(HBĐT) - Thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 của BCH T.Ư Đảng khóa X về "nông nghiệp, nông dân, nông thôn” (tam nông), BCH Đảng bộ tỉnh đã ban hành Chương trình hành động số 15-Ctr/TU ngày 31/10/2008. Trong đó, chương trình về chuyển giao, ứng dụng khoa học, công nghệ (KH-CN) đã đạt những kết quả tích cực.


Công ty TNHH thủy hải sản Hải Đăng nuôi các loại cá đặc sản trên hồ Hòa Bình (xã Thái Thịnh, TP Hòa Bình), áp dụng theo quy trình VietGAP được khách hàng tin tưởng.

 

Để thúc đẩy phát triển sản xuất, tăng thu nhập ổn định cho người dân nông thôn, các địa phương tích cực xây dựng những mô hình hiệu quả, ưu tiên phát triển sản phẩm hàng hóa chủ lực, từ đó nhân rộng. Tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới được chuyển giao, ứng dụng. Nông dân được hướng dẫn kỹ thuật, tiếp cận, ứng dụng KH-CN vào sản xuất, thu hoạch và thị trường.

Các xã trong tỉnh đã thực hiện hơn 1.600 mô hình phát triển sản xuất. Nhiều mô hình đem lại thu nhập cao, được nhân rộng như: trồng rau hữu cơ ở huyện Lương Sơn; phát triển cây có múi ở các huyện: Cao Phong, Kim Bôi, Lạc Thủy; nuôi trồng thủy sản ở huyện Đà Bắc… Bằng nguồn vốn sự nghiệp khoa học, 10 năm qua, tỉnh đã thực hiện một số đề tài, tạo bước đột phá trong phát triển tam nông. Cụ thể, xây dựng và công bố Chỉ dẫn địa lý cam Cao Phong, giúp tạo thương hiệu, tăng giá trị cam quả lên 30 - 40%, nhiều hộ trở thành tỉ phú. Xây dựng thương hiệu các sản phẩm đặc sản khác của tỉnh như: mía tím Hòa Bình, quả lặc lày và rau hữu cơ Lương Sơn, hạt dổi Lạc Sơn, bưởi đỏ Tân Lạc và cá, tôm sông Đà...

Bên cạnh đó, việc nghiên cứu, ứng dụng đã lựa chọn được các giống cây trồng, vật nuôi thế mạnh của tỉnh có năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu sâu bệnh và phù hợp với sinh thái của tỉnh. Có thể kể đến giống ngô lai ngắn ngày, chịu hạn, năng suất cao LVN25, SH099; xác định cây đầu dòng của các cây có múi; mía tím nuôi cấy mô tế bào thực vật; viên nang cao chiết xuất từ cây xạ đen làm thực phẩm chức năng; nuôi thành công cá tầm trên hồ Hòa Bình; bảo tồn nguồn gen cây dổi Lạc Sơn…

Thông qua các đề tài, dự án đã có gần 400 quy trình công nghệ được nghiên cứu, hoàn thiện và chuyển giao; xây dựng được 150 mô hình sản xuất, trình diễn. Trên 100 kỹ thuật viên, gần 4.000 lượt nông dân được đào tạo, tập huấn, từ đó hình thành phương thức canh tác theo kỹ thuật tiên tiến. Tạo dựng mối liên kết giữa 4 nhà (nhà khoa học, nhà quản lý, nhà doanh nghiệp, nhà nông). Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực KH-KT cho các cơ quan chủ trì và nông dân, góp phần phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH nông thôn.

Theo đánh giá của BTV Tỉnh ủy, sau 10 năm thực hiện Chương trình hành động số 15-Ctr/TU, người dân đã nhận thức và ứng dụng tiến bộ KH-KT vào sản xuất nông nghiệp mạnh hơn. Sản xuất nông nghiệp gắn với sản xuất hàng hóa, thị trường được quan tâm. Tuy nhiên, việc nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp ở một số nơi còn hạn chế, chưa thường xuyên nắm bắt tình hình và chỉ đạo, hướng dẫn áp dụng tiến bộ kỹ thật hiệu quả.

Từ thực tế, kinh nghiệm được rút ra là: Ứng dụng KH-CN mới để nâng cao giá trị sản phẩm, tạo nguồn lực xây dựng nông thôn là hướng đầu tư hiệu quả. Cần xây dựng các cơ chế, chính sách hỗ trợ ứng dụng KH-CN mới, phát triển sản xuất, giải quyết việc làm cho nông dân. Nhiệm vụ đến năm 2020 được xác định là: Mở rộng quy mô sản xuất các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng và giá trị cao, đáp ứng nhu cầu thị trường. Xác định và phát triển sản phẩm lợi thế của từng xã, liên xã, liên huyện, toàn tỉnh và vùng. Đẩy mạnh ứng dụng quy trình thực hành sản xuất tốt (VietGAP). Ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tưới tiết kiệm vào sản xuất sản phẩm có lợi thế, hình thành vùng chuyên canh. Xác định và nhân rộng công nghệ, mô hình sản xuất phát triển bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu.

 

Cẩm lệ

Các tin khác


Ứng phó với mưa dông, mưa lớn kèm lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh

Ngày 6/5, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai -Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh có Công văn số 30/BCH-VP về việc ứng phó với mưa dông, mưa lớn kèm lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Hội nghị toàn quốc về công tác bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng

Chiều 5/5, Chính phủ tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) năm 2023 và 4 tháng đầu năm 2024. Đồng chí Trần Lưu Quang, Phó Thủ tướng Chính phủ chủ trì hội nghị. Dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố.

Thời tiết ngày 5/5: Nhiều khu vực trên cả nước có mưa dông vào chiều tối và đêm

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 5/5, Bắc Bộ, khu vực Bắc và Trung Trung Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 20-40 mm, có nơi trên 80 mm (mưa tập trung vào chiều tối và đêm).

Xã Đa Phúc đón bằng công nhận đạt chuẩn nông thôn mới

Ngày 4/5, UBND huyện Yên Thuỷ tổ chức Lễ công bố xã Đa Phúc đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2023.

Thời tiết ngày 4/5: Nhiều khu vực có mưa và dông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy vân Quốc gia, ngày và đêm 4//5, nhiều khu vực có mưa và dông, cục bộ có mưa to.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục