(HBĐT) - Trận mưa lớn kéo dài đã gây ngập úng hàng chục ha diện tích lúa vừa cấy, đặc biệt, tình trạng sạt lở đất đã khiến nhiều hộ dân ở xã Do Nhân (Tân Lạc) sống trong nỗi sợ hãi, nếu vẫn xảy ra mưa lớn, không ít hộ đứng trước nguy cơ phải di rời khẩn cấp.


Hơn 100m3 đất sạt lở, cùng 7 cây cau đổ vào nhà ông Bùi Văn Nu, xóm Trăng, xã Do Nhân (Tân Lạc).

Sáng ngày 20/7, mưa vẫn tiếp tục trút xuống các xã vùng sâu của huyện Tân Lạc, dù lượng đã ít hơn so với những ngày trước đó. Tuy nhiên, để đến được xã Do Nhân, chúng tôi gặp không ít khó khăn, bởi các ngầm tràn trên đường Tỉnh lộ 436 hầu hết đều bị ngập nặng, xe cộ không thể đi qua được. Trận mưa lớn tháng 10 năm 2017 đã gây ra những thiệt hại lớn đối với bà con xã Do Nhân, đặc biệt là tình trạng sạt lở đất, với 17 hộ thuộc diện phải di rời khẩn cấp, 103 hộ có nguy cơ sạt lở, cần phải bố trí lại chỗ ở. Còn những ngày này, chính quyền và người dân xã vùng sâu này thức trắng đêm, căng mình để phòng, chống thiên tai, bảo vệ tính mạng và tài sản.

Theo đồng chí Đinh Thị Mạnh, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết, trận mưa lớn này đã khiến 5 mét mương ở xóm Mương 2 bị vỡ, nhiều diện tích hoa màu bị ngập úng. Đáng lo ngại nhất là tình trạng sạt lở đất, với 3 hộ bị ảnh hưởng nặng nề. Đó là hộ ông Bùi Văn Nu, xóm Trăng, bị sạt lở hơn 100m3 đất, hiện phải sơ tán sang nhà hàng xóm; hộ ông Bùi Văn Nê, xóm Sống sạt lở hơn 10m3 đất, phía trước căn nhà sàn xuất hiện vết nứt dài khoảng 6 mét và hộ Bùi Văn Xuân, xóm Trăng cũng xuất hiện tình trạng sạt lở đáng lo ngại.

Ghi nhận thực tế, tình trạng sạt lở ở gia đình ông Bùi Văn Nu rất đang lo ngại, ngoài khối lượng lớn đất và 7 cây cau đã đổ sập vào nhà, phía ta luy dương hiện đang tiềm ẩn nguy cơ sạt lở rất cao. Chưa kể, phía trên nhà ông Nu còn có một cây xoan khá lớn, nếu tiếp tục mưa lớn, đất lở sẽ khiến cây xoan này đổ sập vào căn nhà xây của gia đình ông Nu. Ông Nu cho biết: "Khoảng 7h sáng (ngày 19/7), chúng tôi đang ở trong nhà thì nghe cái rầm ở trong nhà bếp, cây cau cùng đất đổ sập xuống. Sau đó, gia đình đã chuyển sang ở nhờ nhà hàng xóm. Tuy nhiên, nguy cơ tiếp tục xảy ra sạt lở là rất cao nên gia đình rất lo lắng”.

Còn gia đình ông Bùi Văn Nê, xóm Sống, dù mới sạt lở 10m3 đất nhưng theo quan sát thực tế, gia đình này có nguy cơ sạt lở khá cao. Hộ này dựng nhà sàn ở trên sườn đồi cao, cách mặt đường Tỉnh lộ 436 khoảng 5 mét. Trận mưa lớn hồi tháng 10 năm ngoái cũng đã khiến taluy phía trên ngôi nhà sàn của gia đình ông Nê bị sạt lở. Cách đây chưa lâu, ông Nê thuê máy xúc xử lý khối đất sạt lở, đồng thời múc đất, mở rộng về phía đỉnh đồi sau nhà. Tuy nhiên, trận mưa lớn những ngày qua lại tiếp tục gây ra sạt lở, với mức độ nghiêm trọng hơn.


Trước căn nhà sàn của gia đình ông Bùi Văn Nê, xóm Sống, xã Do Nhân (Tân Lạc) đã xảy ra hiện tượng sạt lở và xuất hiện vết nứt dài khoảng 6 mét.

"Năm ngoái thì đã sạt lở rồi, hôm qua (19/7), khi xảy ra sạt lở, anh em, hàng xóm phải sang giúp gia đình chú Nê chặt các cây dổi sau nhà, nếu không nó sẽ đổ thẳng vào nhà. Tình hình khá nguy hiểm, không chỉ đằng sau nhà, mà phía trước cũng đã xuất hiện các vết nứt rồi”, bà Bùi Thị Nhù, chị dâu ông Nê cho biết. Vết nứt phía trước nhà ông Nê dài chừng 6 mét, chưa kể, móng nhà cũng đã xuất hiện sạt lở.

Ngoài hai hộ vừa đề cập trên, theo đồng chí Đinh Thị Mạnh, Phó Chủ tịch UBND xã Do Nhân cho biết: Nếu mưa lớn tiếp tục tiếp diễn thì một số hộ ở các xóm: Trăng, Sống, Khi, Tà, Dạ, Mương 2 cũng có nguy cơ xảy ra sạt lở. Để đảm bảo an toàn cho tính mạng và tài sản của nhân dân, UBND xã luôn thường trực 24/24, bố trí lực lượng ở các vị trí xung yếu để nắm bắt tình hình, kịp thời có biện pháp đảm bảo tính mạng, tài sản cho người dân.

Trước những diễn biến phức tạp của thời tiết, mưa lớn vẫn xảy ra trên diện rộng, chính quyền các cấp và người dân cần nêu cao tinh thần chủ động, kịp thời di rời con người, tài sản đến vị trí an toàn, nhất là ở các vị trí có nguy cơ sạt lở cao./.

Viết Đào


Các tin khác


Công nghệ mưa nhân tạo có thể dẫn đến ‘cuộc chiến thời tiết’ giữa các quốc gia

Nhà khí tượng học cảnh báo "cuộc chiến thời tiết” giữa các quốc gia có thể nổ ra nếu việc gieo hạt mây vượt tầm kiểm soát, sau khi lũ lụt ở Dubai làm nảy sinh lo ngại về công nghệ gây mưa nhân tạo.

Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Hà Nội, Hòa Bình xuất hiện mưa đá

Nhiều quận huyện ở Hà Nội và Hòa Bình xuất hiện mưa giông lớn kèm mưa đá, hạt đá to bằng đầu ngón tay, nhanh chóng tan khi tiếp đất.

Thời tiết ngày 20/4: Nắng nóng nhiều nơi trên cả nước, mưa dông vào chiều tối

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 20/4, Tây Bắc Bắc Bộ, từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt, với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38 độ C, có nơi trên 39 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 35-40%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục