(HBĐT) - Theo tổng hợp của BCH PCTT&TKCN tỉnh: Từ 19 h ngày 18/7 đến 16 giờ ngày 19/7, trên địa bàn tiếp tục có mưa rất to, nơi thấp nhất là thành xã Đoàn Kết- Yên Thủy là 68,8 mm; còn phổ biến trên 100 mm, các khu vực có mưa to là TP Hòa Bình 168,4 mm; Thanh Hà, Lạc Thủy 192,4 mm; Kim Tiến, Kim Bôi 276,4 mm; Xuân Phong, Cao Phong 277,2 mm… gây thiệt hại nghiêm trọng đến hạ tầng, sản xuất và đời sống người dân. Nhiều tuyến đường đã bị tắc cục bộ, nhiều ngầm tràn, đoạn đường bị sói lở ngập sâu, một số khu vực bi cô lập. Các địa phương đã phải di dời khẩn cấp những hộ dân nằm trong vùng nguy cơ trượt sạt, lũ ống, lũ quét.


Lực lượng chức năng xúc dọn đất đá trên đường Bình Thanh- Thung Nai, Cao Phong

Tại huyện Đà Bắc nhiều diện tích lúa và hoa màu cuốn trôi, vùi lấp, cơ sở vật chất, nhà dân. Trong đó có 1 hộ dân tại xóm Cò Phày, xã Tân Minh bị đất đá sạt lở làm sập phần móng nhà đang xây; 04 hộ tại xã Vầy Nưa và xã Toàn Sơn bị lũ cuốn làm trôi đất đá vào nhà; 01 hộ xóm Mó Nẻ, xã Vầy Nưa nguy cơ sạt lở; 01 nhà xóm Kim Lý, xã Tu Lý bị sập tường bao với chiều dài khoảng 20m. Nhiều đường giao thông như xóm Mọc đi xóm Nghê; xóm Lài đi xóm Đăm (Đông Nghê); đường từ Hiền Lương đi Đoàn Kết bị sạt lở…Tại huyện Lạc Thủy, mưa lớn làm 26 ha lúa mùa, 9,5 ha ngô hè thu, 04 ha cây hàng năm khác bị ngập. Trên địa bàn huyện Cao Phong, tuyến đường xóm Chằng Trong, Chằng Ngoài, xã Đông Phong bị sạt lở với tổng chiều dài khoảng 40 m; đường xóm Môn, xã Bắc Phong bị sạt lở khoảng 30 m, ô tô không đi lại được. Huyện Lương Sơn có 1 hộ bị tốc mái chuồng trại trăn nuôi ( 30 m) và đổ 3m tường bao tại xã Trung Sơn; 03 hộ gia đình có nguy cơ chịu ảnh hưởng của sạt lở đất tại Tiểu khu 2, tổ 3 thị trấn Lương Sơn với cung trượt có kích thước chiều cao sạt lở khoảng 8m, chiều dài sạt lở khoảng 60m. Tại xóm Rổng Tằm, khu vực kè gần núi có hiện tượng sạt lở đất ảnh hưởng đến an toàn của 07 hộ dân. Khu vực nhà hộ dân Nguyễn Văn Chí thuộc Tiểu khu 2, thị trấn Lương Sơn có nguy cơ gây sạt lở đất làm ảnh hưởng đến an toàn của 06 hộ dân trong khu vực. Huyện Lương Sơn có 43 ha lúa, 37 ha hoa màu bị ngập tập trung tại các xã Hợp Thanh, Cao Dương, Long Sơn. Bai Hợp Thung (bai xây) xóm 2 Hợp Thung, xã Long Sơn bị rò rỉ thân bai; bồi lấp thượng lưu bai, tường cánh hai bên bai bị xói mòn khoảng 80%; sân tiêu năng bị nứt gãy hoàn toàn; hệ thống kênh mương bị rò rỉ 500m. Huyện Mai Châu có 9 hộ dân thuộc các xóm Nánh, Nà Vó, Mó Rút, Thầm Nhân thuộc xã Tân Mai bị ảnh hưởng do sạt lở đất; 02 cột điện 0,4KV đổ vào nhà của 02 hộ dân xóm Nánh xã Tân Mai. Bai Bước bị sạt lở đất xuống lòng kênh rộng 80cm dài 200m, sạt lở đất vào đầu tường cánh thượng lưu bai sâu 1m. Huyện Yên Thủy có gần 500 ha lúa, 225,6 ha bí, ngô, lạc bị ngập; 03 ao cá trên địa bàn xã Đoàn Kết bị ngập gây thiệt hại khoảng 04 tạ cá các loại; Gia súc, gia cầm: có 01 con trâu, 01 con bò bị lũ cuốn trôi và 50 con gà bị chết do ngập nước; 70m kênh mương hồ Luông Bai, xã Đoàn Kết bị hư hỏng. Trên địa bàn huyện Tân Lạc có diện tích lúa bị ngập úng là 220 ha, tăng so với ngày hôm trước 200 ha, diện tích ngô và hoa màu bị ngập là 130ha, tăng 120 ha so với hôm trước. Nước lũ tràn về làm ngập úng đoạn đường xóm Khang - Cộng, xóm Tân Thanh xã Quy Hậu, ngầm xã Địch Giáo, một số đoạn đường xã Phong Phú, xã Mỹ Hòa gây ách tắc giao thông. Mưa lớn diện rộng trên địa bàn huyện Kim Bôi được ghi nhận tương đương với trận mưa lũ lịch sử 2017, xuất hiện lũ ống, lũ quét và trượt sạt, tại thời điểm 16 h 30 ngày 19/7 vẫn còn nhiều xã bị cô lập như Nuông Răm, Kim Truy, Cuối Hạ…Mưa lũ lớn cũng làm ngập 1000 ha lúa mới cấy của huyện Lạc Sơn; sạt lở đất tại xóm Khoang, xã Phúc Tuy; 05 điểm sạt lở đường liên xã Thượng Cốc – Phúc Tuy – Phú Lương; 02 điểm tại tuyến đường liên xã Văn Sơn – Miền Đồi; 02 cột điện bị vùi lấp tại xã Ngọc Lâu, Ngọc Sơn; 02 cột điện bị đổ tại xã Nhân Nghĩa, Ân Nghĩa; 08 cột hạ áp bị đổ nghiêng tại xã Nhân Nghĩa, Tuân Đạo, Bình Hẻm, Bình Chân…Mưa lớn cũng đã làm các tuyến đường giao thông xuất hiện nhiều hơn tình trạng sạt lở, ngập úng gây tắc giao thông.

Các địa phương đã khẩn trương chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả của thiên tai, mưa lũ, tổ chức rà soát di dời người dân ra khỏi vùng nguy hiểm sạt lở, lũ ống, lũ quét, hỗ trợ người dân khôi phục sản xuất, ổn định cuộc sống. Huyện Đà Bắc chỉ đạo UBND các xã đã kiểm tra thực tế thiệt hại và huy động nhân lực tại chỗ giúp các hộ gia đình dọn đất đá vùi lấp để ổn định đời sống; về cơ sở vật chất: huy động lực lượng dọn dẹp đất đá, khắc phục tạm thời các đoạn đường giao thông bị sạt lở, xói mòn. Huyện Kỳ Sơn tổ chức tiêu úng cứu lúa cho các xã Phú Minh, Hợp Thành; thực hiện phương án phá hủy 3 tảng đá tại xóm Đồng Giang, xã Dân Hòa có nguy cơ lăn xuống đe dọa tính mạng người dân. Huyện Lương Sơn động viện hỗ trợ các gia định khắc phục hậu quả thiên tai; chống úng, xem xét chuyển đổi cơ cấu cây trồng thích hợp đối với các diện tích lúa và hoa màu bị ngập úng. Các trạm bơm khu vực các xã Thanh Lương, Hợp Kim, Cao Dương đang được vận hành để tiêu úng cứu lúa và hoa màu. Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Hòa Bình - Chi nhánh Thành phố Hòa Bình đang triển khai vận hành tối đa 02 tổ máy bơm nước tiêu thoát lũ cho thành phố Hòa Bình. 

PV

Các tin khác


Dồn sức khắc phục thiệt hại sau mưa đá lịch sử tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò

Trận mưa đá được xem là lớn nhất từ trước đến nay xảy ra chiều 24/4 tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò đã khiến nhiều diện tích ngô, lúa, rau màu, cây ăn quả của bà con bị thiệt hại nặng nề; nhiều nhà cửa hư hỏng. Ngay sau thiên tai, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Mai Châu đã trực tiếp khảo sát tình hình thực tế và chỉ đạo các xã khẩn trương khắc phục thiệt hại để sớm ổn định sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Huyện Mai Châu: Mưa đá lịch sử gây thiệt hại nặng nề tại xã Pà Cò

Theo báo cáo sơ bộ của UBND xã Pà Cò (Mai Châu), khoảng 16 - 17h ngày 24/4, một trận mưa đá đổ bộ trên địa bàn xã. Đây là trận mưa đá lớn chưa từng có làm thiệt hại hàng trăm héc ta hoa màu, cây ăn quả. Nhiều nhà dân bị đá rơi làm hư hỏng, sập mái.

Mưa đá gây thiệt hại ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu

Trận mưa đá kéo dài hơn 10 phút vào khoảng 16 h chiều 24/4 đã gây thiệt hại cho sản xuất và hoa màu ở 2 xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu.

Xã Tân Minh khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Những ngày qua, tại một số địa phương như thành phố Hòa Bình, các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Lương Sơn xảy ra mưa lớn, mưa đá, dông lốc và sét cục bộ gây thiệt hại về kinh tế và đời sống sinh hoạt của nhân dân; trong đó, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc chịu thiệt hại nặng nề. Ngay sau khi xảy ra thiệt hại, cấp ủy, chính quyền xã Tân Minh đã chỉ đạo tập trung nhân lực, phương tiện, khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai.

Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục