(HBĐT) - Dù cho tình hình mưa lũ vẫn còn có những diễn biến khó lường, nước từ đầu nguồn vẫn tiếp tục đổ về suối Chiềng. Thế nhưng 67 hộ dân ở xóm Chanh Trên (nay là xóm Đoàn Kết) vẫn bất chấp nguy hiểm để trở về nhà. Dù trước đó và oangs 18/7/2018 hàng trăm con người đã vội vã đi lánh nạn do nước lũ dâng nhanh...


 Cơn lũ đi qua để lại khung cảnh hoang tàn tại khu dân cư dọc theo suối Chiềng

Mưa lũ phức tạp, khó lường...

Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Bùi Văn Hùng, Bí thư Đảng uỷ xã Vĩnh Đồng cho biết: Ngay khi nhận được thông tin về cơn bão số 3 kèm theo mưa lớn xuất hiện trên địa bàn, Đảng uỷ, UBND, các ngành đoàn thể xã đã tập trung tuyên tuyền cho nhân dân chủ động các phương án tránh trú. Đồng thời yêu cầu các hộ dân nằm ở khu vực suối Chiềng thuộc xóm Chanh Trên nay là xóm Đoàn Kết khẩn trương di dời ra khỏi khu vực nguy hiểm để đảm bảo an toàn tài sản, tính mạng. Đến ngày 18/7/2018 trước tình mưa to, lưu lượng nước từ thượng nguồn đổ về suối Chiềng lớn đã gây ngập úng hầu hết địa bàn xóm gây nguy hiểm đến tính mạng hàng trăm người dân. Ban Chỉ huy PCTT xã đã huy động lực lượng, phương tiện hỗ trợ người dân sơ tán về nơi tránh trú. Do vậy, đã không gây thiệt hại về người và tài sản.

Tuy nhiên, qua thống kê sơ bộ đợt mưa lũ trong các ngày 18 - 19/7/2018 vừa qua trên địa bàn xã đã có khoảng hơn 10ha lúa và hoa màu chủ yếu tập trung ở xóm Đoàn Kết do bị đất đá vùi lấp, gây thiệt hại hoàn toàn. Ngoài ra, mưa to cũng đã gây sạt lở đất vào 4 hộ dân ở xóm Cốc. Đặc biệt, do nước lũ tại suối Chiềng dâng nhanh đã gây ngập toàn 67 hộ dân ở Đoàn Kết. Mức ngập bình quân từ 50 - 70cm. Tại những điểm ven suối, có nhà đã bị ngập từ 1m - 1,5m nước.

Theo đồng chí Bùi Văn Hân, Trưởng Công an xã Vĩnh Đồng thì được biết: Trước tình hình mưa lũ có diễn biến phức tạp, khó lường lực lượng Công an, Quân sự xã đã phối hợp làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chủ động các phương án phòng tránh đảm bảo an toàn. Đồng thời, cũng đã phối hợp với các ban, ngành đoàn thể địa phương đến các xóm, nhất là những địa bàn trọng điểm về lũ bão, sạt lở đất vào từng nhà để tuyên truyền, vận động người dân chủ động các biện pháp ứng phó, khi có mưa to, chủ động, kịp thời sơ tán đến nơi tránh trú an toàn.

... dân vẫn thờ ơ

Mặc dù tình hình mưa lũ có diễn biến phức tạp, khó lường, trong các ngày 14 - 15/7 cấp uỷ chính quyền địa phương đã tập trung tăng cường công tác tuyên truyền vận động người dân trong việc chấp hành các quy định về đảm bảo an toàn, phòng chống lũ bão. Nhưng vẫn còn một bộ phận người dân chây ì, nấn ná không chịu di dời, sơ tán về nơi tránh trú. Đến ngày 18/7/2018 khi nước lũ suối Chiềng đột ngột dâng cao thì người ta mới nháo nhác chạy. Nhưng cũng chỉ đi được một hôm là lại kéo nhau trở về dù cho trời còn mưa, lượng nước đổ về suối Chiềng còn lớn, có khả năng gây lũ.


Phần còn lại của ngôi nhà anh Bùi Văn Long sau cơn lũ năm 2017 ở bên cạnh suối Chiềng

Có mặt tại xóm Đoàn Kết một ngày sau đợt mưa lũ vừa qua khi trời vẫn còn mưa nặng hạt và nước con suối Chiềng vẫn còn chảy xiết, chúng tôi vẫn gặp những hình ảnh sinh hoạt đời thường của người dân ngay bên cạnh sự hoang tàn, đổ nát nơi con lũ đi qua. Vừa trông lũ trẻ, vừa tranh thủ quét dọn bùn đất trong sân, chị Hoàng Thị Nhiến cho biết: đợt vừa rồi nước lũ suối Chiềng dâng cao ngập vào đến nhà đến gần 1m nước. Cơn lũ năm nay mức nước gần bằng với năm ngoái. Trong đợt mưa lũ năm ngoái, do chủ quan nên bà Bùi Thị Nhân - mẹ chị Nhiến cũng suýt nữa bị nước cuốn trôi. Còn ông Bùi Văn Tình vừa chặt những cây chuối dập nát do bị tường nhà hàng xóm đổ vào chỉ về phía đống tường gạch đổ nát ngay trước mắt ngao ngán: trong cơn lũ năm 2017 nhà chú Long bị sập mất một phần nhà, năm nay thì đến lượt nhà chú Âu ngay bên cạnh bị sập hàng chục mét tường bao và cả một bụi tre lớn cũng bị cuốn phăng.

Sức nước ở suối Chiềng trong mùa lũ là rất khủng khiếp, tuy nhiên khi trả lời câu hỏi của chúng tôi về việc không tiếp tục đi tránh trú để đảm bảo an toàn đến hết đợt mưa lũ, người thì bảo không có nơi ở, người thì nói vẫn còn tài sản, vườn tược ở làng... Tuy vậy, qua tìm hiểu chúng tôi được biết tất cả 67 hộ dân ở xóm Chanh Trên (cũ) đều đã được cấp đất tái định cư di dời khỏi vùng ảnh hưởng mưa lũ suối Chiềng. Có hộ được cấp từ năm 2008 nhưng đến nay người ta vẫn chưa di dời dù cho xã, huyện có đầy đủ văn bản pháp lý, các đoàn thể đã vào cuộc tuyên truyền, vận động đến nơi ở mới. Nhưng người ta vẫn không chấp hành. "Điều này rất nguy hiểm. Bởi chỉ cần có mưa to khoảng 3 tiếng trên vùng thượng nguồn là suối Chiềng có lũ về. Như trong đợt mưa lũ tháng 10/2017 một số hộ đã bị nước lũ cuốn trôi mất cả trâu, bò, tài sản. May mắn là đợt mưa lũ năm 2017 cũng như đợt mưa lũ vừa qua đều xảy ra vào ban ngày. Chứ nó xảy ra vào ban đêm thì chắc chắn sẽ có thiệt hại về người và tài sản. Nhất là đối với các hộ ở gần suối. Chính điều này đã gây ra rất nhiều khó khăn cho công tác phòng chống, giảm nhẹ thiệt hại thiên tai của địa phương”, đồng chí Bùi Văn Hùng cho biết thêm.

PV


Các tin khác


Vụ cháy rừng tại Yên Bái: Đốt cỏ ở bãi chăn thả gia súc làm cháy lan sang diện tích rừng

Đến 15 giờ 30 phút ngày 26/3, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) đã xác định nguyên nhân và diện tích thiệt hại trong vụ cháy rừng xảy ra tại các bản Dào Cu Nha, Hú Trù Lình, xã Lao Chải.

Thời tiết ngày 25/3: Đông Bắc Bộ mưa vài nơi, Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 25/3, khu Tây Bắc Bắc Bộ, vùng núi phía Tây khu vực Bắc Bộ, Trung Trung bộ và khu vực Tây Nguyên có nắng nóng cục bộ với nhiệt độ cao nhất trong ngày có nơi trên 36 độ C. Khu vực Nam Bộ có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 37 độ C. Độ ẩm tương đối thấp, phổ biến 45-50%.

Ghi nhận những ngày đầu thực hiện cấp đổi giấy phép lái xe ô tô trực tuyến toàn trình

Từ ngày 15/3/2024, tỉnh Hòa Bình chính thức triển khai cấp đổi giấy phép lái xe (GPLX) ô tô theo hình thức trực tuyến toàn trình (TTTT) qua Cổng Dịch vụ công quốc gia (DVCQG). Với sự phối hợp chặt chẽ của ngành GTVT và Bưu điện tỉnh, việc triển khai dịch vụ cấp đổi GPLX ô tô trực tuyến đã được thực hiện thông suốt, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân.

Thời tiết ngày 21/3: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa vài nơi

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 21/3, Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác; đêm và sáng trời rét.

Thời tiết ngày 20/3: Gió mạnh, sóng lớn trên biển

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 20/3, Khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển Hoàng Sa) có gió mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8-9. Biển động mạnh. Sóng biển cao 2-4 m.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục