(HBĐT) - Hòa Bình là 1 trong 21 tỉnh trong cả nước được lựa chọn thực hiện chương trình "Mở rộng quy mô nước sạch và vệ sinh nông thôn” dựa trên kết quả vay vốn Ngân hàng Thế giới. Mục tiêu là tăng tỉ lệ bao phủ nhà tiêu hợp vệ sinh (NTHVS) để cải thiện các điều kiện vệ sinh môi trường nông thôn, giảm tỉ lệ mắc các bệnh có liên quan đến vệ sinh trong cộng đồng. Qua đó góp phần đạt các mục tiêu của chiến lược quốc gia về nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2020.


 Học sinh trường mầm non Bình Thanh, xã Bình Thanh (Cao Phong) rửa tay bằng xà phòng đảm bảo vệ sinh.

28,25% hộ chưa có nhà tiêu hợp vệ sinh

Theo số liệu của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, toàn tỉnh có 205.615 hộ (chiếm trên 97%) có nhà tiêu, trong đó 151.335 hộ (chiếm 71,75%) có NTHVS, 28,25% hộ chưa có NTHVS. Mô hình NTHVS phổ biến được lựa chọn đối với nơi đủ nước là tự hoại, thấm dội nước. Đối với nơi thiếu nước và có nhu cầu sử dụng phân là nhà tiêu chìm có ống thông hơi, nhà tiêu 2 ngăn ủ phân tại chỗ. Song tỉ lệ này không đồng đều ở các địa phương. Theo khảo sát cuối năm 2017, một số huyện tỉ lệ NTHVS thấp gồm: Đà Bắc 50,7%, Yên Thủy 63,6%, Kim Bôi 63,9%, Tân Lạc 64%... Khối trạm y tế, trường học có 73,8% trạm và 53,2% trường (điểm chính) có NTHVS. Nhà tiêu không hợp vệ sinh chủ yếu là nhà tiêu một ngăn hoặc hố đào.

Ở khu vực nông thôn, hầu hết các hộ đều chăn nuôi tại nhà. Nguồn nước sử dụng chủ yếu được lấy từ giếng đào, giếng khoan nông và nguồn nước tự nhiên từ các khe núi nên dễ bị ô nhiễm từ chuồng gia súc, gia cầm, nhà vệ sinh. Vị trí ở của nhiều hộ là trên đồi, núi nên các chất thải, nước thải của gia đình này sẽ làm ô nhiễm nguồn nước của hộ phía dưới. Việc xây dựng, sử dụng, bảo quản NTHVS của đồng bào ở vùng nông thôn chưa cao, thói quen không rửa tay thường xuyên với xà phòng phổ biến.

Tại sao cần đầu tư vào vệ sinh?

Theo tài liệu của ngành Y tế, đầu tư cho vệ sinh là để giảm nghèo đói thông qua giảm thiểu suy dinh dưỡng và bệnh tật. Thiệt hại kinh tế do vệ sinh kém gây ra cho Việt Nam hàng năm khoảng 780 triệu USD, bằng 1,3% GDP. Vệ sinh kém gây ra các bệnh đường ruột, suy dinh dưỡng, hệ quả dễ bị nhiễm bệnh. 1,5 triệu trẻ em thấp còi liên quan đến vệ sinh kém và hầu hết số này sống ở vùng sâu, xa, vùng nông thôn. Trẻ 5 tuổi ở các cộng đồng sử dụng nhà tiêu không hợp vệ sinh so với trẻ sống ở cộng đồng sử dụng NTHVS thấp hơn trung bình 3,7cm.

Đầu tư cho vệ sinh là đảm bảo quyền tiếp cận vệ sinh cho mọi người, phát triển một xã hội bình đẳng, công bằng, an toàn. Vệ sinh là lĩnh vực đầu tư mang lại nhiều lợi ích cho đất nước, chính là đầu tư cho sức khỏe và thế hệ tương lai, cho môi trường sống bền vững. Vệ sinh tốt sẽ giảm suy dinh dưỡng, nâng cao tầm vóc, trí tuệ của trẻ.

Năm 2018 phấn đấu có 11 xã đạt "Vệ sinh toàn xã”

Mục tiêu cụ thể của chương trình "Mở rộng quy mô nước sạch và vệ sinh nông thôn”: Đến năm 2020 có 60 xã đạt "Vệ sinh toàn xã”; 85 công trình nước và nhà tiêu trạm y tế xã được cải tạo, xây mới. Trong đó, năm 2018 phấn đấu có 11 xã đạt "Vệ sinh toàn xã”, năm 2019 có 25 xã đạt, năm 2020 có 24 xã đạt.

Xã đạt "Vệ sinh toàn xã” là từ 70% hộ trở lên có NTHVS; 80% số hộ trở lên có điểm rửa tay bằng xà phòng; tất cả các trường học, trạm y tế trên địa bàn có nước sạch, công trình vệ sinh và điểm rửa tay đang hoạt động.

Để đạt được mục tiêu trên, ngành Y tế với nhiệm vụ là cơ quan thường trực đã chủ động triển khai các hoạt động. Sở Y tế xây dựng Kế hoạch số 2192/KH-SYT, ngày 5/11/ 2018 về truyền thông thay đổi hành vi vệ sinh nông thôn năm 2018. Theo đó, mục tiêu hợp phần vệ sinh của tỉnh sẽ có 22.492 người của 60 xã được hưởng lợi từ năm 2018 - 2020.

Kế hoạch triển khai ở cấp tỉnh, huyện, xã, thôn xóm, trường học đã được cụ thể hóa. Các hoạt động đã, đang và sẽ được triển khai: Tập huấn cho cán bộ nòng cốt; các hình thức truyền thông; thăm quan, chia sẻ kinh nghiệm; kiểm tra và xét nghiệm chất lượng nước theo quy chuẩn cho trường học, trạm y tế; hỗ trợ huyện, xã giám sát để duy trì tính bền vững với các xã đã đạt vệ sinh toàn xã; tổ chức ngày hội vệ sinh trường học cấp huyện, liên trường; hoạt động ngoại khóa về truyền thông thay đổi hành vi vệ sinh… Thay đổi hành vi sẽ là đầu tư chính trong chương trình vệ sinh nông thôn. Việc truyền thông phải chạm tới trái tim mọi người.

Tuy nhiên, để đạt mục tiêu "Vệ sinh toàn xã”, theo Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Trần Thị Ái Hương: Cần sự quan tâm vào cuộc lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương, sự phối hợp của các ngành. "Vệ sinh toàn xã” thì toàn xã, toàn dân cùng phải vào cuộc.

 

                                                                        Cẩm Lệ

Các tin khác


Ứng phó với mưa dông, mưa lớn kèm lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh

Ngày 6/5, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai -Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh có Công văn số 30/BCH-VP về việc ứng phó với mưa dông, mưa lớn kèm lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Hội nghị toàn quốc về công tác bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng

Chiều 5/5, Chính phủ tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) năm 2023 và 4 tháng đầu năm 2024. Đồng chí Trần Lưu Quang, Phó Thủ tướng Chính phủ chủ trì hội nghị. Dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố.

Thời tiết ngày 5/5: Nhiều khu vực trên cả nước có mưa dông vào chiều tối và đêm

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 5/5, Bắc Bộ, khu vực Bắc và Trung Trung Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 20-40 mm, có nơi trên 80 mm (mưa tập trung vào chiều tối và đêm).

Xã Đa Phúc đón bằng công nhận đạt chuẩn nông thôn mới

Ngày 4/5, UBND huyện Yên Thuỷ tổ chức Lễ công bố xã Đa Phúc đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2023.

Thời tiết ngày 4/5: Nhiều khu vực có mưa và dông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy vân Quốc gia, ngày và đêm 4//5, nhiều khu vực có mưa và dông, cục bộ có mưa to.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục