(HBĐT) - Hiện nay, trên địa bàn tỉnh, Công ty CP giống và thức ăn chăn nuôi T&T 159 Hòa Bình (Công ty T&T 159) là doanh nghiệp đã mạnh dạn, tiên phong trong ứng dụng chuyển giao các quy trình sản xuất hiện đại nhằm kiểm soát chất lượng, tiến tới truy xuất nguồn gốc, minh bạch các thông tin tới người tiêu dùng.


Trại nuôi trâu, bò, bê lấy thịt của Công ty CP giống và thức ăn chăn nuôi T&T 159 Hòa Bình tại xã Yên Mông (TP Hòa Bình) hiện đang duy trì nuôi 2.000 con, phát triển tốt.

Với tổng mức đầu tư gần 280 tỷ đồng, năm 2018, Công ty T&T 159 triển khai đầu tư khu liên hợp sản xuất thức ăn chăn nuôi từ phụ phẩm nông nghiệp và trại sản xuất bò giống chất lượng cao tại xã Yên Mông (TP Hòa Bình). Dự án gồm: Khu liên hợp sản xuất thức ăn gia súc từ phụ phẩm nông nghiệp hỗn hợp hoàn chỉnh, công suất 200-210 tấn/ngày, công nghệ phối trộn (TMR) đã hoàn thành, đi vào hoạt động; trang trại bò giống chất lượng cao và trại bò nuôi lấy thịt với quy mô 1.200 con bò giống, 3.800 con bê, bò, trâu nuôi vỗ béo. Hiện tại đang nuôi 1.200 con trâu, bò sinh sản, 2.000 con trâu, bò, bê lấy thịt; nhà máy sản xuất đệm lót sinh học từ phụ phẩm nông - lâm nghiệp, công suất 100 tấn/ngày và nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ phế thải chăn nuôi, công suất 25.000 tấn/năm đã đi vào hoạt động ổn định.

Sản xuất, sử dụng đệm lót sinh học là bước đột phá trong chăn nuôi đại gia súc mà Công ty T&T 159 triển khai thực hiện thành công. Chủ tịch HĐQT Công ty Hà Văn Thắng chia sẻ: Những lợi ích của đệm lót sinh học nói riêng, chế phẩm sinh học nói chung trong ngành chăn nuôi giải quyết những vấn đề nan giải như: gây ô nhiễm môi trường, bệnh tật, chi phí vệ sinh chuồng trại, chi phí xử lý chất thải… Phương pháp chăn nuôi trên đệm lót sinh học là phương pháp đưa các vi sinh vật vào trong đệm lót để thực hiện quá trình lên men tiêu hủy hoàn toàn mùi hôi. Trong đó, nguyên liệu để làm đệm lót sinh học công ty đang thực hiện là phế phụ phẩm nông nghiệp (rơm rạ, cây ngô và chế phẩm men…). Việc ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi không chỉ đem lại hiệu quả cao khi đảm bảo được môi trường, giảm chi phí mà còn có tác động xã hội tích cực. Nếu theo phương pháp chăn nuôi truyền thống, người chăn nuôi sẽ phải thu gom chất thải, rửa chuồng hàng ngày, sử dụng hầm biogas... mất nhiều thời gian, nhân công, việc xử lý môi trường cũng không triệt để. Sử dụng đệm lót sinh học, tự các vi sinh được cấy trong đệm lót sẽ phân giải mạnh, đồng hoá tốt các thành phần có trong chất thải động vật để chuyển hoá thành các chất vô hại, kìm hãm sự phát triển của các vi sinh vật có hại có trong nền chuồng nuôi. Chúng tôi không phải lo thu gom chất thải, rửa chuồng, xử lý môi trường thì đương nhiên sẽ giảm đáng kể chi phí. Bên cạnh đó, cũng không phải quá lo lắng cho việc mua thuốc phòng, chữa trị bệnh cho vật nuôi.

Không chỉ tiên phong trong sản xuất và sử dụng đệm lót sinh học, nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ phế thải chăn nuôi công suất 25.000 tấn/năm của Công ty T&T 159 là bước đi mạnh dạn về ứng dụng công nghệ trong quá trình SX-KD. Ông Đinh Văn Bảo, cán bộ Công ty T&T 159 cho biết: Việc xử lý chất thải bằng ủ phân hữu cơ với phương pháp phủ kín hoàn toàn bằng nilon. Nhờ quá trình lên men tự nhiên và nhiệt độ tự sinh của phân ủ sẽ tiêu diệt được phần lớn các mầm bệnh nguy hiểm, tạo nên phân bón hữu cơ giàu chất dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng. Trong phân ủ có chứa chất mùn làm đất tơi xốp, tăng dung lượng hấp thụ khoáng của cây trồng, đồng thời có tác dụng tốt đến hệ vi sinh vật có ích trong đất. Phân ủ còn có tác dụng tốt đối với tính chất lý, hoá học và sinh học của đất, không gây ảnh hưởng xấu đến người, động vật, giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường sinh thái. Hơn nữa, do nhu cầu cao của xã hội đối với rau an toàn, rau hữu cơ nên các sản phẩm phân bón hữu cơ và phân vi sinh có nguyên liệu chủ yếu từ chất thải rắn trong chăn nuôi đã qua xử lý ngày càng được nhiều người mua về sử dụng. 

Để đáp ứng yêu cầu SX-KD, những năm qua, Công ty T&T 159 chủ động đầu tư máy móc, thiết bị, thực hiện liên kết với gần 6.000 hộ dân trong tỉnh và các tỉnh lân cận để đảm bảo cung cấp phế phụ phẩm nông nghiệp, chuyển giao kỹ thuật để các hộ tiến tới chăn nuôi trâu, bò tại nhà. Hiện tại, công ty giải quyết việc làm cho 40 lao động địa phương, với thu nhập bình quân đạt 5 triệu đồng/người/tháng.

Đức Phượng

Các tin khác


Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Công nghệ mưa nhân tạo có thể dẫn đến ‘cuộc chiến thời tiết’ giữa các quốc gia

Nhà khí tượng học cảnh báo "cuộc chiến thời tiết” giữa các quốc gia có thể nổ ra nếu việc gieo hạt mây vượt tầm kiểm soát, sau khi lũ lụt ở Dubai làm nảy sinh lo ngại về công nghệ gây mưa nhân tạo.

Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục