(HBĐT) - Trong đợt mưa lũ lịch sử tháng 10 năm ngoái, xã Tân Dân (Mai Châu) phải gánh chịu những hậu quả nặng nề. Mặc dù cơ quan chức năng, các cấp chính quyền đã vào cuộc quyết liệt nhưng đến nay, hậu quả của mưa, lũ lịch sử vẫn chưa khắc phục được. Trong khi mùa mưa bão đã đến với không ít nỗi lo. Chính quyền và người dân xã nghèo này đang tích cực, chủ động phòng, chống thiên tai.


 

Một điểm sạt lở trên tỉnh lộ 432, đoạn qua xóm Bãi Khai, xã Tân Dân (Mai Châu), hiện nay cứ mưa lại xảy ra sạt lở.

 

Tỉnh lộ 432 dẫn về Tân Dân vốn ngoằn ngoèo với hàng chục khúc cua tay áo, nay thêm phần trắc trở vì hậu quả nặng nề của mưa lũ lịch sử năm ngoái gây ra. Đồng chí Đinh Văn Kiệm, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Dân cho biết: Trận mưa lịch sử khiến một số đoạn trên tỉnh lộ 432 bị đất, đá vùi lấp, chia cắt. Nhờ sự quan tâm, vào cuộc kịp thời, tuyến đường đã được thông tuyến. Thế nhưng, tại một số vị trí sạt lở như ở xóm Bãi Khai, Bãi Cả, khi mưa xuống lại tiếp tục xảy ra hiện tượng sạt lở đất, đá. Mưa lũ cũng làm hư hỏng nhiều đoạn đường ống dẫn nước tưới tiêu, đến nay, đường ống bị hư hỏng thuộc xóm Tôm, Bãi Cả và Diềm 1 vẫn chưa khắc phục được. Khoảng 3 ha ruộng bị đất, đá vùi lấp, đến nay không thể canh tác, bà con phải chuyển sang trồng màu. May mắn không có thiệt hại về người nhưng 9/9 xóm của Tân Dân đều phải chịu thiệt hại nặng nề. Trong đó, xóm Ban phải di dời toàn bộ 30 hộ dân đến nơi tái định cư (TĐC).

Anh Nguyễn Văn Hải, Trưởng xóm Ban cho biết: Chúng tôi không ngờ rằng, mưa lũ lại gây ra những hậu quả nghiêm trọng đến vậy. Trong đêm 11/10/ 2017, lũ quét xảy ra, may mắn không thiệt hại về người, sau đó thì những vết nứt lớn xuất hiện buộc cả xóm phải di dời. Nhờ sự quan tâm của cấp trên, hiện nay, mặt bằng khu TĐC đang được thi công, san lấp. Trong thời gian chờ bàn giao mặt bằng, chúng tôi tuyên truyền bà con luôn nêu cao tinh thần cảnh giác, chủ động di dời đến nơi an toàn nếu xảy ra mưa lớn.

Theo thống kê của UBND xã Tân Dân, ngoài xóm Ban, xã còn 48 hộ thuộc 7 xóm cũng phải di dời đến nơi ở mới. Trong đó, xóm Tôm và Chiêng có nhiều hộ phải di dời nhất (9 hộ), ít nhất là xóm Bãi Cả với 4 hộ. Lãnh đạo UBND xã Tân Dân cho biết: Đối với 48 hộ này, UBND xã đã làm đơn đề xuất lên cấp trên xin hỗ trợ kinh phí cho các hộ di chuyển xen ghép. Trong số này, một số hộ do phải di dời cấp bách nên bà con đã chủ động đến nơi ở mới.

Ghi nhận thực tế, ngoài những hộ chủ động di dời để đảm bảo an toàn trong mùa mưa, một số hộ vẫn còn tâm lý chủ quan. Ngay ở xóm Bãi Khai, đoạn con suối cắt ngang tỉnh lộ 432 là đoạn dốc dài bị sạt lở nghiêm trọng. Cạnh con suối là ngôi nhà sàn bê tông của một hộ dân vẫn bị đất lấp chàn vào gầm sàn do mưa lũ năm ngoái gây ra. Theo lãnh đạo UBND xã Tân Dân, hộ này thuộc diện di dời khẩn cấp, được hỗ trợ 20 triệu đồng nhưng đến nay vẫn chưa di dời dù UBND xã đã nhiều lần vận động.

"Nhiều người chủ quan cho rằng, những trận thiên tai lớn thường có chu kỳ 10 năm mới xảy ra một lần. Tuy nhiên, chúng tôi xác định, Tân Dân là địa bàn tiềm ẩn nhiều nguy cơ về sạt lở trong mùa mưa bão. Do đó, UBND xã chủ động lên phương án ứng phó, tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân không chủ quan, lơ là để đảm bảo an toàn cho tính mạng, tài sản. Là xã cách xa trung tâm huyện, giao thông chỉ có đường bộ độc đạo, nếu xảy ra sạt lở và bị mất điện thì Tân Dân sẽ hoàn toàn bị cô lập. Chúng tôi mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm của các cấp, nhất là hỗ trợ việc di dân TĐC để kịp thời đưa các hộ phải di dời đến nơi ở mới. Hỗ trợ Tân Dân khắc phục hậu quả, sửa chữa, xây dựng lại những công trình bị hư hỏng để khôi phục sản xuất, ổn định cuộc sống dân sinh”, đồng chí Đinh Văn Kiệm, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Dân bày tỏ.

 Viết Đào


Các tin khác


Xã Tân Minh khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Những ngày qua, tại một số địa phương như thành phố Hòa Bình, các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Lương Sơn xảy ra mưa lớn, mưa đá, dông lốc và sét cục bộ gây thiệt hại về kinh tế và đời sống sinh hoạt của nhân dân; trong đó, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc chịu thiệt hại nặng nề. Ngay sau khi xảy ra thiệt hại, cấp ủy, chính quyền xã Tân Minh đã chỉ đạo tập trung nhân lực, phương tiện, khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai.

Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Công nghệ mưa nhân tạo có thể dẫn đến ‘cuộc chiến thời tiết’ giữa các quốc gia

Nhà khí tượng học cảnh báo "cuộc chiến thời tiết” giữa các quốc gia có thể nổ ra nếu việc gieo hạt mây vượt tầm kiểm soát, sau khi lũ lụt ở Dubai làm nảy sinh lo ngại về công nghệ gây mưa nhân tạo.

Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục