(HBĐT) - "Nước rút đến đâu, Trung tâm y tế (TTYT) huyện và các trạm y tế của các xã, thị trấn trên địa bàn huyện triển khai công tác xử lý môi trường đến đó. Từ sự chủ động này đã góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh, đảm bảo môi trường sống cho người dân sau lũ”, bác sỹ Nguyễn Văn Đang, Giám đốc TTYT huyện Lạc Thuỷ cho biết.


Cán bộ trạm y tế xã Khoan Dụ (Lạc Thủy) dọn dẹp vệ sinh môi trường sau khi nước rút.

 

Nỗi lo về vấn đề môi trường sau lũ

Là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề của trận mưa lũ lịch sử vừa qua, đồng chí Đỗ Đức Tuyển, Phó Chủ tịch UBND xã Đồng Tâm cho biết: Theo thống kê, trận mưa lũ lịch sử gây thiệt hại nặng về tài sản, sản xuất của nhân dân. Thiệt hại của xã ước khoảng 11 tỷ đồng. Ngoài thiệt hại về hoa màu, tài sản, Đồng Tâm cũng là địa phương có số lượng gia súc, gia cầm bị lũ cuốn trôi, chết nhiều nhất huyện. Cả xã có 25 con lợn, 32 con nhím và trên 13.500 con gà bị chết do nước lũ cuốn trôi; 10/10 thôn bị ngập lụt, trong đó có 55 hộ dân bị ngập nặng. Điều này đã đặt ra cho địa phương nhiều khó khăn trong công tác xử lý, đảm bảo môi trường nông thôn khi nước rút.

Cùng chung nỗi lo đó, đồng chí Đinh Công Tiến, Chủ tịch UBND xã Khoan Dụ cho biết: Là xã chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong trận lũ lịch sử vừa qua. Tổng thiệt hại của xã khoảng 11 tỷ đồng. Toàn xã có trên 900 hộ dân thì 1/2 trong số đó bị ngập lụt. Có điểm bị ngập sâu từ 2 - 3m. Do nước lũ dâng nhanh, đột ngột nên bùn, rác và xác động vật chết từ thượng nguồn sông Bôi đổ về nhiều. Kinh nghiệm từ nhiều năm qua, chúng tôi xác định vấn đề phòng - chống dịch bệnh, đảm bảo môi trường sau mưa lũ là đáng lo ngại.

Trao đổi với chúng tôi xung quanh vấn đề này, bác sỹ Nguyễn Văn Đang, Giám đốc TTYT huyện Lạc Thuỷ nhấn mạnh: Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, trong các ngày 9, 10, 11, 12/10 vừa qua, trên địa bàn huyện đã xảy ra mưa lớn kéo dài. Nước lũ gây ngập úng nhiều ngày tại các xã ven sông Bôi như: Hưng Thi, Cố Nghĩa, Khoan Dụ, Yên Bồng và các xã vùng sâu như An Bình, An Lạc, Liên Hoà, Đồng Tâm, Lạc Long, Thanh Nông. Trước tình hình đó, người dân ảnh hưởng đến sức khoẻ, vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, đặc biệt là nguồn nước sinh hoạt. Theo thống kê, trên địa bàn huyện có 2.614 giếng nước sinh hoạt bị ngập gây nhiều khó khăn cho đời sống người dân.

ưu tiên phòng - chống dịch bệnh, xử lý môi trường sau lũ

Đó là quan điểm chỉ đạo của UBND huyện Lạc Thuỷ. Theo đó, ngay sau khi nước rút đến đâu, các xã huy động lực lượng dân quân, Công an, Đoàn thanh niên hỗ trợ các gia đình khắc phục hậu quả đến đó. Theo đồng chí Dương Văn Hào, Phó Chủ tịch UBND huyện Lạc Thuỷ, UBND huyện chỉ đạo các ngành chức năng, cấp uỷ, chính quyền các xã, thị trấn, nhất là các xã bị ngập quan tâm chỉ đạo và chủ động thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả sau mưa lũ. Trong đó, ưu tiên hàng đầu là khắc phục tình trạng thiếu nước hợp vệ sinh; phòng - chống dịch bệnh và xử lý môi trường để tránh phát sinh, lây lan dịch bệnh, ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân.

Theo sự chỉ đạo của UBND huyện, công tác khắc phục hậu quả, phòng - chống dịch bệnh, xử lý môi trường được các cấp, ngành, các xã trong toàn huyện thực hiện một cách khẩn trương.

Về vấn đề này, bác sỹ Nguyễn Văn Đang cho biết thêm: Để chủ động trong công tác phòng bệnh, vệ sinh môi trường sau mưa lũ, TTYT huyện chỉ đạo trạm y tế 15/15 xã, thị trấn chuẩn bị các trang thiết bị, thuốc và nhân lực để phòng, chống dịch bệnh, xử lý môi trường. Do vậy, ngày sau khi nước rút, TTYT huyện cùng trạm y tế các xã, thị trấn đẩy mạnh tuyên truyền cho người dân đảm bảo nguồn nước ăn, vệ sinh môi trường; xử lý xác động vật, gia súc, gia cầm chết; xử lý phân người, phân gia súc nơi bị ngập lụt, không để ô nhiễm môi trường, gây dịch bệnh. Theo đó, TTYT huyện tổ chức cấp phát hoá chất cloramin B cho các xã vùng trọng điểm ngập lụt.

Tuy vậy, theo bác sỹ Nguyễn Văn Đang, ngập lụt xảy ra trên diện rộng ở hầu hết các xã, thị trấn của huyện nên để đáp ứng công tác phòng - chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường, đảm bảo chất lượng nước sinh hoạt sau mưa lũ cho người dân, lượng vật tư, hoá chất dự trữ của huyện không thể đáp ứng được. Do vậy, TTYT huyện đề xuất Sở Y tế, Trung tâm YTDP tỉnh cấp thêm 20 lít hoá chất diệt côn trùng, 20 lít dung dịch rửa tay, sát khuẩn; 150 kg cloramin B dạng bột và 2.000 viên cloramin B dạng viên để hỗ trợ các xã.

Mạnh Hùng


Các tin khác


Dồn sức khắc phục thiệt hại sau mưa đá lịch sử tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò

Trận mưa đá được xem là lớn nhất từ trước đến nay xảy ra chiều 24/4 tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò đã khiến nhiều diện tích ngô, lúa, rau màu, cây ăn quả của bà con bị thiệt hại nặng nề; nhiều nhà cửa hư hỏng. Ngay sau thiên tai, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Mai Châu đã trực tiếp khảo sát tình hình thực tế và chỉ đạo các xã khẩn trương khắc phục thiệt hại để sớm ổn định sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Huyện Mai Châu: Mưa đá lịch sử gây thiệt hại nặng nề tại xã Pà Cò

Theo báo cáo sơ bộ của UBND xã Pà Cò (Mai Châu), khoảng 16 - 17h ngày 24/4, một trận mưa đá đổ bộ trên địa bàn xã. Đây là trận mưa đá lớn chưa từng có làm thiệt hại hàng trăm héc ta hoa màu, cây ăn quả. Nhiều nhà dân bị đá rơi làm hư hỏng, sập mái.

Mưa đá gây thiệt hại ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu

Trận mưa đá kéo dài hơn 10 phút vào khoảng 16 h chiều 24/4 đã gây thiệt hại cho sản xuất và hoa màu ở 2 xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu.

Xã Tân Minh khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Những ngày qua, tại một số địa phương như thành phố Hòa Bình, các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Lương Sơn xảy ra mưa lớn, mưa đá, dông lốc và sét cục bộ gây thiệt hại về kinh tế và đời sống sinh hoạt của nhân dân; trong đó, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc chịu thiệt hại nặng nề. Ngay sau khi xảy ra thiệt hại, cấp ủy, chính quyền xã Tân Minh đã chỉ đạo tập trung nhân lực, phương tiện, khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai.

Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục