(HBĐT) - Công nghệ thông tin (CNTT) và truyền thông (ICT) đóng vai trò quan trọng trong việc trao đổi thông tin của hoạt động các cơ quan Nhà nước cũng như cung cấp các dịch vụ và dịch vụ công cho người dân, doanh nghiệp. Bởi vậy, trong những năm qua, tỉnh đã dành sự quan tâm đúng mức cho lĩnh vực này để thúc đẩy lộ trình cải cách hành chính (CCHC) trên địa bàn.


Cán bộ Bảo hiểm xã hội huyện Đà Bắc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động nghiệp vụ. 

Những năm gần đây, tỉnh đã quan tâm đầu tư, huy động từ nhiều nguồn để mua sắm, trang bị hạ tầng CNTT. Đến nay, có thể khẳng định, hạ tầng CNTT đã đáp ứng yêu cầu xây dựng chính quyền điện tử. Theo thống kê của Sở TT&TT, tỷ lệ máy tính trang bị cho cán bộ, công chức cấp sở, ngành đạt trên 96%; cấp huyện đạt 88%, cấp xã đạt trên 70%. 100% sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố đã có máy chủ, mạng nội bộ và kết nối băng thông rộng. Mạng truyền thông số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước được triển khai tại 63 điểm, trong đó, 33 điểm là các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố. Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh với quy mô 23 máy chủ và các thiết bị khác cơ bản đáp ứng yêu cầu trong việc cung cấp hạ tầng kỹ thuật cho việc khai thác các phần mềm dùng chung, các dịch vụ công trực tuyến, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành của cơ quan Nhà nước. 

Có nền hạ tầng cơ bản, việc ứng dụng CNTT trong các cơ quan Nhà nước được đẩy mạnh. Hiện, phần mềm văn phòng điện tử được triển khai tới tất cả các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố và các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt, từ tháng 3/2019 được kết nối liên thông với Trục liên thông văn bản quốc gia để gửi, nhận văn bản 4 cấp từ T.Ư đến xã. Đây là một bước tiến lớn trong công tác quản lý, điều hành và xử lý công việc, góp phần nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm thời gian, tăng cường trao đổi văn bản điện tử, giảm chi phí giấy tờ, tài liệu. 

Cũng trong năm 2019, 100% sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố đã sử dụng chữ ký số và công bố phương thức trao đổi văn bản điện tử có sử dụng chữ ký số trên môi trường mạng. Theo đó, 80% thông tin chỉ đạo, điều hành được đưa lên cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử của các đơn vị. Trên 90% văn bản nội bộ của cơ quan, đơn vị và văn bản, tài liệu chính thức trao đổi giữa các cơ quan Nhà nước trên địa bàn tỉnh được trao đổi dưới dạng điện tử không dùng văn bản giấy. Phần mềm một cửa điện tử được triển khai, ứng dụng tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, kết nối với 100% sở, ban, ngành, và bộ phận dịch vụ công của UBND các huyện, thành phố và 210 xã, phường, thị trấn. Trung tâm đã cấp gần 8.000 địa chỉ thư điện tử, trong đó, tỷ lệ CB, CC, VC cấp tỉnh, huyện được cấp địa chỉ thư điện tử đạt 100%. Việc ứng dụng thư điện tử (email) trong hoạt động của CB, CC trong các cơ quan ngày càng phổ biến. Bên cạnh đó, hệ thống truyền hình hội nghị được kết nối từ UBND tỉnh tới 11 Văn phòng HĐND, UBND huyện, thành phố, mang lại hiệu quả rõ nét: tiết kiệm kinh phí, giấy tờ, tài liệu, thời gian tổ chức hội nghị. Cổng thông tin dịch vụ công của tỉnh đã cung cấp 2.053 dịch vụ công phục vụ cho người dân, tổ chức, doanh nghiệp.

Theo dõi sát sao lộ trình CCHC, đồng chí Phạm Thị Tuyết, Phó Giám đốc Sở Nội vụ chia sẻ: Hiện, hệ thống quản lý chất lượng tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 tiếp tục được thực hiện tại 20 cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng HĐND tỉnh, cùng 14 chi cục thuộc các sở, ngành và 11 huyện, thành phố. Các cơ quan, đơn vị đã chủ động xây dựng hệ thống tài liệu theo mô hình khung của Bộ KH&CN gồm 6 quy trình bắt buộc và tự ban hành chính sách chất lượng theo phân cấp. Nhìn tổng thể, trong 2 năm qua, công tác hiện đại hóa nền hành chính trên địa bàn tỉnh có sự cải thiện đáng kể về chỉ số. Kết quả đó có được do nhiều yếu tố, nhưng nền tảng để thúc đẩy chính là việc ứng dụng CNTT để thúc đẩy lộ trình CCHC.


                                                                   Thúy Hằng

Các tin khác


Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Hà Nội, Hòa Bình xuất hiện mưa đá

Nhiều quận huyện ở Hà Nội và Hòa Bình xuất hiện mưa giông lớn kèm mưa đá, hạt đá to bằng đầu ngón tay, nhanh chóng tan khi tiếp đất.

Thời tiết ngày 20/4: Nắng nóng nhiều nơi trên cả nước, mưa dông vào chiều tối

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 20/4, Tây Bắc Bắc Bộ, từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt, với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38 độ C, có nơi trên 39 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 35-40%.

Xuất hiện mưa đá tại các huyện miền núi cao của Quảng Nam

Chiều 18/4, dông lốc kèm theo mưa đá xuất hiện tại xã Trà Mai - Trung tâm hành chính huyện Nam Trà My. Trận mưa bắt đầu từ khoảng 14 giờ 30 phút.

Thời tiết ngày 19/4: Nắng nóng nhiều nơi trên cả nước

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 19/4, nhiều vùng trên cả nước đều có nắng nóng, riêng miền Trung có nơi đặc biệt gay gắt; chiều tối khả năng có mưa rào và giông vài nơi.

Khẩn trương tìm kiếm hai người mất tích do lật thuyền ở Sìn Hồ, Lai Châu

Ngày 18/4, ông Vũ Văn Cương, Phó Chủ tịch UBND huyện Sìn Hồ (Lai Châu) cho biết, chiều tối 17/4, trên địa bàn huyện có mưa lớn kèm gió lốc đã khiến hai người bị mất tích do lật thuyền tại vùng ngập thủy điện Sơn La, thuộc địa phận xã Nậm Mạ. Mưa lốc cũng gây nhiều thiệt hại về nhà ở, tài sản của nhà nước và nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục