Trước tình hình hạn hán, thiếu nước ở một số huyện tại tỉnh Ninh Thuận, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT) đã thành lập đoàn kiểm tra tình hình nguồn nước tại các hồ chứa thủy lợi, tìm giải pháp cấp nước phục vụ sản xuất vụ hè thu và sinh hoạt của người dân.


Nông dân huyện Bác Ái (Ninh Thuận) di chuyển đàn cừu ra khỏi vùng hạn hán. Ảnh: TUẤN KIỆT

Sở NN và PTNT tỉnh Ninh Thuận cho biết đang thiếu nước cục bộ tại một số đập thời vụ và hồ chứa nhỏ. Nguyên nhân là do người dân một số huyện gieo trồng không đồng loạt, đúng lịch thời vụ, chưa chuyển đổi cơ cấu cây trồng được khuyến cáo dẫn đến việc điều tiết nước tưới gặp khó khăn, diện tích canh tác vượt quá khả năng cung cấp của nguồn nước. Tình trạng hạn hán, thiếu nước đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất, đời sống nhân dân, trong đó có hiện tượng cừu chết rải rác ở huyện Bắc Ái.

Tổng cục Thủy lợi đề nghị tỉnh Ninh Thuận gấp rút triển khai phương án bảo đảm cấp nước phục vụ đời sống sinh hoạt của người dân và sản xuất vụ hè thu 2018. Tỉnh đã khuyến cáo người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp tình hình nguồn nước; dừng sản xuất khoảng 1.785 ha lúa, màu thuộc khu tưới của 10 hồ chứa đang có dung tích trữ thấp. Dành toàn bộ lượng nước còn lại cho sinh hoạt và chăn nuôi gia súc; chuyển đổi khoảng 840 ha từ lúa sang cây trồng cạn. Tăng cường việc đào ao, giếng, nạo vét hệ thống dẫn nước, bơm nước để cấp nước, ưu tiên cho các diện tích cây trồng lâu năm; hỗ trợ tìm nguồn thức ăn cho các đàn gia súc…

* Theo Trung tâm dự báo Khí tượng - Thủy văn T.Ư, ngày 19-4, khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có sương mù nhẹ vào sáng sớm, trưa chiều giảm mây trời nắng. Tây Nguyên và Nam Bộ chiều tối và đêm có mưa và dông, đề phòng khả năng xảy ra tố, lốc, mưa đá và gió giật mạnh.

* Trên sông Đà, lưu lượng nước đến hồ Hòa Bình đang tăng theo điều tiết của thủy điện Sơn La. Mực nước sông Thao, hạ lưu sông Lô và sông Hồng biến đổi chậm. Sáng 18-4, mực nước tại Hà Nội là 1,28 m. Lưu lượng đến hồ Hòa Bình tiếp tục tăng, đến sáng 20-4, mực nước tại Hà Nội có khả năng ở mức 1,40 m.

* Sáng 18-4, Trung tâm Phối hợp Tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực II (tại Đà Nẵng) cho biết: Vừa cứu nạn kịp thời bốn thuyền viên bị kiệt sức do chìm tàu trên biển. Trước đó tàu ĐNa 90765 TS do ông Lê Hữu Phượng làm thuyền trưởng, khi đang đánh bắt trên biển đã bị chìm tại vùng biển cách Đà Nẵng khoảng 70 hải lý vào chiều tối 16-4.

* Thông tin từ Hải đội 2, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Quảng Nam cho biết, đến 8 giờ ngày 18-4, đơn vị đã lai dắt, đưa một tàu câu mực và 48 thuyền viên gặp nạn trên biển cập Cảng Kỳ Hà (huyện Núi Thành, Quảng Nam) an toàn.

* Ngày 18-4, cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương cho biết, vào khoảng 16 giờ ngày 17-4, mưa dông kèm theo gió lớn khiến khung nhà xưởng nặng hàng chục tấn tại công trình thuộc Công ty TNHH WAPS, nằm trên đường NA4, Khu công nghiệp Mỹ Phước 2, thị xã Bến Cát bị đổ sập, đã khiến một người chết, ba người bị thương.

* Theo Chi cục Thủy sản tỉnh Hà Tĩnh, từ đầu tháng 4 đến nay, tại các huyện Lộc Hà, Thạch Hà và huyện Cẩm Xuyên có hiện tượng ngao chết, với tổng diện tích thiệt hại hơn 100 ha. Theo kết quả xét nghiệm của cơ quan chức năng, hầu hết ngao chết đều không phát hiện ký sinh trùng Perkinsus. Nguyên nhân có thể do thời tiết giao mùa diễn biến phức tạp, mưa dông đột ngột, kết hợp hiện tượng sương muối làm cho các yếu tố môi trường thay đổi gây bất lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của ngao.

* Ngày 18-4, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Bến Tre tổ chức đánh giá tình hình nuôi và thiệt hại của một số hợp tác xã trong các tháng đầu năm 2018. Tình trạng nghêu chết rải rác trên gò cao từ ngày 20-3; hiện tượng nghêu thịt chết nhiều trên vùng cao triều được xác định vào ngày 29-3 và 1-4, diện tích thiệt hại khoảng 200 ha. Tuy nhiên, theo Phân viện Nghiên cứu thủy sản Nam Sông Hậu, nguyên nhân gây nghêu chết tại Bến Tre không phải là hiện tượng bất thường hay do dịch bệnh. Hiện nghêu đang trong mùa sinh sản, chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố môi trường bất lợi như nhiệt độ cao, độ mặn cao, thời gian phơi bãi kéo dài, hàm lượng khí trong nước vượt bão hòa... dẫn đến nghêu sinh sản chết, lây lan sang các vùng nuôi nghêu khác.

* Theo Trung tâm Khuyến nông tỉnh Cà Mau, đã có hàng nghìn ha tôm nuôi bị thiệt hại do nắng nóng kéo dài. Đáng chú ý tại các vuông nuôi quảng canh cải tiến kết hợp cho thấy có tình trạng tôm chậm lớn so với các năm trước. Cơ quan khuyến nông khuyến cáo người nuôi tôm mở rộng diện tích mương, tạo không gian rộng cho tôm nuôi hoạt động. Đối với những vùng thích hợp cho trồng lúa vào mùa mưa trên đất nuôi tôm, nên canh tác một vụ tôm vào mùa nắng, một vụ lúa vào mùa mưa.

* Giá thu mua củ sắn ở tỉnh Kon Tum đang tăng cao so với niên vụ trước giúp người trồng phấn khởi. Tuy nhiên, tại huyện Đăk Tô, một trong những vùng trọng điểm trồng sắn, người dân đang lo lắng vì bệnh chổi rồng tàn phá, khiến năng suất giảm từ 30 đến 40%, lượng bột không có nên ảnh hưởng rất lớn thu nhập của người trồng.

 

                                  TheoNhandan

Các tin khác


Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Hà Nội, Hòa Bình xuất hiện mưa đá

Nhiều quận huyện ở Hà Nội và Hòa Bình xuất hiện mưa giông lớn kèm mưa đá, hạt đá to bằng đầu ngón tay, nhanh chóng tan khi tiếp đất.

Thời tiết ngày 20/4: Nắng nóng nhiều nơi trên cả nước, mưa dông vào chiều tối

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 20/4, Tây Bắc Bắc Bộ, từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt, với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38 độ C, có nơi trên 39 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 35-40%.

Xuất hiện mưa đá tại các huyện miền núi cao của Quảng Nam

Chiều 18/4, dông lốc kèm theo mưa đá xuất hiện tại xã Trà Mai - Trung tâm hành chính huyện Nam Trà My. Trận mưa bắt đầu từ khoảng 14 giờ 30 phút.

Thời tiết ngày 19/4: Nắng nóng nhiều nơi trên cả nước

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 19/4, nhiều vùng trên cả nước đều có nắng nóng, riêng miền Trung có nơi đặc biệt gay gắt; chiều tối khả năng có mưa rào và giông vài nơi.

Khẩn trương tìm kiếm hai người mất tích do lật thuyền ở Sìn Hồ, Lai Châu

Ngày 18/4, ông Vũ Văn Cương, Phó Chủ tịch UBND huyện Sìn Hồ (Lai Châu) cho biết, chiều tối 17/4, trên địa bàn huyện có mưa lớn kèm gió lốc đã khiến hai người bị mất tích do lật thuyền tại vùng ngập thủy điện Sơn La, thuộc địa phận xã Nậm Mạ. Mưa lốc cũng gây nhiều thiệt hại về nhà ở, tài sản của nhà nước và nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục