Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 10-11 sẽ khiến Vịnh Bắc Bộ và khu vực Bắc biển Đông có dông, lốc xoáy và gió giật mạnh, độ rủi ro thiên tai tăng lên cấp 3, khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ sẽ tiếp tục có mưa lớn trên diện rộng.

Bão mạnh cấp 8 hướng vào Vịnh Bắc bộ
Bản tin phát lúc 9h sáng nay (16.8) của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cho biết, vào lúc 2 giờ sáng 16.8, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 21,8 độ Vĩ Bắc; 115,2 độ Kinh Đông, trên vùng biển ngoài khơi tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7 (40-60km/giờ), giật cấp 9-10.
Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 10km và có khả năng mạnh lên thành bão. Đến 01 giờ ngày 17.8, vị trí tâm bão ở vào khoảng 21,7 độ Vĩ Bắc; 112,9 độ Kinh Đông, cách bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc) khoảng 290km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 10-11.
TS Hoàng Đức Cường – Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cho biết: “Do ảnh hưởng của hoàn lưu của áp thấp nhiệt đới, sau mạnh lên thành bão, vùng biển phía Bắc biển Đông có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-9 và từ tối nay (16.8) có gió mạnh cấp 8, giật cấp 10-11. Ở Vịnh Bắc Bộ và khu vực Bắc Biển Đông có mưa rào và dông kèm lốc xoáy và gió giật mạnh, độ rủi ro thiên tai tăng lên cấp 3”.
Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo bão di chuyển theo hướng Tây, tốc độ chậm lại, mỗi giờ đi được khoảng 5-10km và còn tiếp tục mạnh thêm. Cảnh báo trong những ngày tới có khả năng xảy ra một đợt mưa lớn diện rộng trên khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 2. Ngoài ra, do ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh nên vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau và khu vực phía Nam Biển Đông (bao gồm cả quần đảo Trường Sa) có gió Tây Nam mạnh cấp 6, giật cấp 7-9, sóng biển cao 2-4m, biển động.
Theo Danviet
(HBĐT) - Là địa phương thường chịu ảnh hưởng nặng nề bởi mưa lũ, gây thiệt hại về các công trình cũng như sản xuất, tài sản của nhân dân nên ngay từ đầu năm, UBND huyện Mai Châu đã xây dựng kế hoạch, chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, trường học, doanh nghiệp và các xã, thị trấn xây dựng, triển khai kế hoạch, phương án phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra. Với phương châm "4 tại chỗ”, lấy phòng là chính, các xã, thị trấn tích cực chuẩn bị mọi điều kiện để chủ động ứng phó với các tình huống thiên tai xảy ra.
Các nhà lãnh đạo toàn cầu cần hợp tác để giảm thiểu 'nguy cơ tuyệt chủng' do công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) gây ra.
Nhiều cán bộ ở cơ sở chưa đảm bảo chuyên môn, nghiệp vụ; thiết bị phần mềm ứng dụng chuyển đổi số chưa kết nối đồng bộ, người dân chưa tin tưởng vào các dịch vụ trực tuyến… là những điểm nghẽn cản trở chuyển đổi số ở các cấp chính quyền, cơ quan cấp cơ sở của TPHCM.
(HBĐT) - Thời gian qua, nắng nóng gay gắt nên nhu cầu sử dụng điện tăng cao, nhưng hạn hán kéo dài khiến việc cung ứng điện gặp nhiều khó khăn. Ngành Điện đang triển khai nhiều giải pháp để đảm bảo cung ứng điện an toàn. Trong đó, kêu gọi khách hàng tiếp tục nêu cao ý thức sử dụng điện tiết kiệm (SDĐTK).
(HBĐT) - Ngày 29/11/2022, Chủ tịch UBND huyện Yên Thủy ký ban hành Quyết định số 25 về việc "xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai" đối với hộ ông Nguyễn Văn Phong ở xóm Minh Sơn, xã Yên Trị do không thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất từ đất trồng cây hàng năm sang đất nông nghiệp khác. Cụ thể, hộ ông Phong tự ý xây dựng chuồng trại chăn nuôi với diện tích 0,06 ha trên đất trồng cây hàng năm. Ngoài xử phạt hành chính, quyết định yêu cầu ông Phong phải khôi phục lại hiện trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm trong thời hạn 10 ngày. Tuy nhiên đến nay, gần nửa năm đã trôi qua, hệ thống chuồng trại của gia đình ông Phong vẫn tồn tại, phớt lờ quyết định của Chủ tịch UBND huyện Yên Thủy. Đáng nói, việc chăn nuôi của gia đình ông Phong gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.