(HBĐT) - Nhằm thực hiện nghiêm các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, tăng cường hơn nữa công tác phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường và khắc phục vụ việc, sự cố môi trường do xả chất thải (không bao gồm sự cố hóa chất, sự cố tràn dầu...) nói chung trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, UBND tỉnh vừa ban hành công văn chỉ đạo việc triển khai thực hiện công tác phòng ngừa, ứng phó và khắc phục sự việc, sự cố môi trường trên địa bàn tỉnh. Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai thực hiện một số nội dung sau:

 


Nhà máy xử lý nước thải Khu công nghiệp Lương Sơn được lắp đặt các trang thiết bị hiện đại, đồng bộ, đảm bảo xử lý nước thải của các doanh nghiệp, bảo vệ môi trường.

Đối với công tác phòng ngừa và chuẩn bị sẵn sàng ứng phó sự cố môi trường: UBND tỉnh giao Sở TN&MT là đầu mối phối hợp giữa các sở, ban, ngành, địa phương để lập kế hoạch và xây dựng năng lực phòng ngừa, cảnh báo nguy cơ và ứng phó sự cố môi trường trên địa bàn tỉnh để đảm bảo sẵn sàng, ứng phó kịp thời, hiệu quả khi có sự cố môi trường xảy ra. Tăng cường thanh, kiểm tra, kiểm soát, giám sát và quan trắc môi trường chặt chẽ hơn đối với các đối tượng có nguồn thải lớn, có nguy cơ cao gây sự cố môi trường. Chủ động tổ chức, phối hợp với các đơn vị chức năng, đủ năng lực để tổ chức đào tạo, tập huấn, tăng cường năng lực trong phòng ngừa, ứng phó và khắc phục sự cố môi trường cho các doanh nghiệp và các cơ quan có liên quan...

UBND các huyện, thành phố chủ động xây dựng kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường của địa phương trên cơ sở phù hợp với điều kiện thực tế. Chủ động tổ chức, phối hợp với Sở TN&MT, các ngành rà soát các cơ sở có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường thuộc địa bàn quản lý để có các biện pháp phòng ngừa... Chỉ đạo, hướng dẫn các doanh nghiệp, cụm công nghiệp, UBND các xã có làng nghề trên địa bàn thuộc quyền quản lý lập phương án bảo vệ môi trường, trong đó có kế hoạch ứng phó sự cố môi trường...

Trong trường hợp xảy ra vụ việc, sự cố môi trường, việc thông báo, tiếp nhận và báo cáo thông tin giữa các cấp quản lý tại địa phương và giữa địa phương với UBND tỉnh (thông qua Sở TN&MT) được tổ chức thực hiện như sau:

UBND các huyện, thành phố xác định rõ trách nhiệm, đầu mối liên lạc và phương thức liên lạc của các cơ quan, đơn vị liên quan tại địa phương trong quá trình ứng phó sự cố môi trường; xác định và thông báo về đầu mối liên quan, phương thức liên lạc giữa địa phương với UBND tỉnh. Công tác tiếp nhận và báo cáo thông tin vụ việc, sự cố môi trường cần đảm bảo kịp thời, chính xác.

Việc ứng phó vụ việc, sự cố môi trường cần đảm bảo nguyên tắc kịp thời, hiệu quả trên cơ sở phối hợp của các tổ chức, cá nhân tham gia ứng phó. Xác định rõ, cụ thể vai trò, trách nhiệm của các ngành, các cấp, các tổ chức liên quan trong việc ứng phó khẩn cấp nhằm đảm bảo quá trình ứng phó sự cố môi trường hiệu quả và không chồng chéo. Trong trường hợp cần thiết, thành lập Ban chỉ huy ứng phó sự cố môi trường tại hiện trường, phân công cán bộ tham gia và bố trí nguồn lực phù hợp để đảm bảo đúng thẩm quyền, trách nhiệm và sẵn sàng cho công tác ứng phó sự cố môi trường.

Khi có thông tin liên quan đến sự cố môi trường tại cơ sở, các cơ quan tại địa phương cần phối hợp với cơ sở kiểm tra thông tin về sự cố môi trường, đánh giá nhanh mức độ của sự cố môi trường và nguy cơ đe dọa với con người, các công trình... xác định mức báo động và thông báo tới cơ quan có trách nhiệm tiếp nhận thông tin theo kế hoạch ứng phó sự cố môi trường của các cơ sở, các cấp hoặc theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.

Quá trình ứng phó sự cố môi trường cần được xây dựng và thực hiện theo nguyên tắc "4 tại chỗ” và phù hợp với từng phương án ứng phó cụ thể...

Khi sự cố môi trường xảy ra, cần triển khai việc điều tra, xác định nguyên nhân, phạm vi ô nhiễm, thiệt hại; trường hợp thiệt hại do sự cố môi trường gây ra trên địa bàn liên huyện hoặc xảy ra trên địa bàn 1 huyện nhưng phạm vi ảnh hưởng lớn, rủi ro ô nhiễm, thiệt hại cao, UBND cấp huyện cần kịp thời thông báo cho UBND tỉnh (thông qua Sở TN&MT) để tổ chức điều tra, xác định phạm vi ô nhiễm, thiệt hại do sự cố môi trường.

Tổ chức, cá nhân tham gia khắc phục sự cố môi trường có trách nhiệm lập kế hoạch và thực hiện quá trình chuyển từ giai đoạn ứng phó khẩn cấp sang giai đoạn phục hồi môi trường, đưa hoạt động KT – XH trở lại trạng thái bình thường…

Trong quá trình ứng phó, khắc phục sự cố môi trường, các địa phương cần thống nhất đầu mối phát ngôn, cung cấp thông tin chính thống…

 

                                                                                    P.V (TH)


Các tin khác


Thời tiết ngày 25/3: Đông Bắc Bộ mưa vài nơi, Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 25/3, khu Tây Bắc Bắc Bộ, vùng núi phía Tây khu vực Bắc Bộ, Trung Trung bộ và khu vực Tây Nguyên có nắng nóng cục bộ với nhiệt độ cao nhất trong ngày có nơi trên 36 độ C. Khu vực Nam Bộ có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 37 độ C. Độ ẩm tương đối thấp, phổ biến 45-50%.

Ghi nhận những ngày đầu thực hiện cấp đổi giấy phép lái xe ô tô trực tuyến toàn trình

Từ ngày 15/3/2024, tỉnh Hòa Bình chính thức triển khai cấp đổi giấy phép lái xe (GPLX) ô tô theo hình thức trực tuyến toàn trình (TTTT) qua Cổng Dịch vụ công quốc gia (DVCQG). Với sự phối hợp chặt chẽ của ngành GTVT và Bưu điện tỉnh, việc triển khai dịch vụ cấp đổi GPLX ô tô trực tuyến đã được thực hiện thông suốt, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân.

Thời tiết ngày 21/3: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa vài nơi

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 21/3, Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác; đêm và sáng trời rét.

Thời tiết ngày 20/3: Gió mạnh, sóng lớn trên biển

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 20/3, Khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển Hoàng Sa) có gió mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8-9. Biển động mạnh. Sóng biển cao 2-4 m.

Từ tháng 4 - 9/2024, đề phòng các hình thái thời tiết nguy hiểm

Nhận định về các hình thái thời tiết từ tháng 4-9/2024, Trưởng Phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia Nguyễn Văn Hưởng cho biết, từ tháng 4-6/2024, hiện tượng El Nino sẽ suy yếu dần và chuyển sang trạng thái trung tính với xác suất 75-80%. Bão và áp thấp nhiệt đới ít có khả năng xuất hiện trên Biển Đông.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục