(HBĐT) - Mặc dù trên địa bàn tỉnh ít xảy ra trường hợp vi phạm nghiêm trọng quy định về an toàn hành lang lưới điện cao áp (ĐCA), không làm mất điện trên diện rộng, nhưng những vi phạm trên vẫn còn tồn tại, ảnh hưởng trực tiếp đến vận hành lưới điện, gây tai nạn, thiệt hại về tính mạng, tài sản của Nhà nước và nhân dân.



Công nhân Điện lực thành phố Hòa Bình chặt, tỉa cây xanh để đảm bảo an toàn hành lang lưới điện trên trục đại lộ Thịnh Lang, thuộc tổ 13, phường Tân Thịnh. 

Theo thống kê của Sở Công Thương, trên địa bàn tỉnh có 3.633,15 km đường dây cao áp và 2.026 trạm/2.084 máy biến áp với tổng dung lượng 1.928,48 MVA. Trong đó, Truyền tải điện Hòa Bình quản lý 326,7 km đường dây 500 kV, 548,5 km đường dây 220 kV và 1 trạm/2 máy biến áp 500 kV với tổng dung lượng 900 MVA; Truyền tải điện Ninh Bình quản lý 34,5 km đường dây 500 kV, 25,97 km đường dây 220 kV; Công ty Thủy điện Hòa Bình quản lý 1 trạm/2 máy biến áp 220 kV với tổng dung lượng 126 MVA; Công ty CP xi măng Vĩnh Sơn quản lý 1 trạm/1 máy biến áp 110 kV với tổng dung lượng 16 MVA; Công ty Điện lực Hòa Bình quản lý 238,98 km đường dây 110 kV và 7 trạm/12 máy biến áp 110 kV với tổng dung lượng 340 MVA, 1.993 km đường dây 35 kV, 465,5 km đường dây 22 kV và 2.043 trạm/2.079 máy biến áp với tổng dung lượng 546,48 MVA.

Lương Sơn, Lạc Sơn, Yên Thủy là những địa phương có mức độ vi phạm và số vụ vi phạm nhiều nhất còn tồn tại cho đến thời điểm này. Cụ thể, huyện Lương Sơn còn 7 vụ, Lạc Sơn 5 vụ, Yên Thủy 5 vụ. Các vụ vi phạm chủ yếu do các tổ chức, cá nhân xây dựng nhà ở, công trình và trồng cây trong hành lang bảo vệ an toàn lưới ĐCA. Ngoài ra, còn nhiều cây ngoài hành lang lưới điện có nguy cơ đổ vào đường dây nhưng không thực hiện chặt, tỉa do các hộ không cho đơn vị quản lý, vận hành lưới ĐCA chặt, tỉa.

Từ năm 2011 đến nay, toàn tỉnh đã giải quyết được 165 vụ vi phạm hành lang bảo vệ an toàn công trình lưới ĐCA. Trong đó, 5 vụ vi phạm đường dây nghiêm trọng, kéo dài được giải quyết dứt điểm, gồm: đường dây 220 kV Sơn La - Nho Quan của hộ ông Nguyễn Văn Ánh, xã Phú Lai (Yên Thủy); đường dây 500 kV Nho Quan - Thường Tín của hộ ông Nguyễn Văn Minh, xã Lạc Long (Lạc Thủy); đường dây 500 kV Sơn La - Nho Quan của hộ ông Bùi Văn Inh, xã Phú Cường (Tân Lạc); đường dây 500 kV Sơn La - Hòa Bình - Nho Quan của hộ ông Quách Văn Chung và Bùi Văn Chìu, xã Xuất Hóa (Lạc Sơn); đường dây 35 kV lộ 373 trạm cắt Yên Nghiệp của các hộ: Nguyễn Văn Oanh, Bùi Văn Ờm, Bùi Xuân Thược, xã Yên Nghiệp (Lạc Sơn). Riêng 8 tháng năm nay, các cơ quan thành viên Ban chỉ đạo giảm thiểu vi phạm hành lang an toàn lưới ĐCA tỉnh phối hợp với các đơn vị quản lý, vận hành lưới ĐCA giải quyết được 1 vụ vi phạm hành lang bảo vệ an toàn công trình lưới ĐCA đường dây 500 kV Sơn La - Nho Quan. Tuy nhiên, lại phát sinh 2 vụ vi phạm trên tuyến đường dây 35 kV tại huyện Lạc Thủy và Yên Thủy.

Đồng chí Phạm Tiến Dũng, Giám đốc Sở Công Thương cho biết: Hiện còn tồn tại 31 vụ vi phạm chưa giải quyết được, gồm 27 vụ vi phạm đường dây 35 kV và 4 vụ vi phạm đường dây 22 kV trên địa bàn 11/11 huyện, thành phố, đơn vị quản lý, vận hành và cấp điện áp là Công ty Điện lực Hòa Bình. Nguyên nhân chưa giải quyết được, tồn tại kéo dài do quá trình kiểm tra, xử lý còn né tránh, ngại va chạm, công tác kiểm tra hệ thống lưới điện gặp nhiều khó khăn. Các đơn vị quản lý, vận hành lưới điện chưa chủ động phối hợp với các tổ chức chính trị, đoàn thể trong tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt công tác bảo vệ an toàn công trình lưới ĐCA...

Để đảm bảo an toàn tính mạng cho người và hệ thống lưới điện, đồng thời xử lý dứt điểm các vụ vi phạm hành lang bảo vệ an toàn công trình lưới ĐCA còn tồn tại, các ngành chức năng đang rà soát các trường hợp vi phạm, tiến hành phân loại theo tính chất, mức độ vi phạm và lên kế hoạch giải quyết theo quy định. Tập trung chỉ đạo chặt, tỉa cây trong, ngoài hành lang bảo vệ an toàn công trình có nguy cơ gây sự cố trên hệ thống lưới điện. Mặt khác, để ngăn chặn các vi phạm mới xảy ra, công tác quản lý Nhà nước về đất đai, xây dựng cần được tăng cường nhằm tránh tình trạng cấp đất vi phạm, xây dựng nhà ở, công trình vi phạm hoặc tái vi phạm hành lang bảo vệ an toàn công trình lưới ĐCA. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo thẩm quyền ngay từ khi mới xây dựng, không để đến khi công trình hoàn thành mới lập hồ sơ xử lý. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật, quy định về bảo vệ an toàn công trình lưới ĐCA đến các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là nhân dân ở những khu vực đang xảy ra vi phạm.
 
Bùi Minh

Các tin khác


Thiết thực Chương trình phát triển tài sản trí tuệ

Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện, Chương trình Phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2021 - 2030 đạt nhiều kết quả nổi bật, hướng tới hoàn thiện mục tiêu chung của chương trình.

Thời tiết ngày 12/4: Nắng nóng quay trở lại Bắc Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 12/4, nắng nóng quay trở lại Bắc Bộ và nền nhiệt xu hướng tăng dần. Trung Bộ và Tây Nguyên nắng nóng cục bộ. Riêng Nam Bộ đang cao điểm nắng nóng, có nơi gần 40 độ C.

Miền Bắc sắp chuyển nắng nóng diện rộng, Nam Bộ có nơi trên 38 độ C

Dự báo miền Bắc tiếp tục duy trì thời tiết có mưa nhỏ trong vài ngày tới. Từ ngày 13/4, khả năng có nắng nóng diện rộng. Trong khi đó, Nam Bộ nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt.

Các nhà mạng phải xử lý thông tin về SIM không chính chủ trong 1 ngày

Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) yêu cầu, các nhà mạng phải tiến hành ngay biện pháp bảo đảm số thuê bao không chính chủ không còn trong danh sách các số thuê bao của người dùng.

Tăng cường giải pháp đảm bảo cấp điện mùa mưa bão

Công ty Điện lực Hoà Bình (PC Hoà Bình) đã và đang triển khai thực hiện nhiều giải pháp để đảm bảo cấp điện ổn định, an toàn mùa mưa bão. Một trong những giải pháp quan trọng là việc đào tạo, nâng cao kỹ năng xử lý các dạng sự cố điện trong mùa mưa bão cho cán bộ, công nhân viên của công ty.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục