Lắng nghe địa phương, bộ ngành báo cáo về bão Mirinae và Nida, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng chỉ ra công tác phòng chống thiên tai hiện có tình trạng bộ ngành làm quyết liệt, nhưng địa phương còn tâm lý thụ động, trông chờ sự chỉ đạo từ trên

 

Lắng nghe địa phương, bộ ngành báo cáo về bão Mirinae và Nida, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng chỉ ra công tác phòng chống thiên tai hiện có tình trạng bộ ngành làm quyết liệt, nhưng địa phương còn tâm lý thụ động, trông chờ sự chỉ đạo từ trên

 

     Gió giật cấp 9 trong bão Mirinae khiến nhiều cây xanh ở Hà Nội gãy, đổ

 

Ngày 8/8, tại hội nghị rút kinh nghiệm công tác ứng phó, khắc phục hậu quả bão, ông Phạm Đình Nghị, Chủ tịch Nam Định, cho biết dù chỉ đạo toàn tỉnh tập trung ứng phó với bão Mirinae, nhưng do nằm trong tâm bão nên tỉnh chịu thiệt hại trên 3.000 tỷ đồng, hàng chục nghìn ha lúa ngập úng, hàng chục nghìn cột điện gãy đổ.

 

Theo Chủ tịch tỉnh Nam Định, bên cạnh việc dự báo cấp bão và thời gian di chuyển chưa sát với thực tế, thì tâm lý chủ quan của người dân là một trong nguyên nhân gây thiệt hại lớn. "Bão mạnh giật cấp 12-13 chứ không phải cấp 9-10, đường đi của nó rất lạ, càng vào bờ càng mạnh. Kể từ năm 1986 chúng tôi mới chứng kiến cơn bão lớn như vậy", ông Nghị nói.

"Trước khi bão vào, theo kinh nghiệm dân gian là phải có sấm chớp, nhưng lần này thì không nên có tâm lý chủ quan", Chủ tịch Nam Định nói. 

 

 

Đại diện nhiều bộ ngành cùng các địa phương đều nhận định Mirinae là bão mạnh, tốc độ nhanh, có phổ tác động lớn tới 4 tỉnh cùng vùng hoàn lưu xung quanh với cấp gió giật 12-13. Thông thường bão vào gần bờ sẽ giảm cấp, thời gian lưu 2-4 giờ, nhưng Mirinea khi vào đất liền gió mạnh duy trì 8-10 giờ. Khoảng thời gian gây mưa dài với lượng mưa trung bình 100-250 mm. 

 

Lý giải điều này, ông Nguyễn Đức Cường, Giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương cho biết, bão hoạt động trong thời kỳ chuyển tiếp giữa El Nino và La Nina, nhiệt độ mặt nước biển nóng trên 31 độ C, miền Bắc và Trung lại vừa trải qua đợt nắng nóng kéo dài làm khí quyển bất ổn định, khiến bão hoạt động trái quy luật. Các dự báo của trung tâm khá sát về khu vực và thời gian đổ bộ, vùng ảnh hưởng trực tiếp trước từ 12 giờ đến 24 giờ.

 

Về tốc độ di chuyển của bão, ông Cường cho biết, bão có vận tốc 20 km/h từ khi vào vịnh Bắc Bộ, đến gần bờ biển Thái Bình - Nam Định - Ninh Bình mới giảm xuống 5-10 km/h. Gần sát bờ biển bão đột ngột dừng lại và đi chậm. "Các bản tin chưa dự báo được sự chậm lại bất thường này nên cũng chưa cảnh báo được thời gian duy trì gió mạnh ở các địa phương bị ảnh hưởng trực tiếp lâu hơn so với quy luật thông thường. Thực tế, không trung tâm quốc tế nào dự báo được điều này. Đó là hạn chế của khoa học, công nghệ dự báo bão", ông Cường nói.

 

Với cấp độ gió mạnh khi đổ bộ vào đất liền, Trung tâm đã cảnh báo các cấp bão 8-9, giật cấp 10-11 trước khoảng 12-24 tiếng.

            Hoàn lưu bão Nida khiến Lào Cai ngập nặng ngày 5/8.

 

 Các địa phương không ỷ lại Trung ương

Thiếu tướng Trương Đức Nghĩa, Chánh văn phòng Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn cho rằng, Mirinae là cơn bão không có tiền lệ, đi trái quy luật, nhưng nếu các tỉnh làm quyết liệt thì có thể giảm thiệt hại.

Theo ông Nghĩa, thông tin đến được người dân thế nào cần địa phương đánh giá, không phải tất cả phụ thuộc thông báo từ Trung ương với mấy chữ trong tin nhắn được. "Đề nghị nghiên cứu quy trách nhiệm rõ ràng, từ Trung ương thông tin như vậy thì cấp huyện, xã trách nhiệm đến đâu", ông Nghĩa nhấn mạnh.

Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho rằng, các bộ ngành và địa phương phải rà soát chất lượng các công trình, cơ sở hạ tầng. Cơn bão Mirinae lần đầu tiên ghi nhận tình trạng mất điện trên diện rộng ở cả 4 tỉnh do hàng chục nghìn cột điện gãy đổ. Các địa phương không có điện để bơm tiêu cứu lúa, ảnh hưởng đến đời sống sản xuất của người dân…

 

Tới dự hội nghị, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh diễn biến mưa bão Mirinae và Nida cho thấy biến đổi khí hậu khiến thời tiết ngày càng khó lường, khó dự báo. Công tác phòng chống thiên tai hiện có tình trạng các bộ, ngành làm quyết liệt, nhưng dưới địa phương còn tâm lý thụ động, trông chờ sự chỉ đạo từ trên.

Ở các địa phương số người chết và mất tích nhiều một phần do tâm lý chủ quan của người dân nhưng cũng có phần trách nhiệm của chính quyền khi chưa quyết liệt sơ tán và cưỡng chế người dân ra khỏi nơi nguy hiểm. Phó thủ tướng yêu cầu các địa phương nghiêm túc đánh giá, rút kinh nghiệm qua thực tiễn ứng phó với mưa bão vừa qua và trong công tác tuyên truyền định hướng, nâng cao nhận thức của người dân, phòng chống thiên tai không chỉ là nhiệm vụ của chính quyền mà là trách nhiệm chung của mỗi người dân, cộng đồng xã hội.

Bão Mirinae đổ bộ vào các tỉnh Thái Bình đến Ninh Bình ngày 27/7 gây gió mạnh cấp 9-10, giật cấp 11-13 tại các tỉnh Thái Bình - Nam Định - Ninh Bình. Bão Nida đi vào vùng biển đông bắc của bắc biển Đông ngày 31/7, đổ bộ lên đất liền Trung Quốc, gây mưa lớn cho các tỉnh Bắc Bộ.

Bão Mirinae làm 7 người chết và mất tích, 63 người bị thương; 3.000 nhà bị sập đổ hoàn toàn, 83.000 nhà bị tốc mái, hư hỏng; hơn 216.000 ha lúa bị thiệt hại. Bão làm 32.000 cột điện bị gãy, nghiêng. Thiệt hại ước tính hơn 6.000 tỷ đồng.

Bão Nida không ảnh hưởng trực tiếp tới Việt Nam, nhưng hoàn lưu bão làm chết và mất tích 13 người, 19 người bị thương; 58 nhà bị sập đổ, hơn 3.500 nhà bị tốc mái, hư hại; khoảng hơn 10.000 ha cây trồng bị ngập, vùi lấp; nhiều tuyến đường bị cô lập, ách tắc… Ước tổng thiệt hại 266 tỷ đồng.

 

 

 

                                                                                     Theo Vnexpress

Các tin khác


Công nghệ mưa nhân tạo có thể dẫn đến ‘cuộc chiến thời tiết’ giữa các quốc gia

Nhà khí tượng học cảnh báo "cuộc chiến thời tiết” giữa các quốc gia có thể nổ ra nếu việc gieo hạt mây vượt tầm kiểm soát, sau khi lũ lụt ở Dubai làm nảy sinh lo ngại về công nghệ gây mưa nhân tạo.

Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Hà Nội, Hòa Bình xuất hiện mưa đá

Nhiều quận huyện ở Hà Nội và Hòa Bình xuất hiện mưa giông lớn kèm mưa đá, hạt đá to bằng đầu ngón tay, nhanh chóng tan khi tiếp đất.

Thời tiết ngày 20/4: Nắng nóng nhiều nơi trên cả nước, mưa dông vào chiều tối

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 20/4, Tây Bắc Bắc Bộ, từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt, với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38 độ C, có nơi trên 39 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 35-40%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục