Theo bản tin dự báo của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia: Hồi 07 giờ ngày 14/9, vị trí tâm siêu bão ở vào khoảng 16,0 độVĩ Bắc; 126,9 độ Kinh Đông, cách đảo Lu-Dông (Phi-líp-pin) khoảng 530km về phía Đông. Sc gió mnh nht vùng gn tâm siêu bão mnh cp 17 (200-220km/gi), git trên cp 17. D báo trong 24 gi ti, siêu bão di chuyn theo hướng Tây Tây Bc, mi gi đi được khong 25km. Đến 07 gi ngày 15/9, v trí tâm siêu bão khong 18,0 độ Vĩ Bc; 121,0 độ Kinh Đông, ngay trên phía Bc đảo Lu-Dông. Trong 24 đến 48 gi tiếp theo, siêu bão di chuyn theo hướng Tây Bc, mi gi đi được khong 25km. Đến 7 gi ngày 16/9, v trí tâm bão khong 20,0 độ Vĩ Bc; 115,5 độ Kinh Đông, trên khu vc Bc Bin Đông và cách đảo Hi Nam (Trung Quc) khong 440km v phía Đông. Sc gió mnh nht vùng gn tâm bão mnh cp 14-15, git cp 17. Cp độ ri ro thiên tai: cp 3-4.

Thực hiện Công điện số 50/CĐ-TW hồi 10h30’ ngày 11/9/2018 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai –Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại cuộc họp ứng phó với siêu bão Mangkhut ngày 14/9/2018. Để chủ động ứng phó với diễn biến của siêu bão Mangkhut. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Chủ đầu tư các công trình đang thi công xây dựng, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Hòa Bình, Giám đốc Công ty TNHH MTV Khai thác công trình Thủy lợi HB, triển khai thực hiện một số nội dung sau:

Theo dõi chặt chẽdiễn biến của siêu bão trên các phương tiện thông tin; kiểm tra rà soát các khu dân cư ở ven sông, suối, hạ lưu các hồ, đập, vùng trũng thấp, vùng ven sông suối, ngoài bãi sông, khu vực có nguy cơ sạt lở, lũ quét, nhà ở không an toàn để chủ động sơ tán dân đến nơi an toàn, đặc biệt khu vực đã sảy ra sạt lở năm 2017 và các đợt mưa lũ vừa qua, các khu dân cư tái định cư do thiên tai; thông báo đến các cấp chính quyền xã, phường, thị trấn và người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng cao, chủ các phương tiện giao thông thủy, chủ đầu tư các công trình đang thi công đặc biệt là những công trình trên sông, suối và chủ các hồ chứa nước, hầm, lò khai thác khoáng sản biết diễn biến mưa lũ để chủ động các biện pháp phòng, tránh.

Triển khai phương án phòng chống lũ, đảm bảo an toàn các công trình phòng chống lũ theo cấp báo động; duy trì lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để sẵn sàng ứng cứu khi có yêu cầu; tổ chức, tuần tra canh gác, kiểm tra, rà soát việc chuẩn bị lực lượng, phương tiên theo quy định; chuẩn bị phương án tiêu nước đệm, chống ngập úng khu vực đô thị và sản xuất nông nghiệp; rà soát triển khai hiệu quả phương án ứng phó theo "phương châm 4 tại chỗ”.

Riêng các khu vực hạ lưu đập thủy điện Hòa Bình thuộc thành phố Hòa Bình và huyện Kỳ Sơn, hiện nay hồ Hòa Bình đã tiến hành xả 01 cửa xả đáy, yêu cầu Chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn và thành phố Hòa bình theo dõi diễn biến lượng mưa, xả lũ hồ Hòa Bình đặc biệt tại các vị trí đã xảy ra sạt trượt tại khu vực tổ 26 phường Đồng Tiến, Km3 đường tỉnh 445 khu vực xóm Máy Giấy, xã Dân Hạ, huyện Kỳ Sơn và các vị trí nguy cơ sạt trượt, công trình đang thi công để chủ động phòng tránh và di chuyển người dân đến nơi an toàn; Chỉ đạo các phòng, ban chức năng, cùng người dân có nhà bè, lồng nuôi trồng thủy sản trên sông kiểm tra việc neo động chằng trống đảm bảo an toàn tuyệt đối.

Chỉ đạo triển khai thực hiện các nội dung tại Công văn số 789/UBND-NNTN ngày 31/5/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đảm bảo an toàn tuyệt đối các khu vực xảy ra sạt lở đất, lũ ống lũ quét, các dự án khẩn cấp di dân tái định cư; dự án khẩn cấp xử lý khối sạt trượt khu vực phía đông đồi Ông Tượng; tổ 4, 5, 6 phường Chăm Mát; tổ 4 phường Thái Bình thuộc thành phố Hòa Bình.

Tăng cường chỉ đạo các lực lượng trên địa bàn triển khai việc cắm biển cảnh báo, tuần tra, canh gác, cảnh báo cho người dân tại các điểm xung yếu, bến, ngầm tràn giao thông, các đoạn đường bị ngập sâu, nước chảy xiết khi có lũ; kiên quyết không cho các phương tiện, nhất là các xe chở khách đi qua các đoạn đường không đảm bảo an toàn.

Chủ các hồ, đập thủy điện triển khai ngay các phương án bảo đảm an toàn các hồ chứa nước, chủ động điều tiết hạ thấp mực nước để đảm bảo an toàn; kiểm soát chặt chẽ việc xả lũ của các hồ chứa nhằm đảm bảo an toàn hồ, đồng thời chuẩn bị phương án đảm bảo an toàn cho người và tài sản ở hạ du các công trình, đặc biệt là các công trình hồ đang thi công, hồ đã gặp sự cố trong đợt mưa lũ vừa qua như hồ Ban, xã Mãn Đức huyện Tân Lạc, hồ Nà Rồng huyện Đà Bắc.

UBND các huyện, thành phố ra soát và triển khai ngay phương án sơ tán dân ra khỏi vùng có nguy cơ bị lũ ống, lũ quét, sạt lở đất; Chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và tài sản tại các khu vực sảy ra sạt lở đất.

Các thành viên Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh được phân công phụ trách các địa phương thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các địa phương trong công tác phòng chống thiên tai, ứng phó với mưa, bão; trực tiếp xuống hiện trường chỉ đạo công tác ứng phó và khắc phục trước, trong và sau khi thiên tai xảy ra.

Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Hòa Bình, đặc biệt là hệ thống phát thanh, truyền tin ở các thôn, xóm thường xuyên cập nhật thông tin về diễn biến của bão; tăng cường thời lượng phát sóng truyền tin trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân biết, chủ động phòng tránh.

Tổ chức trực ban nghiêm túc 24/24h, theo dõi chặt chẽ tình hình thời tiết; thường xuyên báo cáo về Ủy ban nhân dân tỉnh, Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh theo số điện thoại: 02183.852.309.


                                                                               PV (TH)


Các tin khác


Công nghệ mưa nhân tạo có thể dẫn đến ‘cuộc chiến thời tiết’ giữa các quốc gia

Nhà khí tượng học cảnh báo "cuộc chiến thời tiết” giữa các quốc gia có thể nổ ra nếu việc gieo hạt mây vượt tầm kiểm soát, sau khi lũ lụt ở Dubai làm nảy sinh lo ngại về công nghệ gây mưa nhân tạo.

Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Hà Nội, Hòa Bình xuất hiện mưa đá

Nhiều quận huyện ở Hà Nội và Hòa Bình xuất hiện mưa giông lớn kèm mưa đá, hạt đá to bằng đầu ngón tay, nhanh chóng tan khi tiếp đất.

Thời tiết ngày 20/4: Nắng nóng nhiều nơi trên cả nước, mưa dông vào chiều tối

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 20/4, Tây Bắc Bắc Bộ, từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt, với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38 độ C, có nơi trên 39 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 35-40%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục