Tuy nhiên, mặt trái của quá trình đô thị hóa là những người nông dân mất đất, mất nghề. Làm gì để những người nông dân không bị bỏ lại phía sau là trăn trở của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp.

Không để cầu dân sinh trở thành hiểm họa

(HBĐT) - Theo thống kê của Sở GTVT, trên địa bàn tỉnh hiện có 347 cây cầu dân sinh, trong đó có 65 cầu treo, còn lại chủ yếu là cầu bê tông cốt thép. Hệ thống này được phân bố rải rác trên những địa hình đồi núi cao, bị chia cắt phức tạp, đan xen với mạng lưới đường giao thông nông thôn, hiện có nhu cầu đầu tư rất lớn do xuống cấp sau nhiều năm sử dụng. Giữ vai trò trọnag yếu trong kết nối giao thông tại các địa bàn còn nhiều khó khăn, những cây cầu dân sinh lâu nay luôn là lựa chọn không thể thay thế nhưng cũng chính vì vậy, khi đã xuống cấp nghiêm trọng mà chưa có điều kiện sửa chữa, chúng thực sự trở thành những hiểm họa.

Nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh Hòa Bình:
Hướng tới môi trường kinh doanh thông thoáng, minh bạch và bình đẳng

(HBĐT) - Nhằm tạo lập môi trường kinh doanh thông thoáng, bình đẳng, thân thiện, nâng cao năng lực cạnh tranh (NLCT) cấp tỉnh để các doanh nghiệp (DN) trên địa bàn sản xuất, kinh doanh (SX-KD) có hiệu quả; thu hút nhiều hơn nữa DN có năng lực đầu tư đến tỉnh Hòa Bình. Những năm qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã quyết liệt, rốt ráo lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, ngành vào cuộc thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp để tạo sự chuyển biến tích cực đối với chỉ số NLCT cấp tỉnh (PCI).

Chung tay vì trẻ em nghèo, trẻ em dân tộc thiểu số

(HBĐT) - Trong thời gian qua, các cấp, ngành của tỉnh luôn nỗ lực tạo sự bình đẳng giữa trẻ em nghèo, trẻ em dân tộc thiểu số (DTTS) với mặt bằng trẻ em nói chung về cơ hội phát triển và tiếp cận các dịch vụ chăm sóc y tế, giáo dục, bảo vệ, chăm sóc trẻ em, nước sạch và các dịch vụ phúc lợi xã hội. "Chung tay vì trẻ em nghèo, trẻ em DTTS” là chủ đề của Tháng hành động vì trẻ em năm 2019, diễn ra từ ngày 1 - 30/6/2019. Hưởng ứng Tháng hành động vì trẻ em, ngày 25/4/2019, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 75/KH-UBND về triển khai Tháng hành động vì trẻ em năm 2019 trên địa bàn tỉnh.

Vi phạm quy định về nồng độ cồn khi tham gia giao thông:
Đừng biến mình thành kẻ giết người sau tay lái

(HBĐT) - Ngày 10/5/2019, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Công văn số 560/TTg-CN yêu cầu các bộ, ngành, Ủy ban ATGT quốc gia, UBND các tỉnh, thành phố khẩn trương thực hiện các biện pháp ngăn chặn tai nạn giao thông (TNGT) do uống rượu, bia. Điều đó cho thấy, việc người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ vi phạm quy định về nồng độ cồn đã và đang trở thành một vấn nạn nhức nhối cần được loại bỏ trong đời sống xã hội.

Nói không với thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng

(HBĐT) - Vì sức khỏe người tiêu dùng, người sản xuất, chăn nuôi tuyệt đối không sử dụng hóa chất, kháng sinh ngoài danh mục, chất cấm trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản. Không sử dụng phẩm màu độc hại, các chất phụ gia, hóa chất ngoài danh mục cho phép trong sản xuất, chế biến thực phẩm... Người tiêu dùng không được ham rẻ mà cần kiên quyết, mạnh dạn nói không với thực phẩm không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng nhằm bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình. Mạnh dạn tố cáo với chính quyền khi gặp hàng giả, kém chất lượng - đó là thông điệp hưởng ứng Tháng hành động vì an toàn thực phẩm (ATTP) năm 2019 với chủ đề "Nói không với thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng”.

Công tác tiếp xúc, đối thoại - cầu nối quan trọng giữa cấp uỷ, chính quyền với nhân dân

(HBĐT) - Công tác tiếp xúc, đối thoại với nhân dân trên địa bàn tỉnh thời gian qua đã cơ bản đảm bảo phát huy quyền dân chủ của nhân dân, góp phần tăng cường mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân. Trên cơ sở đó, việc tiếp xúc, đối thoại giúp người đứng đầu cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp lắng nghe tâm tư, nguyện vọng và những ý kiến tham vấn của nhân dân, kịp thời giải quyết những vấn đề nhân dân quan tâm ngay từ cơ sở.

Khống chế và loại trừ bệnh dại ra khỏi cộng đồng

(HBĐT) - Trong những năm gần đây, bệnh dại đang có nguy cơ phát triển mạnh ở địa bàn tỉnh. Năm 2018, Hòa Bình là một trong những tỉnh có số người phải điều trị bệnh dại và tử vong cao nhất cả nước. Năm nay, ngay từ đầu mùa đã có 2 người tử vong nghi do chó dại cắn. Đâu là nguyên nhân và cách phòng, chống bệnh dại?

Tháo gỡ khó khăn trong điều trị nghiện ma túy bằng methadone

(HBĐT) - Tháng 10/2012, tỉnh ta triển khai thí điểm chương trình sử dụng methadone trong việc điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện. Qua hơn 6 năm triển khai đã cho thấy tính ưu việt từ phương pháp cai nghiện này. Mở rộng diện bao phủ và tăng cường tiếp cận điều trị methadone cho người nghiện các chất dạng thuốc phiện là mục tiêu tỉnh ta đang hướng tới.

Xuất khẩu lao động - gỡ "nút thắt" không khó, nhưng cần giải pháp đồng bộ

(HBĐT) - Năm 2016, toàn tỉnh có gần 300 người đi xuất khẩu lao động. Năm 2017 có 420 người và năm 2018 có 386 người đi xuất khẩu lao động. Trong khi với nhiều địa bàn, xuất khẩu lao động dần trở thành một xu hướng khởi nghiệp mới của nhiều thanh niên lao động nông thôn, tại nhiều nơi, người lao động không mặn mà với việc xuất khẩu lao động. Để xuất khẩu lao động trở thành một kênh giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, đòi hỏi nhiều hơn nữa những giải pháp đồng bộ từ các cấp, ngành.

Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm bếp ăn trường học

(HBĐT) - Vụ việc hơn 200 trẻ trường mầm non Mão Điền, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh nhiễm sán lợn hồi giữa tháng 3 vừa qua đã khiến cho phụ huynh cả nước, nhất là phụ huynh bậc học mầm non rất lo lắng, băn khoăn. Câu chuyện "bữa ăn trường học” cũng trở nên "nóng” hơn bao giờ hết. Tại tỉnh ta, theo số liệu thống kê, có khoảng trên 50 trường tiểu học tổ chức bếp ăn bán trú, 99,4% trẻ ở các trường mầm non ăn tại trường. Tuy chưa xảy ra vụ việc đáng tiếc nào, nhưng câu chuyện trẻ nhiễm sán lợn nghi do ăn thực phẩm bẩn tại Bắc Ninh là bài học cảnh tỉnh không bao giờ cũ đối với ngành Giáo dục cũng như toàn xã hội về vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP) bếp ăn trường học.

Từ vụ 8 học sinh đuối nước - Đừng để nối tiếp những đau thương

(HBĐT) - Những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh năm nào cũng có trẻ bị đuối nước tử vong. Năm 2017 có 39 trẻ, năm 2018 có 27 trẻ bị đuối nước. Tuy nhiên, chưa bao giờ có sự việc thương tâm như vụ 8 học sinh bị chết đuối khi tắm sông Đà xảy ra vào chiều 21/3. Đây thực sự là hồi chuông cảnh báo nghiêm khắc cho gia đình, nhà trường, chính quyền cần quan tâm, để ý nhiều hơn đến các em và có những giải pháp hiệu quả hơn để không còn nối tiếp những đau thương.

Trụ cột trong hệ thống an sinh xã hội

(HBĐT) - Hai chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH) và bảo hiểm y tế (BHYT) đã và đang phát huy vai trò là chính sách lớn trong hệ thống an sinh xã hội của đất nước. Hai chính sách này luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm phát triển, coi đó vừa là mục tiêu, vừa là động lực đối với sự phát triển bền vững đất nước, cũng như thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ XHCN. Trong những năm gần đây, hệ thống chính sách, pháp luật về BHXH không ngừng được bổ sung, hoàn thiện, ngày càng phù hợp hơn với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN; góp phần quan trọng vào nhiệm vụ bảo đảm an sinh xã hội, thúc đẩy tiến bộ và công bằng xã hội…

Lời giải cho bài toán phát triển bền vững vùng cây ăn quả có múi

(HBĐT) - Đến cuối năm 2018, vùng cây ăn quả có múi (CAQCM) của tỉnh được mở rộng với tổng diện tích khoảng 9.839 ha. Trong đó, trên 47% là diện tích mới trồng và thời kỳ kiến thiết cơ bản cho thấy sự phát triển mạnh về diện tích cũng như quyết tâm đầu tư của các địa phương. Tuy nhiên, lời giải cho bài toán phát triển bền vững loại cây trồng chủ lực này không nằm ở những con số về diện tích. Thậm chí ngược lại, tốc độ gia tăng diện tích trong vài năm gần đây đang trở thành một thách thức lớn đối với nỗ lực phát triển CAQCM của toàn tỉnh.

Chủ động phòng, chống thiên tai, giảm thiểu tổn thất về người và tài sản

(HBĐT) - Những năm qua, thiên tai, mưa lũ ngày càng diễn biến cực đoan, không theo quy luật với hầu hết các loại hình thiên tai xảy ra, gây tổn thất hết sức nặng nề cho sản xuất và đời sống người dân.

Đảm bảo trật tự an toàn giao thông mùa lễ hội

(HBĐT) - Trong tháng giêng, trên địa bàn tỉnh diễn ra hơn 60 lễ hội thu hút đông đảo du khách trong và ngoài tỉnh tham gia. Kéo theo là lượng phương tiện tham gia giao thông cũng tăng đột biến, tiềm ẩn nguy cơ ùn tắc, mất an toàn giao thông. Dự báo trước được tình hình, lực lượng chức năng đã tăng cường các biện pháp nhằm đảm bảo giao thông an toàn và thông suốt.

Thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính sau Tết

(HBĐT) - Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Kỷ Hợi, cán bộ, công chức, viên chức (CB, CC, VC), người lao động trở lại làm việc. Kỳ nghỉ kéo dài 9 ngày đủ để thăm hỏi, chúc tụng nhau hay thực hiện một chuyến du lịch. Song trong dân gian có câu "Tháng giêng là tháng ăn chơi”. Sau Tết lại diễn ra hàng loạt lễ hội lớn, nhỏ. Những năm trước, dù đã hết kỳ nghỉ nhưng đâu đó dư âm của Tết vẫn kéo dài. CB, CC, VC chưa thực sự chuyên tâm ngay vào công việc, vẫn du xuân trong ngày làm việc, ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng, hiệu quả công việc.

Tăng cường quản lý hoạt động tổ chức lễ hội

(HBĐT) -Là vùng đất giàu bản sắc văn hóa truyền thống, nhiều dân tộc anh em cùng chung sống, hàng năm, Hòa Bình có nhiều lễ hội được tổ chức. Các lễ hội bảo tồn được nét đẹp văn hóa truyền thống của nhân dân các dân tộc, đáp ứng nhu cầu văn hóa, tinh thần của nhân dân, góp phần phát triển du lịch. Tuy nhiên, trong một số lễ hội vẫn còn những hạn chế cần sự tăng cường quản lý của các cơ quan chức năng và nâng cao ý thức của người dân khi tham gia lễ hội.

Bảo vệ kết cấu hạ tầng, hành lang an toàn giao thông: Khó như “bắt cóc bỏ đĩa”

(HBĐT) - Nhà nước giao cho ngành GTVT quản lý, bảo vệ khối tài sản lớn là kết cấu hạ tầng và hành lang an toàn giao thông. Vì lớn, vì quan trọng nên trọng trách đặt lên vai lực lượng Thanh tra giao thông khá nặng nề. Ý thức rõ điều này, ngành GTVT Hòa Bình đã vào cuộc hết sức tích cực. Tuy nhiên, hiệu quả chưa được như mong muốn và những người thực thi nhiệm vụ cho rằng, việc bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông, xử lý vi phạm trật tự hành lang an toàn giao thông khó như "bắt cóc bỏ đĩa”.