(HBĐT) -  Địa điểm: UBND cấp xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm chọn địa điểm hố chôn hủy; hố chôn hủy phải cách nhà dân, giếng nước, nguồn nước sinh hoạt, khu chuồng nuôi động vật tối thiểu 100m (đối với chôn hủy số lượng lớn phải cách xa khu dân cư) và có đủ diện tích; nên chọn nơi chôn trong vườn, tốt nhất là khu đất bãi, vườn, đồi cây ăn quả hoặc cây lấy gỗ tại chỗ.

- Kích cỡ: Hố chôn phải đủ rộng phù hợp với khối lượng động vật, sản phẩm động vật và chất thải cần chôn.
Ví dụ: Nếu chôn 1 tấn động vật thì hố chôn cần có kích thước là: Sâu 2m x rộng 2m x dài 2m.
- Yêu cầu khoảng cách từ bề mặt bao chứa đến mặt đất tối thiểu là 1m, lớp đất phủ bên trên bao chứa phải dày ít nhất là 1,5m và phải cao hơn mặt đất 0,5m để tránh nước chảy vào bên trong gây sụt, lún hố chôn.
- Các bước chôn lấp:
+ Sau khi đào hố, rải bạt vừa kín đáy hố và thành hố (đảm bảo tối thiểu xác động vật cao tới đâu thì bạt cao tới đó), sau đó rải một lớp vôi bột xuống đáy hố theo tỷ lệ khoảng 01-02 kg vôi/m2;
+ Cho bao chứa xác động vật, sản phẩm động vật xuống hố, phun thuốc sát trùng hoặc rắc vôi bột khoảng 1-2 kg vôi/m2 lên trên bề mặt, kéo bạt bên thành ấp vào sau đó lấp đất và nện chặt; Phun sát trùng khu vực chôn lấp để hoàn tất quá trình tiêu hủy.
-  Quản lý hố chôn:
+ Hố chôn xác động vật bệnh phải có biển cảnh báo người ra vào khu vực "Hố chôn lợn bị bệnh DTLCP”.
+ Đối với hố chôn có số lượng lớn (Từ 3 tấn/hố trở lên), phải đặt ống thông khí tại điểm đầu và điểm cuối hố chôn (tốt nhất là ống nhựa từ phi 34 trở lên).
+ UBND cấp xã chịu trách nhiệm quản lý, kiểm tra định kỳ và xử lý kịp thời các sự cố sụt, lún, xói mòn, rò rỉ, bốc mùi của hố chôn.
+ Địa điểm chôn lấp phải được đánh dấu trên bản đồ của xã, ghi chép và lưu giữ thông tin tại UBND cấp xã.

P.V (TH)

Các tin khác


Công nghệ mưa nhân tạo có thể dẫn đến ‘cuộc chiến thời tiết’ giữa các quốc gia

Nhà khí tượng học cảnh báo "cuộc chiến thời tiết” giữa các quốc gia có thể nổ ra nếu việc gieo hạt mây vượt tầm kiểm soát, sau khi lũ lụt ở Dubai làm nảy sinh lo ngại về công nghệ gây mưa nhân tạo.

Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Hà Nội, Hòa Bình xuất hiện mưa đá

Nhiều quận huyện ở Hà Nội và Hòa Bình xuất hiện mưa giông lớn kèm mưa đá, hạt đá to bằng đầu ngón tay, nhanh chóng tan khi tiếp đất.

Thời tiết ngày 20/4: Nắng nóng nhiều nơi trên cả nước, mưa dông vào chiều tối

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 20/4, Tây Bắc Bắc Bộ, từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt, với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38 độ C, có nơi trên 39 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 35-40%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục