(HBĐT) - Vừa qua, tại thành phố Hòa Bình, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hòa Bình tổ chức Hội thảo sơ kết năm 2017 đánh giá hiệu quả và khả năng nhân rộng của dự án "Xây dựng mô hình nuôi cá tầm, cá lăng, cá diêu hồng trong lồng bè đảm bảo an toàn thực phẩm tại một số tỉnh miền núi phía Bắc, giai đoạn 2017 – 2019”. Dự án được triển khai tại 07 tỉnh: Điện Biên, Lào Cai, Lai Châu, Bắc Kạn, Cao Bằng, Tuyên Quang và Hòa Bình.
Dự án trên được Bộ
NN&PTNT phê duyệt, nhằm xây dựng và nhân rộng các mô hình nuôi cá lồng bè
trên sông và hồ chứa tại các tỉnh miền núi phía Bắc. Dự án tập trung vào các
nội dung: xây dựng mô hình trình diễn, đào tạo nhân rộng ngoài mô hình, thông
tin tuyên truyền và quản lý dự án. Việc triển khai dự án trong các năm 2017 –
2019 được kỳ vọng sẽ là những bước đi cần thiết góp phần đẩy mạnh nghề nuôi
trồng thủy sản nói chung và nuôi cá lồng bè trên sông và hồ chứa nói riêng tại
vùng miền núi phía Bắc, góp phần giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, thay
đổi cơ cấu sản xuất, cải thiện đời sống cho người dân, tạo ra các sản phẩm có
giá trị tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.

Trong chương trình làm việc, các đại biểu đến khảo
sát, đánh giá hiệu quả mô hình nuôi cá tầm trong lồng bè trên sông Đà tại xã
Thái Thịnh (thành phố Hòa Bình).
Thực hiện dự án trong năm
2017, các địa phương đã xây dựng được 07 mô hình trình diễn (mỗi tỉnh thực hiện
01 mô hình), gồm 02 mô hình nuôi cá tầm, 03 mô hình nuôi cá diêu hồng và 02 mô
hình nuôi cá lăng. Cùng với đó, đã tổ chức 07 lớp tập huấn cho các học viên
tham gia mô hình và các hộ xung quanh với số lượng 210 học viên; tổ chức 07 lớp
đào tạo nhân rộng ngoài mô hình với 218 học viên. Tại hội nghị, các đại biểu đã
đánh giá khá cao kết quả thực hiện các mô hình trình diễn, từ đó kiến nghị
nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, tiếp tục nhân rộng mô hình trong thời
gian tới.
Được biết, từ năm 2013 đến
nay, các mô hình nuôi cá lồng bè trên sông và hồ chứa đã mở ra một hướng phát
triển kinh tế bền vững cho một số tỉnh miền núi phía Bắc trong đó có Hòa Bình.
Đến năm 2017, số lồng nuôi tại các tỉnh trong khu vực này đã tăng khoảng 18.761
lồng, trung bình mỗi lồng có thể tích từ 50 – 120 m3. Nhìn chung,
các mô hình đã tạo ra sản phẩm thủy sản sạch, an toàn phục vụ cho nhu cầu thị
trường trong nước và bước đầu hướng tới xuất khẩu.
Thu Trang
(HBĐT) - Là địa phương thường chịu ảnh hưởng nặng nề bởi mưa lũ, gây thiệt hại về các công trình cũng như sản xuất, tài sản của nhân dân nên ngay từ đầu năm, UBND huyện Mai Châu đã xây dựng kế hoạch, chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, trường học, doanh nghiệp và các xã, thị trấn xây dựng, triển khai kế hoạch, phương án phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra. Với phương châm "4 tại chỗ”, lấy phòng là chính, các xã, thị trấn tích cực chuẩn bị mọi điều kiện để chủ động ứng phó với các tình huống thiên tai xảy ra.
Các nhà lãnh đạo toàn cầu cần hợp tác để giảm thiểu 'nguy cơ tuyệt chủng' do công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) gây ra.
Nhiều cán bộ ở cơ sở chưa đảm bảo chuyên môn, nghiệp vụ; thiết bị phần mềm ứng dụng chuyển đổi số chưa kết nối đồng bộ, người dân chưa tin tưởng vào các dịch vụ trực tuyến… là những điểm nghẽn cản trở chuyển đổi số ở các cấp chính quyền, cơ quan cấp cơ sở của TPHCM.
(HBĐT) - Thời gian qua, nắng nóng gay gắt nên nhu cầu sử dụng điện tăng cao, nhưng hạn hán kéo dài khiến việc cung ứng điện gặp nhiều khó khăn. Ngành Điện đang triển khai nhiều giải pháp để đảm bảo cung ứng điện an toàn. Trong đó, kêu gọi khách hàng tiếp tục nêu cao ý thức sử dụng điện tiết kiệm (SDĐTK).
(HBĐT) - Ngày 29/11/2022, Chủ tịch UBND huyện Yên Thủy ký ban hành Quyết định số 25 về việc "xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai" đối với hộ ông Nguyễn Văn Phong ở xóm Minh Sơn, xã Yên Trị do không thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất từ đất trồng cây hàng năm sang đất nông nghiệp khác. Cụ thể, hộ ông Phong tự ý xây dựng chuồng trại chăn nuôi với diện tích 0,06 ha trên đất trồng cây hàng năm. Ngoài xử phạt hành chính, quyết định yêu cầu ông Phong phải khôi phục lại hiện trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm trong thời hạn 10 ngày. Tuy nhiên đến nay, gần nửa năm đã trôi qua, hệ thống chuồng trại của gia đình ông Phong vẫn tồn tại, phớt lờ quyết định của Chủ tịch UBND huyện Yên Thủy. Đáng nói, việc chăn nuôi của gia đình ông Phong gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.