(HBĐT)-Thanh long ruột đỏ thuộc nhóm cây dễ trồng và cho năng suất cao. Những năm gần đây, nhiều hộ trên địa bàn tỉnh đã phát triển mô hình trồng thanh long làm hàng hóa. Hiện, toàn tỉnh đã phát triển được trên 100 ha thanh long (chủ yếu là giống thanh long ruột đỏ). Với năng suất bình quân 20 - 25 tấn/ha, giá dao động 20.000 - 25.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí đầu tư người trồng thanh long thu lợi nhuận từ 300 - 400 triệu đồng/năm.

Thanh long ruột đỏ cần được trồng ở vùng đất thông thoáng, không bị ngập nước. Cây không bị che ánh sáng mặt trời quá 30% diện tích chiếu sáng; nước tưới không nhiễm phèn, nhiễm mặn. Các bước chủ yếu trồng cây như sau:

Bước 1: Chuẩn bị cây trụ: trụ xi măng, dài 2 - 2,2 m, cạnh vuông 12-15cm, chôn sâu 0,5- 0,6 m.

Bước 2: Chuẩn bị đất: Nên làm mô đất nhằm giúp thoát nước tốt, kích thước mô cao 10 -15cm, đường kính 60 - 80cm. Mô đất sử dụng trồng thanh long là lớp đất mặt trộn với phân chuồng hoai 15-20 kg (phân hữu cơ: 10-15kg/trụ) + 500 g phân Super lân + Basudin (2g/mô). Đất được chuẩn bị trước khi trồng thanh long 1-2 tuần. Dùng Benomyl (nồng độ 0,1%) tưới vào mô đất trước khi trồng để phòng ngừa nấm bệnh.

Bước 3: Chọn và chuẩn bị giống: Chọn hom dài 30-40 cm, cành to, khoẻ, thẳng, không bị sâu bệnh, tuổi cành trên 6 tháng. Đáy hom (dài 3-5 cm) cắt bỏ phần thịt bên ngoài, để lại phần lõi nhúng vào dung dịch thuốc trừ nấm như: Benlate C, nồng độ 0,1% (trong 5 phút). Hom có thể được giâm trước tới khi cành ra rễ, đâm chồi hoặc có thể trồng thẳng. Nên trồng thanh long vào đầu mùa mưa để cây phát triển tốt.

* Cách trồng: Đặt phần lõi xuống đất, phần mặt phẳng của thân thanh long ôm sát vào trụ và dùng dây nilon buộc cành vào trụ, mỗi trụ đặt 4 hom; tưới nước thường xuyên 2 lần/ngày. Mật độ trồng: 1.100 trụ/ha; khoảng cách trồng: 3 x 3m. Khi cây đã phát triển nên tỉa cành, tạo tán, từ mặt đất tới đỉnh trụ chỉ chọn để lại 1 cành, cần chú ý buộc cành sát vào trụ giúp cành không bị gãy khi gặp mưa, gió. Trên đỉnh trụ, cành có thể được cắt tỉa tạo tán tròn và phân bố đều quanh trụ. Các cành mới trên đỉnh trụ cần tỉa theo nguyên tắc: một cành mẹ, 2 cành con. Chọn các cành to khoẻ để lại. Thường xuyên tỉa bỏ các cành tai chuột, sâu bệnh, nằm khuất trong tán và cành đã cho quả 2-3 năm.

* Bón phân: Sau khi trồng 2 tuần (đối với cây đã có rễ hoàn chỉnh) có thể sử dụng Urea + DAP hoặc NPK 16-16-8 hay 20-20-15 tưới, liều lượng 20-30g/trụ, 10 ngày/lần. Cây 3-12 tháng sử dụng Urea + DAP hoặc NPK 16-16-8 hay 20-20-15, tưới 30-50g/trụ, 15 ngày/lần tuỳ theo loại đất và tăng theo tuổi cây. Cây 1-3 năm: có thể sử dụng phân chuồng hoai hoặc hữu cơ 20-50kg/trụ/năm (lượng phân tăng theo tuổi cây và tuỳ theo đất), chia làm 2 lần bón. Lần 1 vào lúc cây chuẩn bị ra hoa rộ (tháng 2-3), lần 2 vào tháng 9-10, sau giai đoạn cho trái rộ, giai đoạn sinh cành mới và chuẩn bị nuôi trái vụ nghịch. Cách bón: xới nhẹ xung quanh gốc, cách gốc 15-30 cm, cho phân đều khắp tán và dùng rơm rạ, cỏ phủ gốc. Có thể sử dụng phân NPK 20-20-15 hoặc đơn phân Urea, DAP, KCl, tùy theo mục đích: nếu sử dụng cho ra hoa và nuôi quả cần chú ý hàm lượng lân và kali cao, cây ra cành mới cần bón đạm cao. Thời gian bón: Năm 1-2: 200-300g phân/đợt (phân hỗn hợp hoặc phân đơn). Từ năm 3 trở đi bón 500-1.000g phân/đợt (theo tuổi cây và bộ khung tán cây). Bón 4 đợt/năm. Cách bón: Xới nhẹ xung quanh tán, rãi phân và đắp lại bằng rơm, cỏ khô. Để kích thích ra cành và phát triển cành có thể dùng  phân bón lá có đạm và lân cao, nếu kích thích ra hoa sớm và nuôi quả dùng các loại phân có công thức lân và kali cao. Chú ý ngưng phun phân bón lá trước khi thu quả 2 tuần.

       Thanh long dễ bị kiến lửa và kiến riện tấn công, có thể phòng trị bằng các loại thuốc trừ côn trùng. Phun (rãi) xung quanh gốc cây. Sau khi thụ phấn 7-10 ngày bọc trái để tránh ruồi đục. Nếu thối, nám cành có thể phòng trị bằng các loại thuốc gốc đồng như Benlat C, Coc 85, Ridomyl...

T.H (TH)

Các tin khác


Dồn sức khắc phục thiệt hại sau mưa đá lịch sử tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò

Trận mưa đá được xem là lớn nhất từ trước đến nay xảy ra chiều 24/4 tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò đã khiến nhiều diện tích ngô, lúa, rau màu, cây ăn quả của bà con bị thiệt hại nặng nề; nhiều nhà cửa hư hỏng. Ngay sau thiên tai, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Mai Châu đã trực tiếp khảo sát tình hình thực tế và chỉ đạo các xã khẩn trương khắc phục thiệt hại để sớm ổn định sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Huyện Mai Châu: Mưa đá lịch sử gây thiệt hại nặng nề tại xã Pà Cò

Theo báo cáo sơ bộ của UBND xã Pà Cò (Mai Châu), khoảng 16 - 17h ngày 24/4, một trận mưa đá đổ bộ trên địa bàn xã. Đây là trận mưa đá lớn chưa từng có làm thiệt hại hàng trăm héc ta hoa màu, cây ăn quả. Nhiều nhà dân bị đá rơi làm hư hỏng, sập mái.

Mưa đá gây thiệt hại ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu

Trận mưa đá kéo dài hơn 10 phút vào khoảng 16 h chiều 24/4 đã gây thiệt hại cho sản xuất và hoa màu ở 2 xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu.

Xã Tân Minh khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Những ngày qua, tại một số địa phương như thành phố Hòa Bình, các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Lương Sơn xảy ra mưa lớn, mưa đá, dông lốc và sét cục bộ gây thiệt hại về kinh tế và đời sống sinh hoạt của nhân dân; trong đó, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc chịu thiệt hại nặng nề. Ngay sau khi xảy ra thiệt hại, cấp ủy, chính quyền xã Tân Minh đã chỉ đạo tập trung nhân lực, phương tiện, khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai.

Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục